Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

Tóm tắt luận án NCS: Nguyễn Đặng Nguyệt Hương

Thứ ba - 23/06/2020 05:28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

–––––––––––––––––––––––––

 

 

 

Nguyễn Đặng Nguyệt Hương

 

 

ĐẶC ĐIỂM PHÁT ÂM TỔ HỢP PHỤ ÂM

TIẾNG ANH Ở NGƯỜI VIỆT NÓI TIẾNG ANH

 

 

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 62 22 02 40

 

 

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

 

 

 

 

 

Hà Nội - 2020

 

Công trình được hoàn thành tại:

game đánh chắn online đổi thưởng ,

Đại học Quốc gia Hà Nội

 

 

Người hướng dẫn:         PGS.TS. Lâm Quang Đông

                                   

 

Giới thiệu 1:...............................................................................

 

 

Giới thiệu 2:...............................................................................

 

 

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở họp tại: game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN

Vào hồi………giờ……..ngày………tháng……..năm 2020.

 

 

 

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, khi mọi quốc gia trên thế giới đều đang đối mặt với xu hướng toàn cầu hoá, Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ khi đang từng bước mở cửa và hội nhập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Điều đó đòi hỏi người Việt phải sử dụng ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng một cách rộng rãi để giao lưu và hội nhập. Hai hình thức giao tiếp phổ biến nhất của con người nói chung là nói và viết, trong đó hoạt động nói là hoạt động chiếm vai trò lớn hơn trong đời sống. Do tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ khác nhau về loại hình, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, người Việt thường gặp khá nhiều vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v… Trong quá trình học tập, giảng dạy ngoại ngữ này cho học viên, chúng tôi nhận thấy rằng, học viên người Việt gặp khó khăn trong việc cảm nhận và sử dụng ngôn ngữ sao cho đúng với chuẩn của người bản ngữ. Một phần những khó khăn này có thể giải quyết được bằng việc luyện tập, một phần lại rất khó có thể vượt qua do những khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Những khó khăn này có lẽ chỉ có thể được khắc phục bằng sự dày công rèn giũa trên cơ sở một sự nghiên cứu, phân tích và so sánh khoa học về những nét tương đồng và khác biệt có tính bản chất thể hiện được các đặc trưng có ý nghĩa bản sắc riêng của hai ngôn ngữ này về hệ thống âm vị và cấu trúc âm tiết. Vì thế, việc tìm hiểu các vấn đề mà người học gặp phải, phân loại, tìm nguyên nhân và giải pháp luôn luôn là cần thiết.

Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đặc điểm phát âm của người Việt học tiếng Anh nhưng khá lẻ tẻ, thường chỉ về các khía cạnh nhỏ như nghiên cứu các lỗi về phát âm, lỗi trọng âm và ngữ điệu của người Việt nói tiếng Anh. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đối tượng người học, hơn là đối tượng người đang sử dụng tiếng Anh sau quá trình đào tạo. Hơn nữa, do số lượng nghiệm viên trong các nghiên cứu khá nhỏ lẻ, cộng với việc đánh giá các lỗi thường mang tính cảm thụ thính giác, nên một số kết quả nghiên cứu còn mang tính chủ quan, thiếu chính xác hoặc chưa đủ độ tin cậy. Đây là những lí do cơ bản khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này và tập trung vào đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt.

2. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

2.1. Mục đích

Nghiên cứu này có 3 mục đích chính là:

a) chỉ ra các đặc điểm phát âm tiếng Anh của người Việt, bao gồm tất cả các đặc điểm mang tính chất cá nhân, nhất thời tại một thời điểm thuộc lời nói (ngữ âm học) hay các đặc điểm trừu tượng, khái quát (âm vị học) để tìm hiểu và phân tích những đặc điểm về ngữ âm và âm vị học của các tổ hợp phụ âm tiếng Anh do người Việt phát âm;

b) lí giải nguyên nhân gây ra các hiện tượng này; và

c) đưa ra hướng khắc phục, phương pháp khắc phục. Đây là cơ sở khoa học để luận án đề xuất những phương pháp sửa phát âm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho người Việt.

2.2. Nhiệm vụ                                                 

Để thực hiện những mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ khoa học cần giải quyết sau đây:

  • Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết và phương pháp mô tả, phân tích những đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh ở người Việt;
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về cách phát âm các tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt ở trình độ cao;
  • Phân tích mô tả những đặc điểm ngữ âm – âm vị học của các tổ hợp phụ âm tiếng Anh do người Việt phát âm;
  • Lí giải các nguyên nhân chi phối các kiểu loại biến thể và từ đó xây dựng các cơ sở về phương pháp để khắc phục những hạn chế trong cách phát âm tiếng Anh của người Việt.

3. Phạm vi và đối tượng của luận án

3.1. Phạm vi

Luận án nghiên cứu tổ hợp phụ âm tiếng Anh do người Việt có trình độ tiếng Anh C1 (theo Khung tham chiếu châu Âu CEFR) phát âm. Người Việt được lựa chọn là những người thuộc phương ngữ Bắc Bộ, và các phát âm của người bản ngữ được sử dụng để so sánh là các phát âm của người New York.

3.2. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các cách phát âm các tổ hợp phụ âm tiếng Anh của 48 nghiệm viên người Việt gồm cả nam và nữ, sử dụng phương ngữ Bắc Bộ, có tiếng Anh ở trình độ C1. Ngoài ra, có 12 nghiệm viên người Mĩ, sử dụng tiếng Anh tiêu chuẩn của người Mỹ (General American English/Standard American English).

4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình triển khai đề tài luận án, các phương pháp sau đây đã được tiến hành:

  • Phương pháp miêu tả ngữ âm – âm vị học bằng cảm thụ thính giác
  • Phương pháp ngữ âm thực nghiệm
  • Phương pháp đối chiếu
  • Thủ pháp thống kê

5. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài

Trong chương này, luận án trình bày hai vấn đề chính. Thứ nhất, luận án điểm lại những công trình đi trước liên quan đến đề tài, trong đó cụ thể là những nghiên cứu phát âm tiếng Anh trên thế giới và ở Việt Nam. Thứ hai, luận án trình bày những cơ sở lí thuyết về đặc điểm âm tiết tiếng Anh – tiếng Việt, phụ âm và tổ hợp phụ âm, ngôn ngữ học đối chiếu và phân tích lỗi. Trong chương này luận án cũng tập trung trình bày khái quát về ngữ âm tiếng Việt và tiếng Anh ở cấp độ cấu trúc âm tiết, vì tác giả cho rằng lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt nói chung có nguồn gốc sâu xa từ sự khác biệt về cấu trúc âm tiết cũng như loại hình hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu

Ở chương này, tác giả tập trung miêu tả các phương pháp cũng như các bước tiến hành của nghiên cứu. Tác giả đi sâu vào trình bày các nguyên nhân lựa chọn bảng từ, lựa chọn nghiệm viên, cách thức ghi âm và các bước xử lý tư liệu ghi âm. Những luận giải trong chương này sẽ đưa ra cách nhìn sâu sắc hơn về những lựa chọn phương pháp cũng như công cụ nghiên cứu trong luận án.

Chương 3. Đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt ở vị trí đầu và cuối âm tiết

Các đặc trưng về phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh ở người Việt nói tiếng Anh nói chung sẽ được trình bày theo các trường hợp từ đơn lẻ, từ trong ngữ lưu. Tác giả cũng đi sâu vào miêu tả phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh ở các vị trí khác nhau, bởi từng nhóm đối tượng nghiệm viên khác nhau. Trong chương này, tác giả tập trung miêu tả, đối chiếu phát âm tổ hợp phụ âm đôi và tổ hợp phụ âm ba ở vị trí đầu âm tiết. Trên cơ sở dữ liệu thu được, các kiểu lệch chuẩn trong phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh đầu âm tiết của người Việt được phân loại và mô tả, rồi sau đó, dựa vào kết quả phân tích, những lệch chuẩn nào có khả năng khắc phục sẽ được xác định và đề xuất biện pháp sửa đổi nhằm có được phát âm gần chuẩn hơn nữa. Chương này cũng tập trung miêu tả đối chiếu phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt ở vị trí cuối âm tiết, gồm các tổ hợp đôi, tổ hợp ba, và tổ hợp bốn; sau đó đi sâu vào phân loại các biến thể lệch chuẩn và đề xuất biện pháp khắc phục những lệch chuẩn đó.

 

CHƯƠNG 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đặc điểm phát âm phụ âm và tổ hợp phụ âm tiếng Anh trên thế giới

Các giáo trình nghiên cứu đặc điểm phát âm phụ âm tiếng Anh căn bản của Peter Roach (2009) Ladefoged và Johnson (2010) Henry Rogers (2013) được coi là kim chỉ nam về phát âm phụ âm.

Các nghiên cứu về các biến thể tiếng Anh đã được điểm qua như tại khu vực châu Âu với nghiên cứu của Allen (2011) về tiếng Anh của người Tây Ban Nha; tại khu vực châu Á, với nghiên cứu của Fachun Zhang và Pengpeng Yin (2009), Liang Enli (2014) về biến thể phụ âm tiếng Anh của người Trung Quốc; Kota Ohata (2004) về phát âm tiếng Anh của người Nhật; Jalal Ahmad và Mohammad Muhiburahman (2013), Jalal Ahmad (2011), Idriss Hassan và Elkhair Muhammad (2014) tìm hiểu về lỗi phụ âm của sinh viên người Ả-rập Xê-út; Ingrid Mathew (2005) về tiếng Anh của người Indonesia; Sarmah, Gogoi và Wiltshire (2009) về biến thể tiếng Anh của người Thái. Hung (2005), Deterding, Wong và Kirkpatrick (2008) nghiên cứu biến thể tiếng Anh của Hồng Kông và Deterding (2003), Lim (2004) nghiên cứu biến thể tiếng Anh Singapore. Biến thể tiếng Anh của người Việt cũng được Hoàng Thị Quỳnh Hoa (1965), Giang Tang (2005), Lan Truong (2005) đề cập đến

Về lỗi tổ hợp phụ âm, Fangchi-Chang (2004) nghiên cứu về biến thể tổ hợp của người Trung Quốc; Khanbeki và Abdolmanafi-Rokni (2015) với biến thể của người Iran; Yuliati (2014) nghiên cứu tiếng Anh  Indonesia khi phát âm tổ hợp phụ âm.

1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đặc điểm phát âm phụ âm và tổ hợp phụ âm tiếng Anh tại Việt Nam

Các nghiên cứu về đặc điểm phát âm phụ âm tiếng Anh tại Việt Nam hầu như đều tập trung vào các giao thoa ngữ âm giữa hai ngôn ngữ. Miller (1976) đã nghiên cứu và dự đoán lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt, tập trung vào phụ âm. Phạm Đăng Bình (2003) “Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ - văn hoá trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh”, Dương Thị Nụ (2009) và Lê Thanh Hoà (2016) đều tập trung vào 1 số biến thể phụ âm tiếng Anh của người Việt.

Việc nghiên cứu các biến thể lệch chuẩn và đưa ra giải pháp ứng dụng trong giảng dạy ngoại ngữ cũng khá phổ biến ở các luận văn thạc sĩ như nghiên cứu của Nguyễn Tấn Lộc (2009) về phụ âm /θ/ và /ð/ của sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh; Vũ Đoàn Thị Phương Thảo (2011) nghiên cứu sửa lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh thường mắc ở sinh viên ngoại ngữ 2, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Thị Mai Đào (2003) nghiên cứu lỗi phát âm phụ âm tiếng Anh của học sinh Việt Nam; Đào Thuý Mai (2012) nghiên cứu một số lỗi thường gặp của học viên Việt Nam ở Quảng Ngãi khi phát âm phụ âm cuối trong tiếng Anh; Đào Thị Thuỳ Chi (2015) nghiên cứu những lỗi sai thường mắc trong việc phát âm phụ âm tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất đến từ Nghệ An và một số cách khắc phục; ngoài ra còn nghiên cứu về lỗi phát âm thường gặp của sinh viên không chuyên ngữ tại Đại học Quảng Bình của Nguyễn Thọ Phước Thảo

1.1.3. Đánh giá về các nghiên cứu đã có

Có thể nói, những công trình nghiên cứu này đã bước đầu xác lập được một hệ thống cơ sở lí thuyết về đặc điểm phát âm phụ âm tiếng Anh của người Việt thông qua sự tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới dừng lại ở đối tượng người đang trong quá trình học và không có nhiều kết quả về thông số ngữ âm mà chỉ tập trung vào các lỗi ghi lại được do cảm quan thính giác. Phương ngữ Bắc Bộ cũng dường như ít được quan tâm trong các nghiên cứu về biến thể phát âm. Nghiên cứu đặc điểm phát âm của người đã đạt trình độ cao về ngoại ngữ bằng cách ghi lại phát âm của họ và đánh giá qua các thông số ngữ âm rồi tìm hướng khắc phục các biến thể (nếu có) là một hướng nghiên cứu mới chưa có nhiều nhà nghiên cứu tập trung vào. Một nhược điểm khá lớn của các nghiên cứu được đề cập ở đây, là các nghiên cứu về phát âm thì lại chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ của ngữ âm – âm vị học, với số lượng nghiệm viên khá khiêm tốn, chưa đến 20 nghiệm viên. Các kết quả nghiên cứu có được cũng không có nhiều yếu tố thực nghiệm để so sánh đối chiếu mà hầu hết dựa trên cảm quan thính giác. Các nghiên cứu gần đây đã có sử dụng các phương pháp thực nghiệm, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào đối tượng là người học tại các cơ sở đào tạo, còn chưa có nghiên cứu nào tập trung vào đối tượng người có trình độ ngoại ngữ cao, sau quá trình đào tạo tại trường lớp. Hơn nữa, số lượng nghiệm viên ở các nghiên cứu này khá hạn chế, không tạo được cơ sở dữ liệu đáng kể để thể hiện các đặc điểm tiếng Anh của người Việt nói chung. Điều này cũng cản trở việc khái quát hoá các hiện tượng được đề cập trong nghiên cứu. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài này với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt, các biến thể phát âm, nguyên nhân gây ra hiện tượng biến thể đó, và từ đó đề xuất biện pháp khắc phục cho họ.

1.2. Cơ sở lý luận

Để xác lập cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình, chúng tôi đã dựa trên lý thuyết về đặc điểm âm tiết tiếng Anh – tiếng Việt, lý thuyết về phụ âm và tổ hợp phụ âm, lý thuyết về phát âm ngôn ngữ học đối chiếu, lý thuyết về lỗi và phân tích lỗi. Đây đều là những lý thuyết cơ bản để tiến hành các bước nghiên cứu.

1.2.1. Lý thuyết về đặc điểm âm tiết tiếng Anh Mĩ và tiếng Việt

1.2.1.1 Âm tiết tiếng Việt

Lý thuyết về âm tiết tiếng Việt tập trung vào đặc điểm ngữ âm – âm vị học cơ bản của âm tiết tiếng Việt; cấu trúc âm tiết tiếng Việt; và kiểu loại âm tiết tiếng Việt

1.2.1.2. Âm tiết tiếng Anh

Sự khác biệt về âm tiết TV và âm tiết TA-Mỹ được chúng tôi tóm tắt như sau:

 

Âm tiết TV

Âm tiết TA-Mỹ

Đặc điểm

  • Có tính độc lập cao
  • Tách bạch rõ ràng
  • Ranh giới hình vị trùng với ranh giới âm tiết

 

  • Không có hiện tượng nối âm
  • Không có âm tiết phụ âm
  • Có thanh điệu
  • Bắt đầu bằng một phụ âm

 

  • Kết thúc bằng nguyên âm, phụ âm hoặc bán nguyên âm
  • Giới hạn về mặt số lượng
  • Có tính phụ thuộc
  • Không tách bạch rõ ràng
  • Ranh giới hình vị có thể trùng hoặc không trùng với ranh giới âm tiết
  • Có hiện tượng nối âm

 

  • Có âm tiết phụ âm
  • Không có thanh điệu
  • Có thể bắt đầu nhiều nhất với 3 phụ âm
  • Có thể kết thúc tối đa bằng 4 phụ âm
  • Không giới hạn về mặt số lượng

Cấu trúc

  • Cấu trúc âm tiết tính
  • Cấu trúc: Phụ âm đầu + Vần

 

 

  • Cấu trúc chặt chẽ
  • Cấu trúc âm vị tính
  • Cấu trúc: Tổ hợp phụ âm đầu + Vần (nguyên âm + (tổ hợp phụ âm cuối))
  • Cấu trúc lỏng lẻo

 

1.2.2. Lý thuyết về phụ âm và tổ hợp phụ âm 

1.2.2.1. Khái niệm phụ âm và quá trình tạo sản lời nói

Về mặt ngữ âm học, phụ âm được coi là “những âm được tạo ra bằng việc đóng hoàn toàn hay một phần của bộ phận cấu âm, làm cho không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn hay bị cản trở một phần” (David Crystal, 2008: 103). Về mặt âm vị học, tác giả này cũng cho rằng phụ âm là “những đơn vị có chức năng làm âm đầu hay âm cuối, kể cả đối với phụ âm đơn lẫn tổ hợp phụ âm”. Từ các định nghĩa này, phụ âm được mô tả thường trên ba đặc điểm bao gồm phương thức cấu âm, vị trí cấu âm và đặc điểm thanh tính.

Có thể nhắc tới ba thành tố cơ bản trong quá trình tạo sản lời nói nói chung và phụ âm nói riêng, gồm có cơ cấu luồng hơi, thức tạo thanh và cấu âm.

1.2.2.1.1. Phụ âm tiếng Anh

Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào quan điểm của Lagefodge (2010), và quan niệm tổng số lượng phụ âm tiếng Anh gồm tổng cộng là 25 phụ âm ở các vị trí đầu và cuối âm tiết

1.2.2.1.2. Phụ âm tiếng Việt

Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa vào nghiên cứu của Đoàn Thiện Thuật (1980) và Kirby (2011), thừa hưởng những kiến thức về phụ âm đầu âm tiết, âm đệm và phụ âm cuối.

1.2.2.1.3. Giao thoa phụ âm Anh – Việt

Giao thoa giữa 2 hệ thống âm vị thể hiện ở hệ thống âm đầu và hệ thống âm cuối. Có thể nhận thấy rằng, sự khác biệt về phụ âm ở vị trí cuối âm tiết giữa tiếng Anh và tiếng Việt lớn hơn nhiều so với sự khác biệt về phụ âm ở vị trí đầu âm tiết, vì thế nên, một trong những giả định của nhà nghiên cứu là phát âm phụ âm ở vị trí cuối âm tiết nói chung và phát âm tổ hợp phụ âm ở vị trí cuối âm tiết nói riêng sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn cho người Việt sử dụng tiếng Anh.

1.2.2.2. Tổ hợp phụ âm

J. C. Catford (1988) định nghĩa tổ hợp phụ âm là các “chuỗi phụ âm theo trình tự xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết”. Ladefoged & Johnson (2011) đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn rằng tổ hợp phụ âm là nhóm các phụ âm đứng liền kề và không có bất cứ một nguyên âm nào ở giữa. Các tổ hợp phụ âm trong tiếng Anh có thể xuất hiện ở vị trí đầu âm tiết, giữa âm tiết và cuối âm tiết, nhưng với các âm đơn tiết, chỉ có hai vị trí là đầu và cuối.

1.2.3. Lý thuyết về Ngôn ngữ học đối chiếu

1.2.3.1. Khái niệm và vai trò của Ngôn ngữ học đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu là phân ngành khoa học thuộc ngôn ngữ học, với mục đích nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ với nhau để xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ đó.

1.2.3.2. Ngôn ngữ nguồn (ngôn ngữ gốc) và Ngôn ngữ đích

Ngôn ngữ nguồn, hay còn gọi là ngôn ngữ gốc, thường được hiểu là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ đầu tiên mà con người tiếp xúc và sử dụng trong quá trình sinh sống; được coi là ngôn ngữ thứ nhất và kí hiệu là L1. Ngôn ngữ đích được Nguyễn Thiện Giáp (2012:288) định nghĩa là “ngôn ngữ mà người ta đang học, khác với ngôn ngữ thứ nhất hoặc tiếng mẹ đẻ của người học”, thường được kí hiệu là L2.

1.2.3.3. Giao thoa ngôn ngữ

Giao thoa (interference) là thuật ngữ có nguồn gốc từ vật lí học, dùng để chỉ hiện tượng hai hay nhiều sóng làm tăng cường hay làm yếu lẫn nhau khi gặp nhau tại cùng một điểm. Khi thuật ngữ này được sử dụng trong ngôn ngữ học, nó ám chỉ sự tác động qua lại trong quá trình tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ - văn hoá giữa hai hoặc nhiều cộng đồng. Như vậy, tuy giao thoa không phải lúc nào cũng do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, nền tảng căn bản nhất cho hiện tượng giao thoa vẫn là những kiến thức về ngôn ngữ nguồn. nhiều nhà ngôn ngữ học đã áp dụng lí thuyết phân tích đối chiếu vào việc dạy và học ngoại ngữ. Lee (1968) đã khẳng định rằng phương pháp phân tích đối chiếu là con đường mang lại hiệu quả cao nhất cho việc giảng dạy ngôn ngữ; và người giáo viên hiện nay cần phải có sự hiểu biết về phương pháp phân tích đối chiếu nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ.

1.2.4. Lý thuyết về Phân tích lỗi

Phân tích lỗi dựa trên phân tích đối chiếu tìm ra những điểm khác biệt, từ đó dự đoán những khó khăn trong việc học trên cơ sở so sánh với L1. Lý thuyết về phân tích lỗi là lý thuyết căn bản để tìm cách khắc phục lỗi trong việc thụ đắc ngoại ngữ thứ 2. Nghiên cứu tập trung vào các điểm riêng biệt của người Việt trình độ cao trong việc phát âm các tổ hợp tiếng Anh, hay nói cách khác, tôi tập trung vào nghiên cứu các hiện tượng lệch chuẩn, từ đó đề xuất các phương pháp khắc phục. Thực tế đây chính là lý thuyết về phân tích lỗi, sửa lỗi và ngừa lỗi trong quá trình dạy tiếng; và lý thuyết này quyết định việc đánh giá độ chuẩn và lệch chuẩn của các biến thể.

1.2.4.1. Khái niệm và các bước phân tích lỗi

Có hai khuynh hướng liên quan đến lỗi: khuynh hướng phân tích đối chiếu (Contrastive Analysis) và khuynh hướng phân tích lỗi (Error Analysis).

1.2.4.2. Định nghĩa và phân loại lỗi

Có nhiều định nghĩa khác nhau về lỗi, nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng định nghĩa của Richards và Schmidt (2013: 2001) trong Từ điển Longman về giảng dạy Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học ứng dụng (Longman dictionary of language teaching and applied linguistics): “Lỗi (trong dạng nói hoặc viết của người học ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai) là hiện tượng sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn như một từ, một câu, một đơn vị ngữ pháp, một hành động lời nói, v.v.) theo cách mà người bản ngữ hoặc người thông thạo ngôn ngữ đó cho là sai hoặc do học chưa đầy đủ”. Với nhiều quan điểm phân loại lỗi khác nhau, chúng tôi lựa chọn quan điểm của Richards và Schmidt (2002) phân loại thành lỗi chuyển di, lỗi tự ngữ đích và lỗi phát triển.

1.2.4.3. Các kiểu lỗi giao thoa ngữ âm

Weinreich (1953) phân loại thành giao thoa dưới mức khu biệt, giao thoa trên mức khu biệt, giao thoa tái thuyết nét khu biệt, và giao thoa thay thế âm tố

1.2.4.4. Lỗi phát âm

Lỗi phát âm có hai loại chính: lỗi phát âm ngữ âm học và lỗi phát âm âm vị học. Lỗi phát âm ngữ âm học là lỗi không thể hiện đúng đặc điểm ngữ âm học của âm vị trong ngôn ngữ đích, khiến người bản ngữ có thể dễ dàng nhận ra giọng nước ngoài của người phát âm nhưng không hiểu sai nghĩa từ vựng và nội dung phát ngôn. Lỗi phát âm âm vị học là lỗi phát âm không thể hiện đúng tiêu chí âm vị học của âm vị trong ngôn ngữ đích, dẫn đến việc hiểu sai nghĩa của từ và nội dung thông điệp của người phát âm.

1.2.4.5. Nguyên nhân gây lỗi

Khi tiến hành khảo sát, các nghiên cứu chỉ ra rằng người học mắc lỗi do nhiều nguyên nhân. Odlin (1989) chia nguyên nhân mắc lỗi thành hai nhóm bao gồm lỗi do những nhân tố cấu trúc (structural factors) và lỗi do những nhân tố phi cấu trúc (non-structural factors).

1.3. Tiểu kết

Việc nghiên cứu sâu về tổng quan tình hình nghiên cứu cũng như cơ sở lý luận đã chỉ ra những lỗ hổng nghiên cứu mà luận án này nên tập trung vào. Hầu hết các nghiên cứu đối chiếu đều tập trung vào các lỗi văn bản viết và cũng không có so sánh thực nghiệm với người bản ngữ mà chỉ hầu hết dựa vào các cảm quan chủ quan của nhà nghiên cứu. Điều này đã tạo nên một khoảng trống trong nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, đặc biệt là với lỗi phát âm. Các nghiên cứu về phát âm thì lại chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ của ngữ âm – âm vị học, với số lượng nghiệm viên khá khiêm tốn. Các kết quả nghiên cứu có được cũng không có nhiều yếu tố thực nghiệm để so sánh đối chiếu mà hầu hết dựa trên cảm quan thính giác. Các nghiên cứu gần đây đã có sử dụng các phương pháp thực nghiệm, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào đối tượng là người học tại các cơ sở đào tạo, còn chưa có nghiên cứu nào tập trung vào đối tượng người có trình độ ngoại ngữ cao, sau quá trình đào tạo tại trường lớp. Số lượng nghiệm viên ở các nghiên cứu này khá hạn chế, không tạo được cơ sở dữ liệu đáng kể để thể hiện các đặc điểm tiếng Anh của người Việt nói chung. Điều này cũng cản trở việc khái quát hoá các hiện tượng được đề cập trong nghiên cứu.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để tiến hành nghiên cứu, nghiên cứu sinh lựa chọn đường hướng nghiên cứu kết hợp hai phương pháp bao gồm phương pháp phân tích bằng quan sát trực tiếp (từ các cấu âm thính giác, ghi chép quan sát trực tiếp và phân tích âm vị học theo kiểu cổ điển) và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (phân tích ngữ âm âm vị học bằng khí cụ). Hai phương pháp này không thay thế được cho nhau, mà bổ sung cho nhau, và nhờ chúng, nghiên cứu sinh mới có thể kiểm chứng và xác thực được cho những giả thuyết mà mình đặt ra, cũng như những điều mà mình đã phân tích được bằng các phương pháp quan sát và phân tích trực tiếp dùng cấu âm thính giác. Đây là hai phương pháp chủ chốt của nghiên cứu, và sau đó trong quá trình phân tích lỗi, nghiên cứu sinh mới sử dụng phương pháp đối chiếu để phân tích lỗi, so sánh để tìm ra các hiện tượng lệch chuẩn, đồng thời minh chứng cho các nhận định đã đề ra.

2.1. Phương pháp miêu tả ngữ âm – âm vị học bằng cảm thụ thính giác

2.1.1. Xây dựng bảng từ

Các từ được lựa chọn trong bảng từ khảo sát là những từ đơn âm tiết. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào phát âm tổ hợp phụ âm trong một âm tiết chứ không đi sâu vào các trường hợp đa âm tiết. Bảng từ được xây dựng với các từ đơn tiết để kiểm tra các phát âm tổ hợp phụ âm ở vị trí đầu âm tiết và cuối âm tiết, trong hai trường hợp là từ đơn lẻ và từ trong ngữ lưu. Ở vị trí đầu âm tiết, các tổ hợp phụ âm có hai trường hợp bao gồm tổ hợp 2 và tổ hợp 3 phụ âm. Ở vị trí cuối âm tiết, các tổ hợp phụ âm ba trường hợp bao gồm tổ hợp 2, tổ hợp 3 và tổ hợp 4 phụ âm.

2.1.2. Lựa chọn nghiệm viên

Các nghiệm viên người bản ngữ bao gồm 12 người Mĩ, 4 nam và 8 nữ, sinh ra, lớn lên và hiện sống ở thành phố New York, Mĩ. Nhóm nghiệm viên này là nhóm nghiệm viên số 1, gồm có 12 nghiệm viên được kí hiệu lần lượt là EM01, EF02, EM03, EF04, EF05, EM06, EF07, EF08, EF09, EM10, EF11, EF12 (trong đó E là kí hiệu người bản ngữ, F là kí hiệu cho nữ giới, M là kí hiệu cho nam giới).

Để tìm hiểu các biến thể của tổ hợp phụ âm, các nghiệm viên người Việt được lựa chọn là những người có trình độ tiếng Anh C1 theo khung năng lực CEFR của châu Âu. Trong số 48 nghiệm viên, có 18 nam và 30 nữ. 24 người đã dành ít nhất 2 năm học ở nước ngoài và đã đạt trình độ tối thiểu để được nhận vào chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ, trong đó có 12 người sử dụng tiếng Anh hàng ngày trong công việc (từ 5 tiếng trở lên) và số còn lại ít sử dụng hơn (ít hơn 5 tiếng). 24 nghiệm viên còn lại cũng là những người có trình độ C1 nhưng chỉ học ở trong nước và cũng phân nhóm về số thời gian sử dụng tiếng Anh hàng ngày. Các đối tượng được chọn lựa theo phương thức “lấy mẫu tiện lợi” (convenient sampling) do điều kiện và những hạn chế khách quan trong quá trình thu thập dữ liệu. Trong nhóm này, các nghiệm viên được chia thành 4 nhóm nhỏ bao gồm 48 nghiệm viên được kí hiệu từ VF01 đến VF48 (trong đó V là kí hiệu người Việt, F là kí hiệu cho nữ giới, M là kí hiệu cho nam giới)

  • Nhóm 2 là nhóm học ở nước ngoài về, có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều (từ 5 tiếng/ngày trở lên) gồm có VM10, VM11, VF28, VF31, VF36, VF37, VM38, VM39, VM41 VF44, VM45, VF48.
  • Nhóm 3 là nhóm học ở nước ngoài về, có thời gian sử dụng tiếng Anh ít (từ 5 tiếng/ngày trở xuống) gồm có VM09, VM12, VM13, VM14, VM15, VM16, VM17, VF18, VM40, VM42, VM43, VF46.
  • Nhóm 4 là nhóm học ở trong nước, có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều (từ 5 tiếng/ngày trở lên) gồm có VF03, VF04, VF19, VF20, VF26, VF27, VF30, VF32, VF33, VF34, VF35, VF47.
  • Nhóm 5 là nhóm học ở trong nước, có thời gian sử dụng tiếng Anh ít (từ 5 tiếng/ngày trở xuống) gồm có VF01, VF02, VF05, VF06, VM07, VF08, VF21, VF22, VF23, VF24, VF25, VF29.

2.1.3. Cách ghi âm

Các nghiệm viên được lên lịch ghi âm tuỳ theo điều kiện thời gian và công việc. Mỗi nghiệm viên được đưa bảng từ trước khi ghi âm, và được yêu cầu phát âm một cách chậm rãi 03 lần với mỗi từ đơn lẻ, trong khi với từ trong ngữ lưu, các nghiệm viên chỉ đọc 01 lần, trong điều kiện không gian tương đối yên tĩnh.

2.1.4. Xử lý tư liệu ghi âm bằng cảm thụ thính giác

Việc xử lý tư liệu ghi âm bằng cảm thụ thính giác được tiến hành theo 2 bước, quan sát trực tiếp khi nghiệm viên ghi âm và nghe lại sau khi ghi âm.

2.2. Phương pháp ngữ âm thực nghiệm

2.2.1. Phần mềm praat

Các phát ngôn được ghi âm bằng máy ghi âm số ZOOM H2n Handy Recorder, sau đó xử lí số hoá bằng chương trình Praat theo cỡ mẫu 22.050 Hz, 16 bit, dưới dạng các file có định dạng .wav. Các thông số âm học của phụ âm được trích xuất từ các chương trình phân tích tiếng nói, cụ thể trong nghiên cứu này là phần mềm Praat.

Các file ghi âm sau đó được gỡ dưới dạng stereo, và chuyển đổi sang dạng mono trước khi phân tích. Với mỗi file ghi âm, phần mềm Praat được sử dụng để cắt thành các file từ đơn lẻ và từ trong câu. Với từ đơn lẻ, từng lần phát âm được lần lượt kí hiệu từ 1 đến 3, tương ứng với 3 lần phát âm. Theo đó, từ black chẳng hạn, được nghiệm viên nam người Mỹ số 1 phát âm, sẽ được kí hiệu lần lượt là EM01_black_1, EM01_black_2, EM01_black_3; còn với từ trong câu sẽ được thêm kí hiệu S cho sentence (câu) thành EM01_Sblack_1. Các tư liệu ghi âm được sẽ được nghe lại và xác định các biến thể phát âm bằng cảm thụ thính giác. Sau đó, kết quả có được bằng cảm thụ thính giác sẽ được tiến hành đối chiếu với kết quả từ các phần mềm phân tích tiếng nói để đo cường độ, trường độ cho từng trường hợp rồi đi đến kết luận mức độ lệch chuẩn của các nghiệm viên.

2.2.2. Bảng thông số ngữ âm học thực nghiệm

Nghiên cứu dựa vào thông số về cường độ, trường độ và thời gian khởi phát tiếng thanh VOT.

2.2.3. Xử lý tư liệu ghi âm bằng thực nghiệm

Các phát âm sau khi đã được cắt thành các tệp của từng token phát âm, sẽ được phân tích, chia nhỏ các thành phần gồm các tổ hợp phụ âm, nguyên âm, tìm thời gian khởi phát tiếng thanh. Dựa vào quá trình này, các thông số cho phát âm tổ hợp phụ âm sẽ được đo đạc, đặc biệt là các thông số về cường độ trung bình, trường độ và VOT.

2.3 Phương pháp đối chiếu

Phương pháp đối chiếu cách phát âm của người Việt với cách phát âm chuẩn tiếng Anh của người bản ngữ (trong nghiên cứu này là giọng New Yorker của Anh Mĩ) được sử dụng để tìm các biến thể phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt.

2.4 Thủ pháp thống kê

Bên cạnh các phương pháp trên, trong quá trình thực hiện luận án, một số thủ pháp thống kê đã được sử dụng để mô tả, phân loại qua đó đưa ra các kết quả minh chứng cho các luận điểm trong từng chương của luận án.

2.5. Tiểu kết

Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp kết hợp giữa phương pháp miêu tả ngữ âm – âm vị học bằng cảm thụ thính giác và phương pháp ngữ âm thực nghiệm. Hai phương pháp này không thể thay thế cho nhau, mà bổ sung cho nhau, cho thấy những góc nhìn đầy đủ nhất về đặc điểm phát âm nói chung.

 

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM PHÁT ÂM TỔ HỢP PHỤ ÂM TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT Ở VỊ TRÍ ĐẦU VÀ CUỐI ÂM TIẾT

3.1. Phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt nói chung

3.1.1. Phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh trong từ đơn lẻ

Với các từ đơn lẻ, nhóm tổ hợp phụ âm ba đầu âm tiết là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn thấp nhất (0.7% với trường hợp của tổ hợp /skw-/), chứng tỏ người Việt phát âm các tổ hợp này gần với phát âm của người bản ngữ nhất; trong khi đó, nhóm tổ hợp phụ âm bốn cuối âm tiết là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn cao nhất (92.4% với trường hợp của tổ hợp /-lpts/).

Trong nhóm tổ hợp hai phụ âm đầu âm tiết, /mw-/ là tổ hợp gây khó khăn nhiều nhất cho người Việt với 84.7% phát âm lệch chuẩn, sau đó là /ʃm-/ (75.7%), /bl-/ (60.4%), /lj-/ (42.4%) và /sv-/ (29.9%). Nhóm tổ hợp ba phụ âm là nhóm về tổng thể có tỉ lệ lệch chuẩn thấp nhất, trong đó tổ hợp /str-/ là tổ hợp có tỉ lệ lệch chuẩn cao nhất với 34.7%, theo sau là /smj-/ (33.3%), /spl-/ (8.3%) và /skw-/ (0.7%). Với các tổ hợp ở vị trí cuối âm tiết, nhóm tổ hợp 4 phụ âm là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn cao nhất, lần lượt là /-lpts/ (92.4%), /-ntθs/ (82.6%), /-ksθs/ (70.1%). Nhóm tổ hợp 3 phụ âm là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn cao thứ 2 (/-lnz/ 78.5%, /-kts/ 77.1%, /-fθs/ 63.9%, và /-ntʃt/ 54.2%) và nhóm tổ hợp 2 phụ âm là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn ít nhất trong các tổ hợp ở vị trí cuối âm tiết (/-ðd/ 88.2%, /-lm/ 74.3%, /-tʃt/ 47.2%, /-pθ/ 42.4%, /-ndʒ/ 20.1%).

3.1.2. Phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh trong ngữ lưu

Tương tự như vậy với các từ trong ngữ lưu, /skw-/ cũng là tổ hợp mà người Việt phát âm gần với chuẩn phát âm của người bản ngữ nhất, và /-lpts/ là tổ hợp gây nhiều khó khăn cho các nghiệm viên người Việt nhất (95.8% phát âm lệch chuẩn).

3.1.3. Phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh theo vị trí nhóm từ

Theo kết quả nghiên cứu, tổ hợp đầu âm tiết và tổ hợp cuối âm tiết đều có tỉ lệ lệch chuẩn khá tương đương, trong đó tổ hợp 3 phụ âm và 4 phụ âm cuối âm tiết là các trường hợp có tỉ lệ lệch chuẩn cao hơn hẳn so với các nhóm còn lại.

3.1.4. Phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh theo nhóm nghiệm viên

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 4 nhóm nghiệm viên, nhóm số 4 (nhóm nghiệm viên học trong nước và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều) là nhóm có tỉ lệ phát âm gần với người bản ngữ nhất, và nhóm số 3 (nhóm nghiệm viên học ở nước ngoài và có thời gian sử dụng tiếng Anh ít) là nhóm có tỉ lệ phát âm lệch chuẩn cao nhất.

3.2. Đặc điểm phát âm các tổ hợp đầu âm tiết tiếng Anh của người Việt

3.2.1. Trường độ tổ hợp phụ âm đầu âm tiết

Qua khảo sát, có thể nhận thấy, trường độ tổ hợp phụ âm đầu âm tiết của người Mỹ dao động trong khoảng 80 ms đến 175ms cho phụ âm thứ nhất trong tổ hợp đôi; 82ms đến 122ms cho phụ âm thứ hai trong tổ hợp đôi.

Trường độ tổ hợp phụ âm đầu âm tiết của người Việt dao động trong khoảng từ 67ms đến 200ms cho phụ âm thứ nhất trong tổ hợp đôi, và 48ms đến 124ms cho phụ âm thứ hai trong tổ hợp đôi.Với trường hợp tổ hợp bắt đầu bằng âm tắc, và âm xát, có thể thấy rất rõ các phát âm của người Việt có trường độ dài hơn so với phát âm của người bản ngữ, nhưng với trường hợp tổ hợp bắt đầu bằng âm lỏng bên và âm mũi, phát âm của người Mỹ có trường độ dài hơn so với phát âm của người Việt. Tương tự như vậy, nhìn ctổ hợp bắt đầu bằng âm lỏng bên và âm mũi cũng có hiện tượng phát âm trong ngữ lưu có trường độ ngắn hơn phát âm từ đơn lẻ.

Qua khảo sát, trong 4 nhóm nghiệm viên người Việt, nhóm người Việt học ở trong nước và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 4) là nhóm có tỉ lệ gần chuẩn cao nhất về mặt trường độ, theo sau là nhóm người Việt học ở nước ngoài và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 2). Nhóm 3 và nhóm 5 là những nghiệm viên có thời gian sử dụng tiếng Anh ít đều có tỉ lệ lệch chuẩn cao hơn so với hai nhóm trên.

Khi xét trường độ của từ đơn lẻ và từ trong ngữ lưu, chúng ta cũng có thể nhận thấy sự khác biệt: trường độ của tổ hợp hai phụ âm trong ngữ lưu thường ngắn hơn trường độ của từ đơn lẻ trong khi trường độ của tổ hợp ba phụ âm trong ngữ lưu thường dài hơn.

3.2.2. Cường độ tổ hợp phụ âm đầu âm tiết

Có thể nhận thấy rằng, giữa trường độ và cường độ thì trường độ ổn định và mang giá trị xác định hơn so với cường độ. Qua đây, có thể rút ra kết luận với trường hợp phát âm tổ hợp phụ âm, các thông số về trường độ sẽ có giá trị khu biệt cao hơn các thông số về cường độ.

Theo đó, nhóm nghiệm viên có thời gian đào tạo ở nước ngoài và sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 2) là nhóm có tỉ lệ cường độ phát âm gần với người bản ngữ nhất.

3.2.3. Các lỗi phổ biến trong phát âm tổ hợp đầu âm tiết tiếng Anh của người Việt

  • Thay thế phụ âm
  • Thêm nguyên âm
  • Thêm phụ âm
  • Giản lược phụ âm

3.2.4. Các biến thể trong phát âm tổ hợp đầu âm tiết tiếng Anh của người Việt

Các biến thể này sẽ được trình bày theo từng tổ hợp phụ âm được thiết kế trong bảng từ. Với từng trường hợp, các biến thể sẽ được liệt kê, so sánh và đánh giá xem đó là lỗi âm vị học hay lỗi ngữ âm học, có làm ảnh hưởng đến giao tiếp trên thực tế hay không.

Sự chênh lệch về tỉ lệ cao nhất của các âm theo biểu đồ hình sin như trên là do những nguyên nhân chính về ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ (chuyển di), của người học tự áp dụng những kiến thức mình biết về tiếng Anh để mở rộng ra tự phát âm với các từ mới (tự ngữ đích). 

3.2.5. Các biến thể lệch chuẩn trong phát âm tổ hợp đầu âm tiết tiếng Anh của người Việt theo nhóm nghiệm viên

Tỉ lệ lệch chuẩn trong phát âm tổ hợp đầu âm tiết tiếng Anh của người Việt tính theo các nhóm nghiệm viên cho ra kết quả tương đồng với kết quả đo đạc các thông số về mặt trường độ và cường độ. Nhóm nghiệm viên số 4 là nhóm có tỉ lệ phát âm lệch chuẩn thấp nhất, tức là có phát âm tương đồng với người bản ngữ nhất. Trong khi đó, nhóm nghiệm viên số 3 là những người học ở nước ngoài về là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn cao nhất, theo sau là nhóm nghiệm viên số 5 và số 2.

3.3. Đặc điểm các tổ hợp cuối âm tiết tiếng Anh của người Việt

3.3.1. Trường độ tổ hợp phụ âm cuối âm tiết

Qua khảo sát, có thể nhận thấy một sự khác biệt rất lớn trong trường độ phát âm tổ hợp các phụ âm cuối giữa người bản ngữ và người Việt. Tất cả các nhóm nghiệm viên người Việt đều có xu hướng phát âm tổ hợp phụ âm cuối âm tiết dài hơn người bản ngữ. Tỉ lệ lệch chuẩn ở nhóm nghiệm viên học trong nước và sử dụng tiếng Anh trong thời gian dài vẫn là thấp nhất so với 3 nhóm còn lại.

Lấy ví dụ trường hợp tổ hợp bốn phụ âm ở vị trí cuối âm tiết, trung bình trường độ của phát âm từ đơn lẻ dao động từ 69ms đến 162ms, trường độ của phát âm từ trong ngữ lưu dao động từ 48ms đến 160ms

Tuy nhiên, khi đối chiếu với trường hợp phát âm của các nghiệm viên người Viêt, rất dễ dàng thấy được, trường độ của các phát âm cả từ đơn lẻ lẫn từ trong ngữ lưu đều lớn hơn so với các phát âm của người bản ngữ. Trung bình trường độ của phát âm từ đơn lẻ của nghiệm viên người Việt dao động từ 94ms đến 235ms, trường độ của phát âm từ trong ngữ lưu dao động từ 96ms đến 157ms.

3.3.2. Cường độ tổ hợp phụ âm cuối âm tiết

Chúng tôi nhận thấy không có nhiều sự khác biệt giữa cường độ của các phát âm tổ hợp phụ âm đầu âm tiết. Cường độ trung bình của phát âm từ trong ngữ lưu thường lớn hơn cường độ trung bình của phát âm từ đơn lẻ. Dao động cường độ phát âm từ đơn lẻ của nghiệm viên người Mỹ nằm trong khoảng 55dB đến 68dB. Chỉ số đó với phát âm từ trong ngữ lưu dao động từ 59dB đến 69dB.

Khi đối chiếu với trường hợp phát âm của các nghiệm viên người Viêt, tỉ lệ chênh này không nhiều. Trung bình cường độ của phát âm từ đơn lẻ của nghiệm viên người Việt dao động từ 61dB đến 69dB, trường độ của phát âm từ trong ngữ lưu dao động từ 62dB đến 74dB. Phần lớn nhóm nghiệm viên người bản ngữ phát âm với cường độ thấp hơn so với nghiệm viên người Việt ở trình độ tiếng Anh cao.

3.3.3. Các lỗi phổ biến trong phát âm tổ hợp cuối âm tiết tiếng Anh của người Việt và biện pháp khắc phục

So với các tổ hợp ở đầu âm tiết, tỉ lệ mắc lỗi của tổ hợp cuối âm tiết của các nghiệm viên người Việt khá tương tự. Ngoài ra, người Việt còn có một số các biến thể lệch chuẩn như sau:

  • Lược bỏ phụ âm trong tổ hợp
  • Thay thế phụ âm
  • Đảo trật tự tổ hợp

3.3.4. Các biến thể trong phát âm tổ hợp cuối âm tiết tiếng Anh của người Việt

Các biến thể này được trình bày theo từng tổ hợp phụ âm được thiết kế trong bảng từ. Với từng trường hợp, các biến thể sẽ được liệt kê, so sánh và đánh giá xem đó là lỗi âm vị học hay lỗi ngữ âm học, có làm ảnh hưởng đến giao tiếp trên thực tế hay không. Có thể nhận thấy, ở vị trí cuối âm tiết, số lượng biến thể của các tổ hợp lớn hơn rất nhiều. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ điểm qua một vài trường hợp tổ hợp với nhiều biến thể. Các trường hợp còn lại xin xem phụ lục.

3.3.5. Các biến thể lệch chuẩn trong phát âm tổ hợp cuối âm tiết tiếng Anh của người Việt theo nhóm nghiệm viên

Qua biểu đồ chúng ta thấy sự phân bố tỉ lệ lệch chuẩn trong phát âm các tổ hợp phụ âm tương đối đồng đều, tập trung ở các nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 5; nhóm 4 chiếm tỉ lệ không lớn.

3.4. Lý giải nguyên nhân

Ngoài những nguyên nhân đã được nêu ở phần cường độ và trường độ của tổ hợp phụ âm vị trí đầu và cuối âm tiết, qua khảo sát và phỏng vấn nhanh với các nghiệm viên, tác giả luận án cũng thấy có một số nguyên nhân cụ thể gồm có:

  • Ngôn ngữ tiếp xúc
  • Thời gian sử dụng
  • Đặc thù nghề nghiệp
  • Các yếu tố cá nhân

3.5. Cách khắc phục

Trên cơ sở kết quả phân tích ở những phần trước kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh, chúng tôi đề xuất một số phương pháp sửa lỗi như sau:

  • Cung cấp kiến thức về ngữ âm - âm vị học cho người học
  • Sử dụng các hình vẽ cấu âm so sánh sự khác nhau giữa hai âm vị Anh-Việt
  • Sử dụng các phần mềm phát âm
  • Xây dựng các bài luyện tập thông qua các hoạt động đặc trưng của phát âm như cặp tối thiểu (minimal pairs)

KẾT LUẬN

Để nghiên cứu đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh ở người Việt trình độ cao, tôi đã vận dụng những cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu trên cấp độ ngữ âm – âm vị học, các lý thuyết về lỗi (như chuyển di tích cực, chuyển di tiêu cực, các kiểu giao thoa ngữ âm – âm vị học), miêu tả một số khái niệm cơ bản về phân tích ngữ âm – âm vị học. Để phân tích lỗi và miêu tả lỗi, tôi đã áp dụng các phương pháp phân tích miêu tả bằng cảm thụ kết hợp với các phương pháp phân tích tiếng nói bằng các phần mềm phân tích ngữ âm như Praat, Speech Analyzer. Từ đó, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

1. Sự khác biệt về ngữ âm – âm vị học giữa ngôn ngữ thứ 2 (trong nghiên cứu này là tiếng Anh) và ngôn ngữ mẹ đẻ (với các nghiệm viên là tiếng Việt) làm nảy sinh các kiểu chuyển di, giao thoa trên cấp độ ngữ âm – âm vị học, dẫn đến những biến thể phát âm tiếng Anh lệch chuẩn của người Việt.

2. Sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt thể hiện ở cấu trúc và chức năng của âm tiết, hệ thống các đơn vị chiết đoạn và siêu chiết đoạn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tôi tập trung vào sự khác biệt trong phát âm tổ hợp phụ âm của 4 nhóm nghiệm viên so với nhóm nghiệm viên người bản ngữ ở trường hợp tổ hợp phụ âm đầu và cuối âm tiết.

Với các từ đơn lẻ, nhóm tổ hợp phụ âm ba đầu âm tiết là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn thấp nhất, chứng tỏ người Việt phát âm các tổ hợp này gần với phát âm của người bản ngữ nhất; trong khi đó, nhóm tổ hợp phụ âm bốn cuối âm tiết là nhóm có tỉ lệ lệch chuẩn cao nhất.

Tương tự như vậy với các từ trong ngữ lưu, /skw-/ cũng là tổ hợp mà người Việt phát âm gần với chuẩn phát âm của người bản ngữ nhất, và /-lpts/ là tổ hợp gây nhiều khó khăn cho các nghiệm viên người Việt nhất.

Theo kết quả nghiên cứu, tổ hợp đầu âm tiết và tổ hợp cuối âm tiết đều có tỉ lệ lệch chuẩn khá tương đương, trong đó tổ hợp 3 phụ âm và 4 phụ âm cuối âm tiết là các trường hợp có tỉ lệ lệch chuẩn cao hơn hẳn so với các nhóm còn lại.

Trong 4 nhóm nghiệm viên, nhóm số 4 (nhóm nghiệm viên học trong nước và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều) là nhóm có tỉ lệ phát âm gần với người bản ngữ nhất, và nhóm số 3 (nhóm nghiệm viên học ở nước ngoài và có thời gian sử dụng tiếng Anh ít) là nhóm có tỉ lệ phát âm lệch chuẩn cao nhất.

3. Với trường hợp phát âm tổ hợp phụ âm đầu âm tiết

Qua khảo sát, có thể nhận thấy, trong 4 nhóm nghiệm viên người Việt, nhóm người Việt học ở trong nước và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 4) là nhóm có tỉ lệ gần chuẩn cao nhất về mặt trường độ, theo sau là nhóm người Việt học ở nước ngoài và có thời gian sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 2). Nhóm 3 và nhóm 5 là những nghiệm viên có thời gian sử dụng tiếng Anh ít đều có tỉ lệ lệch chuẩn cao hơn so với hai nhóm trên.

Không có nhiều sự khác biệt giữa cường độ của các phát âm tổ hợp phụ âm đầu âm tiết. Theo đó, nhóm nghiệm viên có thời gian đào tạo ở nước ngoài và sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 2) là nhóm có tỉ lệ cường độ phát âm gần với người bản ngữ nhất.

Ngoài các khác biệt về trường độ và cường độ phát âm tổ hợp phụ âm, dựa trên cảm quan thính giác, chúng tôi nhận thấy người Việt, dù ở trình độ tiếng Anh cao, vẫn có một số lệch chuẩn phát âm với trường hợp tổ hợp phụ âm như thay thế phụ âm, thêm nguyên âm, giản lược phụ âm.

4. Với trường hợp phát âm tổ hợp phụ âm cuối âm tiết

Qua khảo sát, có thể nhận thấy một sự khác biệt rất lớn trong trường độ phát âm tổ hợp các phụ âm cuối giữa người bản ngữ và người Việt. Tất cả các nhóm nghiệm viên người Việt đều có xu hướng phát âm tổ hợp phụ âm cuối âm tiết dài hơn người bản ngữ. Tỉ lệ lệch chuẩn ở nhóm nghiệm viên học trong nước và sử dụng tiếng Anh trong thời gian dài vẫn là thấp nhất so với 3 nhóm còn lại.

Không có nhiều sự khác biệt giữa cường độ của các phát âm tổ hợp phụ âm đầu âm tiết. Theo đó, nhóm nghiệm viên có thời gian đào tạo ở nước ngoài và sử dụng tiếng Anh nhiều (nhóm 2) là nhóm có tỉ lệ cường độ phát âm gần với người bản ngữ nhất. Phần lớn nhóm nghiệm viên người bản ngữ phát âm với cường độ thấp hơn so với nghiệm viên người Việt ở trình độ tiếng Anh cao.

Ngoài các khác biệt về trường độ và cường độ phát âm tổ hợp phụ âm, người Việt, dù ở trình độ tiếng Anh cao, vẫn có một số lệch chuẩn phát âm với trường hợp tổ hợp phụ âm cuối âm tiết như lược bỏ phụ âm, thay thế phụ âm, đảo trật tự tổ hợp.

5. Với các biến thể như trên, tôi cũng đưa ra các hướng khắc phục các vấn đề về phát âm tổ hợp phụ âm như cung cấp kiến thức về ngữ âm âm vị học cho người học; sử dụng các hình vẽ cấu âm so sánh sự khác nhau giữa hai âm vị Anh-Việt; sử dụng các phần mềm phát âm; và xây dựng các bài luyện tập thông qua các hoạt động đặc trưng của phát âm.

 

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

 

1. Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2018), “Tiếng Anh chuẩn hay tiếng Anh toàn cầu với việc dạy và học tiếng Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (270), tr.60-65

2. Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2019), “Hoá thạch (fossilization) – trường hợp ngôn ngữ trung gian tiếng Anh của người Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (283), tr.54-60

3. Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2019), “Consonant clusters simplification – the case of Vietnamese speakers of English”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (291), tr.78-82

4. Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2020), “Initial consonant clusters with ‘s’- the case of Vietnamese speakers of English”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (298), tr.135-140

5. Nguyễn Đặng Nguyệt Hương (2020), “Đặc điểm phát âm tổ hợp phụ âm tiếng Anh của người Việt – Trường hợp tổ hợp bốn phụ âm”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư (65), tr. 119-125

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây