Ngôn ngữ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------
LÂM THỊ HUỆ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2020
Công trình được hoàn thành tại: game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển
Giới thiệu 1 ..................................................................................
Giới thiệu 2...................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở, họp tại game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN
vào hồi:.......giờ.......ngày.......tháng.......năm.......
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Y dược cổ truyền (YDCT) là lĩnh vực chăm sóc, nâng cao sức khỏe bằng việc sử dụng các phương pháp và thuốc cổ truyền. Trong Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Đảng khẳng định chủ trương phát triển nền y học dân tộc là: "Sử dụng rộng rãi nguồn thuốc trong nước, đẩy mạnh sản xuất tân dược và chế biến thuốc nam. Xây dựng và phát triển nền y học và dược học dân tộc. Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc ta về chữa bệnh và làm thuốc, kết hợp với kinh nghiệm của y học và dược học thế giới" [67, tr.666].
Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nguồn dược liệu phong phú và đa dạng, Việt Nam là quốc gia có truyền thống sử dụng YDCT lâu đời. Trước khi y dược hiện đại du nhập vào Việt Nam, YDCT là hệ thống y dược duy nhất làm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn quan tâm tới vấn đề sức khỏe người dân. Đảng khẳng định: "Sức khoẻ của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân" [69, tr.775]. Về YDCT, Đảng đã đề ra chủ trương và có những chỉ đạo xuyên suốt, kịp thời nhằm kế thừa, phát triển YDCT, kết hợp YDCT với y dược hiện đại. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2015, với chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo tích cực của Đảng, YDCT Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, phát triển các nguồn lực,… khẳng định vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Tại các nước khác, xu hướng sử dụng YDCT ngày càng mở rộng và có nhiều chuyển biến mới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có những chỉ đạo cụ thể thông qua chương trình “WHO traditional medicine strategy 2002-2005”, "WHO traditional medicine strategy, 2014-2023" và đã phối hợp tích cực với các tổ chức IUCN (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế), WWF (Quỹ hoang dã thế giới), FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc),... nhằm mục đích xây dựng tính khoa học, bảo tồn, chia sẻ lợi ích và phát triển YDCT trên thế giới.
Từ thực tiễn trên đòi hỏi cần tổng kết quá trình lãnh đạo của Đảng đối với YDCT về mặt lịch sử nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và cung cấp cơ sở khoa học để phát triển YDCT. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Do ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên đây, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển y dược cổ truyền từ năm 1996 đến năm 2015” làm đề tài luận án của mình.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.Mục đích nghiên cứu
Làm sáng rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo YDCT từ năm 1996 đến năm 2015, đúc rút những kinh nhiệm có giá trị tham khảo đối với quá trình phát triển YDCT trong thời gian tiếp theo.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài về nội dung, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu nhằm khẳng định những kết quả mà luận án có thể kế thừa và những vấn đề mà luận án cần đi sâu nghiên cứu.
Hai là, tập hợp, khai thác, chọn lọc và hệ thống hóa những tư liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng đối với YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
Ba là, trình bày và phân tích sự lãnh đạo của Đảng về YDCT từ năm 1996 đến năm 2015 qua hai khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến năm 2015 gắn với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Bốn là, trình bày và phân tích sự chỉ đạo của Đảng thông qua những biện pháp tổ chức hành động cụ thể về YDCT.
Năm là, đánh giá, nhận xét những ưu điểm, hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
Sáu là, bước đầu tổng kết một số kinh nghiệm rút ra từ sự thành công và chưa thành công trong quá trình Đảng lãnh đạo YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng luận án nghiên cứu là những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Y dược cổ truyền bao gồm nhiều nội dung. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phát triển YDCT trên các vấn đề: (1) Chỉ đạo hoạt động quản lý Nhà nước đối với y dược cổ truyền; (2) Chỉ đạo xây dựng các nguồn lực;
(3) Chỉ đạo giải quyết các vấn đề dược liệu và sản xuất thuốc.
Về thời gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án là từ năm 1996 đến năm 2015. Năm 1996, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam được tiến hành. Bước sang năm 1996, YDCT Việt Nam có những thay đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Năm 1996 đánh dấu một mốc quan trọng đối với ngành y tế nói chung và YDHCT nói riêng với việc ban hành “Định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ nay đến năm 2000 và năm 2020” và “Chính sách quốc gia về thuốc”; “Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền”; Chỉ thị về việc “Khôi phục vườn thuốc nam và tăng cường sử dụng các phương pháp xoa bóp day ấn của y học cổ truyền để chăm sóc sức khoẻ nhân dân”.
Năm 2015 là năm kết thúc quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011–2015), tổng kết 30 năm quá trình đổi mới, xây dựng nền YDCT ở Việt Nam.
Về không gian
Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về YDCT từ năm 1996 đến năm 2015 trên phạm vi cả nước.
4.Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1.Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về YDCT.
4.2.Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu quan trọng là các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về y dược cổ truyền.
Nguồn tài liệu quan trọng tiếp theo là các Nghị định, Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư...của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế về y dược cổ truyền. Các báo cáo tổng kết hàng năm, đề án của Bộ Y tế về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập hoặc liên quan đến đề tài được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí. Kết quả nghiên cứu, tổng hợp của các đề tài khoa học có liên quan.
4.3.Phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp logic. Cụ thể:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam về YDCT từ năm 1996 đến năm 2015 qua hai giai đoạn: 1996-2005 và 2006-2015.
Phương pháp logic được sử dụng nhằm làm rõ mối liên hệ giữa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo thực hiện, những kết quả đạt được; đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
Cùng với các phương pháp trên, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đã đặt ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, về mặt tư liệu, khai thác, chọn lọc và hệ thống hóa được những nguồn tư liệu về sự lãnh đạo của Đảng về YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
Hai là, góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng từ chủ trương, đến chỉ đạo và biện pháp tổ chức hoạt động.
Ba là, cung cấp những dữ liệu khoa học để làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tiếp tục phát triển YDCT trong chăm sóc sức khỏe.
Bốn là, cung cấp nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu trong lĩnh vực y tế.
Năm là, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo nhằm phục vụ việc giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
6.Bố cục của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển y dược cổ truyền từ năm 1996 đến năm 2005
Chương 3: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh phát triển y dược cổ truyền từ năm 2006 đến năm 2015
Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Các nhóm công trình nghiên cứu
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về y dược cổ truyền
Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, Lịch sử Kinh tế Việt Nam, Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Lịch sử Y tế Việt Nam và Lịch sử YDCT Việt Nam có đề cập tới sự hình thành và phát triển của nền YDCT Việt Nam nói riêng và y tế Việt Nam nói chung. Trong đó có những ấn phẩm do Bộ Y tế Việt Nam chỉ đạo biên soạn nhằm mục đích tổng kết về lý luận và thực tiễn ngành y tế Việt Nam qua các thờ kỳ như: Sơ lược lịch sử y tế Việt Nam, tập I, tập II, NXB Y học, Hà Nội, 1995, 1996; Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI, NXB Y học, Hà Nội, 2002; 55 năm phát triển sự nghiệp y tế cách mạng (1945-2000), NXB Y học, Hà Nội, 2002.
1.2. Nhóm công trình có đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng đối với y dược cổ truyền
Qua khảo sát những công trình khoa học, chúng tôi nhận thấy có ít công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với y tế nói chung và YDCT nói riêng. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung phản ánh thực trạng phát triển YDCT ở các địa phương, các vùng và bước đầu đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của chính sách y tế và việc ban hành chính sách y tế phù hợp, kịp thời là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành. Để xây dựng được chính sách y tế thích hợp, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đóng vai trò rất quan trọng mang tính định hướng chiến lược.
1.2. Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã giải quyết và những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu.
1.2.1.Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã giải quyết
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án có thể rút ra những vấn đề các công trình nghiên cứu đã giải quyết như sau:
Một là,
Hai là,
Ba là,
Cho tới năm 2019, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về y dược cổ truyền từ năm 1996 đến năm 2015.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển y, dược cổ truyền từ năm 1996 đến năm 2015, luận án tập trung phân tích sâu những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, những yếu tố có tác động tới sự lãnh đạo của Đảng về YDCT từ năm 1996 đến năm 2015
Thứ hai, chủ trương của Đảng về phát triển YDCT
Ba là, các biện pháp chỉ đạo của Đảng về phát triển YDCT từ năm 1996 đến năm 2015
Bốn là, quá trình hiện thực hóa chủ trương của Đảng
Năm là, những ưu điểm và hạn chế của Đảng trong quá trình lãnh đạo YDCT cùng những nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó.
Tiểu kết chương 1
Những nghiên cứu về YDCT của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau là sự phản ánh toàn diện, đầy đủ, phong phú về YDCT. Trên cơ sở đó nghiên cứu sinh đã cố gắng giới thiệu một cách khách quan nhằm cung cấp cái nhìn đa chiều về nguồn gốc, đặc điểm, vai trò và quá trình phát triển của YDCT Việt Nam. Đặc biệt những nghiên cứu bước đầu có đề cập tới quan điểm và sự chỉ đạo của Đảng về YDCT là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm phát triển YDCT từ năm 1996 đến năm 2015 dưới phương pháp tiếp cận khoa học lịch sử.
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005
2.1. Chủ trương của Đảng
2.1.1.Những yếu tố tác động đến việc hoạch định chủ trương của Đảng
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
Vai trò của y dược cổ truyền đối với phát triển kinh tế xã hội Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về y dược cổ truyền. Tình hình y dược cổ truyền Việt Nam trước năm 1996 và yêu cầu mới đặt ra
Xu thế sử dụng y dược cổ truyền của các nước trên thế giới và khu vực
2.1.2.Chủ trương của Đảng
Qua thực tiễn 10 năm đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, 3 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng khóa VII, trong Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng khẳng định "Đại hội VIII có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới- thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân ta, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới" [72, tr.305-306]. Thế và lực đất nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt. Việt Nam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [72, tr.311].
Trước thực trạng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức rõ "không chờ kinh tế phát triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội" [72, tr.326]. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và thể lực của nhân dân. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán quan điểm cần phải kế thừa, phát triển YDCT, kết hợp YDCT với YDHĐ trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII của Đảng chủ trương: “Phát triển y học cổ truyền dân tộc; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Xây dựng chính sách về quản lý và phát triển công nghiệp dược, thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu” [72, tr. 397].
Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 1996- 2000 đưa ra chương trình giải quyết các vấn đề văn hóa- xã hội, trong đó chỉ rõ: “Phát triển các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu của y tế nhà nước, y tế dân lập. Thí điểm hình thức liên doanh giữa cơ sở y tế nhà nước với nước ngoài cả về y và dược. Phát triển y học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại” [72, tr.472].
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng, quan điểm về phát triển YDCT được kế thừa và thể hiện ở nhiều văn kiện của Đại hội như: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa xác định: “Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí; có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Nhà nước ban hành chính sách quốc gia về y học cổ truyền. Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền từ khâu đào tạo đến khâu khám bệnh và điều trị” [75, tr.197]; Trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010, nhằm nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Đảng khẳng định: “Tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu về y tế quốc gia” [75, tr.280], trong YDCT cần phải “kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, kết hợp quân- dân y; phấn đấu có một số lĩnh vực y, dược học có thế mạnh trở thành trung tâm ở khu vực Đông Nam Á” [75, tr.280] và “thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, tăng cường khả năng sản xuất và cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu” [75, tr.281].
Để thực hiện chủ trương trên, Đảng đề ra phương hướng và nhiệm vụ giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005 cụ thể như sau:
Như vậy, trong những năm 1996-2005, thông qua những Văn kiện, Chỉ thị, Kế hoạch trên, Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về YDCT tập trung vào những vấn đề sau:
Xác định phương hướng chiến lược của YDCT là kế thừa Xác định nhiệm vụ và giải pháp của YDCT
Chủ trương của Đảng về y tế nói chung và YDCT nói riêng là cơ sở để Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam triển khai hoạt động, đẩy mạnh công tác chỉ đạo thực hiện nhằm đưa YDCT Việt Nam phát triển ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn đất nước
2.2.Sự chỉ đạo của Đảng
2.2.1.Chỉ đạo các hoạt động của Nhà nước
Chỉ đạo xây dựng khung pháp lý và chính sách về y dược cổ truyền
Thực hiện chủ trương của Đảng về YDCT, Quốc hội và Chính phủ, Bộ y tế xây dựng khung pháp lý và chính sách về YDCT được đề cập trong bản Hiến pháp năm 1992, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 và lồng ghép YDCT trong xây dựng các luật và văn bản quy phạm pháp luật.
Chỉ đạo xây dựng bộ máy quản lý nhà nước
Hệ thống tổ chức quản lý YDCT ngày càng được hoàn thiện
Hệ thống quản lý YDCT thuộc trong hệ thống quản lý ngành y tế. Trong đó, Bộ Y tế là cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp. Bộ Y tế thông qua việc quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cung cấp vật tư, thuốc men và điều tra, giám sát, đánh giá hoạt động chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bộ máy quản lý nhà nước về YDCT được xây dựng, củng cố và mở rộng từ Trung ương tới địa phương. Bộ Y tế giao cho Vụ y dược cổ truyền chịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực y dược cổ truyền.
2.2.2.Chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực và cơ sở khám chữa bệnh
Nhân lực y tế được coi là một thành phần rất quan trọng của hệ thống y tế, là yếu tổ chính đảm nhiệm hiệu quả và chất lượng dịch vụ y tế. Tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống y tế phụ thuộc phần lớn ở những quyết định của nhân viên y tế như: chẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc, tư vấn bệnh nhân,...
Chỉ thị số 25/1999/CT-TTg (8/1999) về Về việc đẩy mạnh công tác Y, Dược học cổ truyền là một bước tiến mới trong việc thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng về công tác y dược học cổ truyền- một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển YDCT
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương "sửa đổi, bổ sung một số chính sách nhằm khuyến khích những người hành nghề YDHCT cống hiến những bài thuốc hay, những kinh nghiệm quý, đặc biệt là kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh bằng YDHCT của đồng bào các dân tộc ít người; xây dựng đề án phát triển YDHCT, để ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành".
Ngày 3/11/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 222/2003/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Chính sách Quốc gia về Y Dược học cổ truyền đến năm 2010.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng, trong 10 năm (1996-2005) nguồn nhân lực YDCT Việt Nam có nhiều sự chuyển biến.
Về hoạt động đào tạo
Trình độ giảng viên, cán bộ YDCT
Chương trình đào tạo
Chỉ đạo xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh
Trên cơ sở những thành tựu đạt được, YDCT Việt Nam bước vào một thời kỳ mới- thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về hệ thống khám chữa bệnh bằng YHCT, Nghị quyết số 37-CP (1996) nêu rõ: "Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc y học cổ truyền là một di sản văn hoá của dân tộc cần được bảo vệ, phát huy và phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam" [61].
Chỉ thị 25/1999/CT-TTg ngày 30/8/1999 đưa ra mục tiêu cần phải nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, hiện đại hóa y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền;
Trên cơ sở tờ trình số 3769/TTr-BYT (1/6/2000) của Bộ trưởng Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 35/2001/QĐ-TTG (19/3/2001) về việc phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010.
2.2.3.Chỉ đạo giải quyết vấn đề dược liệu và sản xuất thuốc
Trong Nghị quyết 37-CP/TW về Định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian 1996-2000 và chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam (1996) Chính phủ chỉ rõ cần phải:
Chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm 2010 (2003) xác định mục tiêu cụ thể
Tiểu kết chương 2
Nhìn lại chặng đường phát triển của nền Y dược Việt Nam nói chung và nền YDHCT nói riêng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đặc biệt trong khoảng 10 năm cả nước đẩy mạnh CNH, HĐH (từ năm 1996-2005), có thể khẳng định sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân bằng YDCT đã đạt được những thành tựu to lớn. Đường lối kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT với chủ trương hiện đại hóa YDCT, kết hợp YDHCT với YDHHĐ mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam đồng thời thể hiện sự sáng tạo, đổi mới hội nhập của đất nước. Những kết quả đạt được trên nhiều mặt về hệ thống quản lý, nhân lực YDCT, cơ sở khám chữa bệnh, cơ chế chính sách, ... đã thể hiện được tính ưu việt của chế độ tốt đẹp do Đảng Cộng sản Việt Nam mang lại. Bên cạnh đó, sư nghiệp phát triển YDCT vẫn tồn tại những hạn chế: chất lượng và số lượng nguồn nhân lực YDCT giữa các vùng và các địa bàn có sự khác biệt, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nhiều trạm y tế thiếu y bác sĩ chuyên trách về YDCT, một số huyện, tỉnh vẫn chưa có bệnh viện YHCT.
Chương 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015
3.1. Chủ trương của Đảng
3.1.1. Những yêu cầu mới
Tình hình trong nước
Tình hình thế giới
3.1.2. Chủ trương của Đảng
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng chủ trương kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực và địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế- xã hội [79, tr.201].
Nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên về vai trò và tâm quan trọng của YDCT; khắc phục những hạn chế và yếu kém trong triển khai chính sách quốc gia về YDCT, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 24-CT/TW về phát triển nền đông y Việt Nam và hội đông y Việt Nam trong tình hình mới (7/2008) với quan điểm chỉ đạo: "Phát triển nền đông y Việt Nam vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực", mục tiêu "Hoàn thiện hệ thống tổ chức chuyên ngành đông y từ Trung ương đến địa phương; tiếp tục triển khai thực hiện “chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền đến năm 2010” và những năm tiếp theo". Chỉ thị đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm phát triển YDCT Việt Nam trong xu thế mới
3.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của Nhà nước
Chỉ đạo tiếp tục xây dựng khung pháp lý và chính sách y dược cổ truyền
Hệ thống văn bản pháp quy về YDCT dần được hoàn thiện, nội dung được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành. Ngày 23/11/2009, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh và Luật có hiệu lực từ 1/1/2011
Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của Đảng, dựa trên Hiến pháp, nội dung phát triển YDCT đã được lồng ghép vào nhiều luật mới và sửa đổi
Chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước
Quyết định số 765/QĐ-BYT (22/3/2005) của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách quốc gia về Y dược học cổ truyền đến năm 2010.
Tại địa phương, Bộ Y tế ban hành một loạt các văn bản nhằm củng cố và hoàn thiện mạng lưới thực hiện chức năng quản lý nhà nước về YDCT như: Công văn số 4425/BYT-YH (07/6/2005) của Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chính sách quốc gia về YDCT đến năm 2010; Công văn số 7841/BYT-YH (2007) gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Chính sách quốc gia về y dược cổ truyền đến năm 2010; Công văn số 3159/BYT-YDCT gửi 15 tỉnh về việc thành lập bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (2008); Quy chế xét và công nhận bài thuốc gia truyền (2007), 94 quy trình kỹ thuật y học cổ truyền (2008); Ngày 15/4/2010, công văn của Bộ trưởng Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các Sở, ban, ngành tiến hành tổng kết quá trình thực hiện CSQG tại địa phương; công văn số 3124 của Bộ Y tế (18/5/2010) gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố (kèm theo mẫu báo cáo tổng kết) để hướng dẫn các Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh tổng kết CSQG và báo cáo kết quả về Bộ Y tế.
3.2.2. Chỉ đạo tiếp tục phát triển nguồn nhân lực và cơ sở khám chữa bệnh
Chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chỉ thị số 24 của Ban Bí thư (2008) về phát triển YDCT, Chính phủ ban hành Quyết định 2166/QĐ-TTg (2010) nhằm nâng cao hơn nữa sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển YDCT thời gian từ năm 2010 đến năm 2020. Để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, Quyết định đã đưa ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện, bao gồm: một là, xây dựng Đề án nâng cao năng lực đào tạo nguồn nhân lực y, dược cổ truyền đối với y sĩ, điều dưỡng, bác sỹ, dược sỹ, bác sỹ nội trú, chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, thạc sỹ, tiến sỹ chuyên ngành Y dược cổ truyền và các cấp đào tạo cho đội ngũ lương y, lương dược theo hướng phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, đầu tư mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, cơ sở thực hành, cho các cơ sở đào tạo cán bộ y dược cổ truyền; hai là, tổ chức đào tạo theo nhiều loại hình: chính quy, đào tạo liên tục, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo, đào tạo theo cử tuyển đối với các vùng đặc biệt khó khăn nhằm đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cán bộ cho y dược cổ truyền; ba là, thành lập, phát triển Khoa hoặc Bộ môn Y dược cổ truyền và Dược học cổ truyền tại các trường đại học, cao đẳng, trung học y, dược thuộc Trung ương và địa phương; bốn là, xây dựng và ban hành chương trình đào tạo, mã ngành đào tạo đối với đội ngũ lương y, lương dược; năm là, kiện toàn, đẩy mạnh đầu tư và phát triển Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Qua 10 năm (2006-2015) nguồn nhân lực YDCT trong cả nước không ngừng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng.
Tới năm 2015, mạng lưới khám chữa bệnh bằng YDCT tiếp tục được mở rộng và phát triển với 63 bệnh viện YHCT trong cả nước, trong đó có 04 bệnh viện tuyến trung ương, 01 bệnh viện thực hành thuộc Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam, 58 bệnh viện tuyến tỉnh. Đây là những bệnh viện đầu ngành về YHCT, là đơn vị có kỹ thuật cao nhất, có chức năng chỉ đạo tuyến cho các bệnh viện trong toàn quốc và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới.
Mặc dù số lượng cơ sở khám chữa bệnh bằng YDCT tăng và ngày càng đa dạng, số bệnh nhân khám chữa bằng YDCT ngày càng tăng song hầu như các chỉ tiêu của Quyết định 2166 đều chưa đạt được. Hệ khám chữa Bệnh bằng YDCT còn mỏng, quy mô chưa phù hợp, đặc biệt bệnh viện đa khoa quận huyện chỉ có tổ YHCT lồng ghép trong khoa nội hoặc phục hồi chức năng do y sỹ YHCT phụ trách nên hiệu quả hoạt động chưa cao, một số bệnh viện đã xuống cấp trầm trọng. Cùng với kinh phí phân bổ cho thực hiện đề án phát triển bệnh viện YDCT chưa có, việc thực hiện đề án còn chậm đã gây khó khăn cho YDCT. Các cơ sở YDCT kể cả công lập và ngoài công lập chưa được đầu tư hợp lý, hiện đại hoá YDCT chậm, nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Chất lượng khám chữa bệnh chưa cao; việc kết hợp YDCT với YDHĐ trong điều trị chưa tốt, nhất là ở tuyến quận, huyện và xã. Chưa có hành lang pháp lý phù hợp về xã hội hóa YDCT để các đơn vị có thể triển khai thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả.
3.2.3. Chỉ đạo giải quyết vấn đề dược liệu và sản xuất thuốc
Ngày 30/10/2013 Chính phủ ban hành Quyết định 1976/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện cho các địa phương đồng thời chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện các nội dung trong Quyết định 2166 của Chính phủ. Để triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế,
Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 179/QĐ-BYT (20/01/2015) giao nhiệm vụ cho các đơn vị tổ chức thực hiện. Cục Quản lý YDCT (thuộc Bộ Y tế) chỉ đạo các đơn vị phối hợp với UBND các tỉnh chủ động nuôi trồng dược liệu, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương về nguồn dược liệu.
Qua 10 năm (2006-2015), nhiều vùng nuôi trồng dược liệu theo tiêu chuẩn thực hành tốt, thu hoạch dược liệu theo quy mô công nghiệp đã được xây dựng, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng dược liệu tại các cơ sở chế biến, sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền trong nước. Trung bình mỗi tỉnh dùng khoảng 42 tấn dược liệu trong năm, trong đó nguồn dược liệu trong nước chiếm 51,56%, ngoài nước chiếm 48,44% [64]. Thành lập 05 trung tâm nghiên cứu, nuôi trồng dược liệu và triển khai có hiệu quả đề án phát triển dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Tiểu kết chương 3
Trong thời gian 10 năm (2006-2015), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển YDCT theo chủ trương hiện đại hóa YDCT, kết hợp YDCT với YDHĐ nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Để thực hiện được chủ trương đó, Đảng đã chỉ đạo xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho YDCT phát triển, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về YDCT từ trung ương tới địa phương nhằm chuyên môn hóa và tăng cường sự gắn kết giữa các bộ ban ngành nhà nước với nhau, giữa cơ quan trung ương và địa phương; xây dựng đội ngũ y bác sĩ YHCT theo hướng chuẩn hóa, mở rộng về số lượng và nâng cao chất lượng; chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh bằng YDCT từ tuyến trung ương tới cơ sở theo hướng hoàn thiện và hiện đại; chỉ đạo phát triển các cơ sở sản xuất thuốc và nuôi trồng dược liệu nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng
4.1.1.Ưu điểm
Thứ nhất, Đảng đề ra chủ trương phát triển y dược cổ truyền đúng đắn và phù hợp với thực tiễn
Thứ hai, Đảng chỉ đạo đồng bộ, có hiệu quả các khâu trong quá trình phát triển y dược cổ truyền
Thứ ba, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo phát triển y dược cổ truyền đạt nhiều kết quả quan trọng
Trên đây là những ưu điểm của Đảng trong quá trình lãnh đạo phát triển YDCT từ năm 1996 đến năm 2015. Những ưu điểm đó có được là từ nguyên nhân cơ bản sau:
4.1.2. Về hạn chế
Thứ nhất, ở một số cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, nhất là ở cơ sở việc chỉ đạo triển khai, quán triệt Chủ trương, Nghị quyết của Đảng về phát triển y dược cổ truyền chưa quyết liệt nên một số chỉ tiêu phát triển chưa đạt.
Thứ hai, trong chỉ đạo phát triển y dược cổ truyền còn những hạn chế
Thứ ba, quản lý Nhà nước về chất lượng dược liệu và thuốc cổ truyền còn nhiều bất cập
Những hạn chế trên bắt nguồn từ nguyên nhân:
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chủ trương, chính sách y dược cổ truyền
4.2.2. Đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép y dược cổ truyền vào hệ thống y tế quốc gia
4.2.3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với phát triển y dược cổ truyền
Tiểu kết chương 4
Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển YDCT từ năm 1996 đến năm 2015 có nhiều ưu điểm
Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình Đảng lãnh đạo vẫn còn một số hạn chế: nhận thức về vai trò và trách nhiệm, hiệu quả YDCT ở một số cấp ủy, chính quyền, ban ngành còn thấp; việc chỉ đạo thực tiễn vẫn còn gặp khó khăn và chưa thực sự hiệu quả; trong khám chữa bệnh bằng YHCT tại bệnh viện, cơ sở Nhà nước vẫn còn gặp khó khăn do quy định chưa phù hợp với đặc thù của YDCT; quản lý chất lượng dược liệu và thuốc cổ truyền còn nhiều bất cập. Quá trình lãnh đạo phát triển YDCT đã để lại những kinh nghiệm quý báu. Đó là cơ sở để Đảng tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu quả phát triển YDCT trong thời gian kế tiếp.
KẾT LUẬN
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân luôn là mục tiêu của Đảng trong quá trình lãnh đạo đất nước. Trong đường lối đổi mới, Đảng khẳng định: “Sức khỏe của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân” [47, tr.775]. Xây dựng nền y tế mới, trên cơ sở quán triệt y tế dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu y tế quốc gia. Vì vậy, trải qua các thời kỳ lịch sử, Đảng không chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn luôn quan tâm lãnh đạo phát triển nền y dược cổ truyền dân tộc.
Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển cùng với những tác động của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, xu thế sử dụng YDCT của các nước trên thế giới và khu vực, đặc biệt là thực tiễn phát triển YDCT Việt Nam trước năm 1996 đã tác động trực tiếp tới quá trình hoạch định chủ trương cũng như chỉ đạo thực hiện phát triển YDCT của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chủ trương của Đảng từ sau năm 1945 đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2015 về YDCT luôn nhất quán. Đảng khẳng định cần phải kế thừa, bảo tồn và phát triển YDCT, kết hợp YDCT với YDHĐ, xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của YDCT không chỉ trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn là bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương đúng đắn và chỉ đạo sát sao việc phát triển YDCT trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, Đảng đã chỉ đạo trong xây dựng khung pháp lý về YDCT; trong xây dựng và lồng ghép phát triển YDCT vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội; trong kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân lực YDCT; trong mở rộng và nâng cao các cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh; trong hoạt động sản xuất thuốc và nuôi trồng dược liệu.
Quá trình Đảng lãnh đạo phát triển YDCT từ năm 1996 đến năm 2015 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên phương diện tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Trên cơ sở đó, nhận thức của Đảng, Nhà nước, người dân về vai trò, tầm quan trọng của YDCT trong sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe được nâng cao; các vấn đề của YDCT được giải quyết đồng bộ, có hiệu quả và đã đạt được nhiều kết quả. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực xã hội, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, bảo đảm và nâng cao sức khỏe người dân; trong lĩnh vực kinh tế, giảm chi tiêu khi dùng thuốc YHCT, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm, phát triển kinh tế các địa phương, các hộ gia đình, hình thành các vùng nuôi trồng dược liệu, góp phần đưa đất nước phát triển bền vững và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên sự lãnh đạo phát triển YDCT của Đảng Cộng sản Việt Nam gặp không ít khó khăn, hạn chế: nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của YDCT của một số cấp ủy, chính quyền, ban ngành, nhất là ở cơ sở còn thấp; khó khăn khi đưa y học thực nghiệm (YHHĐ) kết hợp với YHCT mà vẫn giữ được tính đặc trưng của YHCT vì đây là hai nền y học có nhiều điểm khác biệt.
Thực tiễn đó đòi hỏi Đảng phải tiếp tục có những định hướng quan trọng và chỉ đạo thực tiễn sát sao để hạn chế tối đa những khó khăn, yếu kém của YDCT, thúc đẩy YDCT phát triển hơn nữa.
Từ thực tiễn lãnh đạo phát triển YDCT trong thời gian 1995-2015 của Đảng có thể đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chủ trương, chính sách y dược cổ truyền; đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép y dược cổ truyền vào hệ thống y tế quốc gia; phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với phát triển y dược cổ truyền. Những kinh nghiệm đó có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc, là cơ sở để Đảng tiếp tục chỉ đạo phát triển YDCT trong giai đoạn tiếp theo.
Những kết quả đạt được từ năm 1996 đến năm 2015 của YDCT đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và những chủ trương của Đảng là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn đất nước. Tiếp tục nghiên cứu, kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm đạt được và bổ sung, vận dụng, phát triển linh hoạt, sáng tạo nhằm góp phần phát triển hơn nữa YDCT Việt Nam là yêu cầu cấp bách đặt ra.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Quang Hiển, Lâm Thị Huệ (2017), “Hợp tác y tế Việt Nam- Liên Xô”, Hội thảo khoa học quốc tế “Từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến cách mạng Việt Nam: ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại”, NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 568-583.
2. Lâm Thị Huệ (2019), “Vận dụng sáng tạo quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển y dược cổ truyền trong thực tiễn hiện nay”, Tạp chí Lịch Sử Đảng, số 342, tr. 48-52.
3. Lâm Thị Huệ (2019), “Biện pháp thực hiện di chúc và quan điểm của Hồ Chí Minnh về xây dựng "nền y học của ta" trong ngành y tế Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc gia “Tư tưởng Hồ Chí Minh ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 160-169.
4. Lâm Thị Huệ (2019), “Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 4-7-2008, của Ban Bí thư về Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam- Quan điểm, chủ trương và một số kết quả bước đầu”, Tạp chí Lịch Sử Đảng, số 344, tr. 63-66.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn