Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

Tóm tắt luận án NCS: Nguyễn Chí Trung

Thứ hai - 06/07/2020 21:27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------------------------------------

 

 

 

 

NGUYỄN CHÍ TRUNG

 

 

 

VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

 

 

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

Mã số: 62 32 02 03

 

 

 

 

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

 

 

 

 

 

Hà Nội, 2020

 

Công trình được hoàn thành tại game đánh chắn online đổi thưởng - Đại học Quốc gia Hà Nội

 

 

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt

 

Phản biện 1:

 

Phản biện 2:

 

Phản biện 3:

 

 

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận tiến sĩ  họp tại: ..............................................................

Vào hồi  ngày... tháng ... năm 2020

 

 

 

 

 

 

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

 

  1. Nguyễn Chí Trung (2018), “Nhận thức của sinh viên về vấn đề bản quyền - Tiếp cận từ góc độ tài nguyên giáo dục mở”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 3(71), tr.29-33.
  2. Nguyễn Chí Trung (2020), “Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Thông tin và Tư liệu, 4.

 

 

MỞ ĐẦU

 

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xã hội thông tin ngày nay, việc đọc và văn hóa đọc trở thành yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung. Bản chất của giáo dục đại học là giáo dục nghề nghiệp chuyên sâu và tiếp thu thành tựu khoa học mới nhất để con người nâng cao kỹ năng làm việc hiệu quả nhất. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thông tin khoa học và công nghệ có sự gia tăng đáng kể đòi hỏi con người phải có kỹ năng lựa chọn, giải mã tài liệu, tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo trong quá trình thực tiễn. Việc đọc tài liệu của sinh viên đại học không chỉ dừng ở mức độ hình thành thói quen đọc, đọc hiểu tài liệu mà phải đạt ở trình độ cao hơn: tiếp thu tri thức trong tài liệu một cách có phê phán và vận dụng tri thức trong học tập, nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo.

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một trong những đại học đa ngành, đa lĩnh vực được khẳng định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và được khẳng định vị thế trong khu vực, trên thế giới. ĐHQGHN đã xây dựng và từng bước thực hiện định hướng phát triển với mục tiêu chung là trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực theo các tiêu chí trong khu vực, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đòi hỏi ĐHQGHN phải thay đổi chính sách phát triển để đáp ứng với thực tiễn.

Sinh viên ĐHQGHN đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Hơn lúc nào hết, họ phải tự ý thức được trách nhiệm của bản thân và phải được trang bị kỹ năng làm việc với tài liệu, phải có văn hóa đọc phát triển ở mức độ cao. Tuy nhiên hiện nay không phải tất cả sinh viên đều có văn hóa đọc ở mức độ cao, cũng như không phải tất cả sinh viên đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng làm việc với tài liệu. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của ĐHQGHN.

Văn hóa đọc của sinh viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có hoạt động thông tin - thư viện. Đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên được công bố trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, hội thảo khoa học và các luận văn Thạc sĩ nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mô hình phát triển văn hóa đọc cho sinh viên. Hầu hết các công trình đều nghiên cứu ở phạm vi nhỏ lẻ và chưa có nhiều giải pháp mang tính khái quát hóa cao. Vì vậy, nghiên cứu, nhận dạng văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN để xác định mức độ phát triển văn hóa đọc có đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng hay không, trên cơ sở đó đưa ra mô hình đề xuất và các giải pháp hiện thực hóa mô hình nhằm hỗ trợ phát trển văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN nói riêng, làm hình mẫu cho các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước nói chung là phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn việc nghiên cứu “Văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN” làm hướng nghiên cứu của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nhận diện đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN, đề xuất mô hình và các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hội nhập quốc tế.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa đọc và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên.

- Phân tích, làm rõ những đặc điểm văn hóa đọc của sinh viên trong giai đoạn đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay.

- Khảo sát và đánh giá những tác động của hoạt động hỗ trợ và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN thông qua hoạt động thông tin - thư viện, hoạt động giảng dạy, hoạt động đoàn thể.

- Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp hiện thực hóa mô hình phát triển văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế.

3. Giả thuyết nghiên cứu

Văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN đang biến đổi, phát triển dưới tác động của môi trường học tập, trong đó có hoạt động thông tin - thư viện. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế, văn hóa đọc của sinh viên còn nhiều hạn chế: nhu cầu đọc tài liệu chuyên môn chưa thực sự cao, đặc biệt là tài liệu số; khả năng lĩnh hội tài liệu còn hạn chế, đặc biệt là khả năng tiếp thu và vận dụng sáng tạo tri thức trong qúa trình học tập, nghiên cứu; ý thức tôn trọng quyền tác giả chưa cao.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên trong văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN trước hết là do chưa có sự định hướng rõ ràng với phát triển văn hóa đọc cho sinh viên; chưa có cơ chế liên kết, phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan đến phát triển văn hóa đọc cho sinh viên như: Trung tâm Thông tin - Thư viện, các giảng viên, các phòng ban liên quan trong việc phát triển văn hóa đọc cho sinh viên; trong đó đặc biệt vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện với phát triển văn hóa đọc chưa được phát huy đầy đủ.

Để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN có hiệu quả, cần áp dụng mô hình phối hợp giữa Trung tâm Thông tin - Thư viện, tổ chức đoàn thể và giảng viên, với vai trò trung tâm của cơ quan thông tin - thư viện.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa đọc của sinh viên.

- Phạm vi nghiên cứu: Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin - thư viện.

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích và tổng hợp tài liệu; Điều tra bằng bảng hỏi; Phỏng vấn; Quan sát; Thống kê.

6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

- Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc cho người dùng tin là sinh viên.

- Luận án làm sáng tỏ thực trạng và đưa ra các giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN.

- Luận án giúp các chuyên gia, cán bộ thư viện nhận thức vị trí, trách nhiệm, năng lực, quyền lợi, nghĩa vụ của mình với sự phát triển văn hóa đọc.

- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho những người nghiên cứu, học tập về lĩnh vực thư viện nói riêng và những người nghiên cứu về văn hóa, giáo dục Việt Nam nói chung.

7. Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh và phụ lục, luận án bao gồm bốn chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 3: Thực trạng văn hóa đọc và công tác phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Chương 4: Đề xuất mô hình và giải pháp phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

 

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

 

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa đọc ở trong và ngoài nước. Các nghiên cứu chia thành nhiều xu hướng khác nhau. Tác giả đã tập hợp và phân tích hơn 130 tài liệu để tìm hiểu nhận định, quan điểm của các nhà nghiên cứu đi trước về nội dung liên quan đến luận án.

Trong phạm vi của tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả xem xét ở hai khía cạnh chính là nghiên cứu về văn hóa đọc và nghiên cứu văn hóa đọc của sinh viên.

Nghiên cứu về văn hóa đọc ở trong và ngoài nước đã được triển khai cả trong lý luận và thực tiễn. Nội dung được nêu là kết quả điểm luận những nghiên cứu trên thế giới và trong nước xoay quanh văn hóa đọc và văn hóa đọc của sinh viên.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về văn hóa đọc, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc, đặc điểm văn hóa đọc của một số nhóm người tiêu biểu, trong đó có sinh viên. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn một số vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng, đây sẽ là gợi ý cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo theo hướng này, trong đó có nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên. Các kết luận được rút ra trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu bao gồm:

Thứ nhất, việc nghiên cứu về văn hóa đọc đã được nhiều tác giả đề cập đến nhưng chưa có sự nhất quán trong lý giải khái niệm văn hóa đọc, dẫn tới nhận định các đặc điểm văn hóa đọc của từng nhóm cụ thể có những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Vai trò của văn hóa đọc đối với xã hội nói chung, với sinh viên nói riêng vẫn chưa được luận giải một cách tường minh.

Thứ hai, các nghiên cứu về văn hóa đọc của sinh viên chủ yếu hướng vào các biểu hiện về năng lực định hướng tới đối tượng đọc, năng lực lĩnh hội tài liệu và thái độ ứng xử với tài liệu của sinh viên. Tuy nhiên, ít có nghiên cứu phân tích đầy đủ về đặc điểm văn hóa đọc của sinh viên, đặc biệt văn hóa đọc của sinh viên với tài liệu số - một yếu tố quan trọng liên quan tới chất lượng đào tạo đại học trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ ba, chưa có nghiên cứu nào đề xuất được mô hình phát triển văn hóa đọc một cách hiệu quả cho sinh viên trong bối cảnh xã hội hiện đại.

 

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

 

2.1. Những vấn đề chung về văn hóa đọc

2.1.1. Khái niệm văn hóa đọc

Xuất phát từ quan niệm về văn hóa, hoạt động đọc, văn hóa đọc cũng có nhiều cách phát biểu khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu văn hóa đọc như một dạng văn hóa hành vi của con người trong một giai đoạn nhất định khá phổ biến, đồng thời cũng là hướng tiếp cận được được tác giả luận án lựa chọn để nghiên cứu văn hóa đọc của một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội hiện đại: đối tượng sinh viên. Văn hóa đọc là tổng thể các năng lực của chủ thể đọc hướng tới việc tiếp nhận và sử dụng thông tin trong tài liệu, là thước đo mức độ sáng tạo của chủ thể trong hoạt động đọc.

2.1.2. Các thành tố của văn hóa đọc

Cũng có nhiều tác giả đưa ra các thành tố của văn hóa đọc. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm coi văn hóa đọc là tổng thể các năng lực của chủ thể hướng tới việc tiếp nhận, giải mã và lĩnh hội thông tin trong tài liệu, người ta phân chia các thành tố cấu thành văn hóa đọc theo nhóm năng lực thể hiện trong quá trình đọc. Quan điểm phân chia các thành tố của văn hóa đọc do tác giả Trần Thị Minh Nguyệt [63] nêu ra phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận án. Các năng lực đó bao gồm: năng lực định hướng tới đối tượng đọc của chủ thể, năng lực lĩnh hội tài liệu của chủ thể và thái độ ứng xử của chủ thể đối với tài liệu.

2.1.3. Mô hình phát triển văn hóa đọc

Có hai mô hình phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng ứng với mỗi nhóm đối tượng nhất định. Mô hình do các tổ chức xã hội hoặc cá nhân làm hạt nhân thích hợp với sự phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong môi trường học tập, đặc biệt là giáo dục đại học nghề nghiệp bậc cao, nơi mà việc học tập và nghiên cứu khoa học là yêu cầu cần thiết đối với sinh viên thì mô hình do cơ quan thông tin - thư viện làm hạt nhân trở nên thích hợp với cho sự phát triển văn hóa đọc của sinh viên. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình phù hợp rất cần được quan tâm, nghiên cứu đảm bảo tính khả thi cao, đi liền với các điều kiện đảm bảo chất lượng cho mô hình.

2.2. Đặc điểm của sinh viên

Sinh viên ngày nay ngoài những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên thì còn những đặc điểm đặc trưng như: Sinh viên hướng đến phát triển năng lực nghề nghiệp bậc cao; có khả năng cập nhật thành tựu khoa học và công nghệ mới; ham hiểu biết, thích đổi mới, tự ý thức cao.

2.3. Đặc điểm văn hóa đọc của sinh viên

Từ quan điểm về văn hóa đọc và đặc điểm của sinh viên, văn hóa đọc của sinh viên có những đặc điểm chính như:

- Sinh viên có năng lực định hướng cao đối với tài liệu phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

- Sinh viên có kỹ năng đọc tài liệu khoa học.

- Sinh viên có khả năng vận dụng tri thức trong tài liệu vào thực tiễn.

- Sinh viên đang hình thành ý thức tôn trọng bản quyền tác giả.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên

Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên bao gồm:

- Đặc điểm môi trường sống.

- Hoạt động thông tin - thư viện.

- Đặc điểm cá nhân.

2.5. Đặc điểm và yêu cầu đối với văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

2.5.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN kế thừa truyền thống nghìn năm của nền giáo dục dân tộc và trực tiếp kế thừa nền giáo dục đại học hiện đại của Đại học Đông Dương và Đại học Quốc gia Việt Nam.

Trải qua những bước hình thành và phát triển, với khẩu hiệu hành động “Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức” và giá trị cốt lõi “Chất lượng cao - Sáng tạo - Tiên phong - Tích hợp - Trách nhiệm - Phát triển bền vững”, với truyền thống lịch sử hơn 110 năm được tích lũy từ Đại học Đông Dương, ĐHQGHN đang vững bước trên con đường phát triển, phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trung tâm đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.

2.5.2. Đặc điểm sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN là một trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, rất chú trọng đến sự năng động, sáng tạo và hiệu quả trong mọi công việc nên sinh viên của ĐHQGHN có một số đặc điểm khác biệt so với sinh viên của các cơ sở giáo dục đại học khác.Các đặc điểm đó bao gồm:

- Đa số sinh viên ĐHQGHN là những người có năng lực nhận thức cao.

- Sinh viên được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Đa số sinh viên ĐHQGHN xuất thân từ các vùng nông thông, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

2.5.3. Yêu cầu với văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Từ thực tiễn ĐHQGHN, chúng tôi cho rằng 100% sinh viên cần có nhu cầu đọc, trong đó tối thiểu 70% sinh viên có khả năng tìm kiếm tài liệu ở mức độ cao. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú trọng và nhấn mạnh kỹ năng đọc tài liệu chuyên ngành, sự vận dụng sáng tạo tri thức vào thực tiễn và thái độ trân trọng tri thức khoa học, tôn trọng quyền tác giả, sở hữu trí tuệ. Đây vừa là yêu cầu, vừa là tiêu chí để đánh giá văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN.

Thứ nhất, sinh viên phải có kỹ năng đọc một cách sáng tạo và tích cực với tỷ lệ tối thiểu 80%. Sinh viên phải đọc tài liệu chuyên ngành có chiều sâu và nắm chắc kiến thức. Sinh viên cũng cần biết phối hợp các phương pháp đọc để giải mã được các tài liệu sát với nhu cầu học tập và nghiên cứu của bản thân. Đây là tiêu chí rất quan trọng đối với sinh viên ĐHQGHN bởi nếu không đạt được tiêu chí ở khía cạnh này thì sẽ ko đáp ứng được xu hướng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQGHN.

Thứ hai, tối thiểu 70% sinh viên phải biết lựa chọn tài liệu thông qua việc nắm bắt các phương pháp tìm kiếm thông tin hiện đại ở trong và ngoài nước, biết vận dụng sáng tạo không chỉ để nâng cao kiến thức, mà còn phải biết vận dụng vào hoạt động học tập, kiểm tra, đánh giá của giảng viên, hay như tham gia làm các nghiên cứu khoa học để xử lý những tình huống thực tiễn trong cuộc sống.

Thứ ba, tối thiểu 80% sinh viên phải biết trân trọng tri thức khoa học, tôn trọng quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ trong trích dẫn và chia sẻ thông tin. Đây chính là yêu cầu rất phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

 

Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN được mô tả theo các biểu hiện: Năng lực định hướng tới đối tượng đọc của sinh viên (Nhu cầu, khả năng tìm kiếm tài liệu); Năng lực lĩnh hội tài liệu của sinh viên (Kỹ năng đọc, khả năng hiểu và vận dụng vào thực tiễn); Thái độ ứng xử với tài liệu (Ý thức giữ gìn tài liệu và sự tôn trọng bản quyền tác giả). Các kết quả khảo sát đã được trình bày và thống kê mô tả dạng tần suất và tỷ lệ nhằm đánh giá việc có hay không mối liên hệ cũng như độ mạnh yếu của mối liên hệ giữa các biến số định danh và thứ bậc. Ngoài ra, luận án đã đã sử dụng thêm kiểm định Chi - bình phương (c2) để xác định có hay không mối liên hệ giữa các biến số và hệ số tương quan Cramer’s V.

Việc mô tả thực trạng phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN được mô tả thông qua đội ngũ giảng viên, cán bộ thư viện và tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên với hoạt động giảng dạy, hoạt động thông tin - thư viện và hoạt động đoàn thể. Các kết quả khảo sát cũng đã được trình bày và thống kê mô tả dạng tần suất và tỷ lệ nhằm đánh giá việc có hay không mối liên hệ cũng như độ mạnh yếu của mối liên hệ giữa các biến số định danh và thứ bậc.

Một số nhận xét đã được rút ra về thực trạng văn hóa đọc của sinh viên cũng như công tác phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN như sau:

Điểm mạnh

- Sinh viên có nhu cầu đọc cao với các tài liệu chuyên môn và biết sử dụng các nguồn tra cứu đa dạng, hiện đại.

- Sinh viên đã có kỹ năng đọc tài liệu ở mức độ nhất định.

- Sinh viên đã có ý thức tự giác trong ứng xử với tài liệu.

Văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN có những điểm mạnh như trên là do có một số nguyên nhân

Thứ nhất, việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong ĐHQGHN gần 15 năm qua đã đạt những thành tựu to lớn. Đồng thời, việc thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy; rà soát, cập nhật chương trình đào tạo và quy định trách nhiệm của giảng viên ĐHQGHN thông qua các văn bản hướng dẫn đã tác động đến nhu cầu đọc của sinh viên.

Thứ hai, hệ thống thư viện đã triển khai nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin hiện đại cùng với việc tổ chức các hoạt động đào tạo, hướng dẫn người dùng tin giúp sinh viên dễ dàng truy cập.

Thứ ba, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên ĐHQGHN đã bắt đầu triển khai một số hoạt động góp phần giáo dục ý thức, trách nhiệm của sinh viên trong phát triển văn hóa đọc.

Thứ tư, đa số sinh viên ĐHQGHN đều là những người trẻ năng động, được tuyển chọn từ những cơ sở giáo dục phổ thông có uy tín nên họ có tư duy ở mức độ nhất định và đam mê học tập, nghiên cứu khoa học.

Hạn chế

- Kỹ năng lĩnh hội tài liệu chuyên ngành chưa cao.

- Kỹ năng tìm kiếm tài liệu chưa cao.

- Một bộ phận sinh viên còn thiếu ý thức giữ gìn tài liệu.

Những hạn chế nêu trên trong văn hóa đọc của sinh viên là do

Thứ nhất, giảng viên chưa thực hiện đúng trách nhiệm của bản thân theo quy định của ĐHQGHN trong giảng dạy, hướng dẫn học tập cho sinh viên. Một số giảng viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên việc dành thời gian hướng dẫn, trợ giúp sinh viên chưa nhiều.

Thứ hai, hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN còn chưa đáp ứng được nhu cầu đọc của sinh viên. Hệ thống phòng/bộ phận tư liệu của các cơ sở đào tạo trực thuộc ĐHQGHN còn hoạt động riêng lẻ, thiếu sự kết nối với Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống thư viện với giảng viên. Mặc dù giảng viên đánh giá về hiệu quả hoạt động của thư viện đối với việc hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu của bản thân và đối với việc học tập cho sinh viên ở mức độ khá chiếm tỷ lệ cao nhất (46.2%) nhưng họ cũng thẳng thắn nhìn nhận sự phối hợp này chưa thường xuyên. Trong số các giảng viên tham gia trao đổi ý kiến, chỉ có 22.8% giảng viên thường xuyên phối hợp với thư viện để giới thiệu tài liệu cho sinh viên, 49.3% giảng viên thỉnh thoảng phối hợp, trong khi đó có tới 27.9% giảng viên không có thời gian phối hợp với thư viện. Sự phối hợp chưa chặt chẽ cho thấy nhận thức của các bộ phận liên quan (các cấp quản lý, cán bộ thư viện, giảng viên,…) về vai trò của văn hóa đọc và trách nhiệm với phát triển văn hóa đọc cho sinh viên còn chưa đầy đủ. Hay nói khác đi, sự tác động của hệ thống thư viện, giảng viên và các tổ chức đoàn thể còn mang tính tự phát, làm hạn chế tiềm năng phát triển văn hóa đọc ở ĐHQGHN.

Thứ tư, các hoạt động của Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên mặc dù được triển khai sôi nổi nhưng còn dàn trải, chủ yếu là các hoạt động bề nổi, chưa có những chương trình, trọng tâm công tác lớn để giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc, nghiên cứu tài liệu phục vụ chuyên môn và công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở ĐHQGHN.

Thứ năm, ĐHQGHN chưa có cơ chế đủ mạnh trong việc kiểm soát vấn đề vi phạm quyền tác giả, sở hữu trí tuệ. Đây không chỉ là trách nhiệm của ĐHQGHN mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Bên cạnh đó, ĐHQGHN cũng chưa có cơ chế thích hợp để phối hợp giữa các bên có liên quan nhằm phát triển văn hóa đọc cho sinh viên.

 

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

4.1. Mô hình phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN là một vấn đề phức tạp cần có sự phối hợp của giảng viên, tổ chức đoàn thể và hệ thống thư viện theo một cơ chế phù hợp.

Mô hình được đề xuất dựa trên:

Căn cứ lý luận về xu hướng xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc, đó là: Mô hình do cơ quan thông tin - thư viện làm hạt nhân và mô hình do các tổ chức xã hội hoặc cá nhân làm hạt nhân;

Căn cứ thực tiễn thông qua khảo sát đánh giá cho thấy công tác phát triển văn hóa đọc nói chung đã được quan tâm, nhưng sự tác động của hệ thống thư viện, giảng viên và các tổ chức đoàn thể còn mang tính tự phát nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Sự tự phát này dẫn đến sự phối hợp của các bên có liên quan chưa đồng bộ, làm hạn chế tiềm năng phát triển văn hóa đọc ở ĐHQGHN;

Căn cứ pháp lý thông qua việc nhận thức của Nhà nước về vai trò của văn hóa đọc và công tác phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng và ủng hộ sự phát triển văn hóa đọc bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Mô hình phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN được đề xuất đề cao sự phối hợp giữa các yếu tố bên trong ĐHQGHN và giữa ĐHQGHN với các cơ quan, tổ chức ở bên ngoài. Trong ĐHQGHN, cần có sự phối hơp giữa thư viện với các cơ sở đào tạo và tổ chức đoàn thể với vai trò trung tâm điều phối của Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN.

Các điều kiện đảm bảo chất lượng để vận hành hiệu quả mô hình bao gồm: cơ chế quản lý phù hợp, chú trọng yếu tố con người, hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện.

4.2. Các giải pháp hiện thực hóa mô hình phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

Để hiện thực hóa mô hình phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN, chúng ta cần một số giải pháp quan trọng như: đổi mới nhận thức của lãnh đạo, giảng viên, cán bộ thư viện trong phát triển văn hóa đọc cho sinh viên; từ đó nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý trong phát triển văn hóa đọc; tăng cường hiệu quả phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong hoạt động thông tin - thư viện từ góc độ chú trọng đến công tác đào tạo, hướng dẫn và giáo dục người dùng tin, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, tăng cường nguồn lực thông tin và cơ sở hạ tầng công nghệ; phát huy nguồn lực con người và vai trò của các tổ chức đoàn thể sinh viên trong ĐHQGHN trong phát triển văn hóa đọc cho sinh viên.

KẾT LUẬN

Văn hóa đọc được xem xét trong luận án với tư cách văn hóa hành vi của con người. Văn hóa đọc là tổng thể các năng lực của chủ thể đọc hướng tới việc tiếp nhận và sử dụng thông tin trong tài liệu, là thước đo mức độ sáng tạo của chủ thể trong hoạt động đọc được biểu hiện thông qua năng lực định hướng tới đối tượng đọc của chủ thể, năng lực lĩnh hội tài liệu của chủ thể và thái độ ứng xử của chủ thể đối với tài liệu.

   Sinh viên là lực lượng trẻ, có trình độ, có những ưu điểm nội trội hơn so với một phận thanh niên khác trong xã hội. Trước yêu cầu của đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, văn hóa đọc của sinh viên có nhiều đặc điểm khác biệt so với các đối tượng khác, thể hiện ở có năng lực định hướng tới tài liệu cao, có kỹ năng đọc tài liệu khoa học ở mức độ cao, sinh viên có khả năng vận dụng thông tin trong tài liệu vào thực tiễn và đang hình thành ý thức tôn trọng quyền tác giả, sở hữu trí tuệ.

ĐHQGHN là một trong những đại học đa ngành, đa lĩnh vực của Việt Nam. Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, kế thừa truyền thống của Đại học Đông Dương và Đại học Quốc gia Việt Nam, cùng với sự tham gia sâu rộng vào mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, ĐHQGHN đã khẳng định được vai trò nòng cột, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị đại học và hội nhập quốc tế. Về xếp hạng đại học, ĐHQGHN luôn được các tổ chức uy tín đánh giá cao, thuộc nhóm 75% trường đại học hàng đầu thế giới. Với triết lý “Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức”, ĐHQGHN đã xây dựng và từng bước thực hiện định hướng phát triển với mục tiêu chung là trở thành đại học nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực theo các tiêu chí trong khu vực, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám đốc ĐHQGHN, các nhiệm vụ chính trị như: đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác và phát triển, chính trị và công tác sinh viên,… luôn có những giải pháp mang tính đột phá, tiên phong, đổi mới, sáng tạo. Công tác hỗ trợ sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học luôn được ĐHQGHN chú trọng, tăng cường về cách thức triển khai và chất lượng thực hiện nhằm giúp sinh viên phát triển đầy đủ cả về kiến thức và kỹ năng, trong đó sự phát triển về văn hóa đọc trong bối cảnh đổi mới phương pháp giảng dạy có vai trò hết sức quan trọng.

Luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN thông qua các biểu hiện về năng lực định hướng tới đối tượng đọc, năng lực lĩnh hội tài liệu và thái độ ứng xử đối với tài liệu của sinh viên. Đồng thời, phân tích hoạt động phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN hiện nay thông qua đội ngũ giảng viên, cán bộ thư viện và tổ chức Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên với hoạt động giảng dạy, hoạt động thông tin - thư viện và hoạt động đoàn thể.

Kết quả khảo sát cho thấy văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN đã phát triển dưới tác động của yếu tố môi trường giáo dục, chương trình đào tạo, giảng viên, hoạt động thông tin - thư viện và hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong ĐHQGHN và có một số ưu điểm nổi bật như: Sinh viên có nhu cầu đọc cao với các tài liệu chuyên môn và biết sử dụng các nguồn tra cứu đa dạng, hiện đại; sinh viên đã có kỹ năng đọc tài liệu ở mức độ nhất định và đã có ý thức tự giác trong ứng xử với tài liệu. Nguyên nhân là do công tác phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN thông qua hoạt động giảng dạy, hoạt động thông tin - thư viện và hoạt động đoàn thể được quan tâm thường xuyên. Tuy nhiên, còn có một số điểm hạn chế nhất định như: Kỹ năng lĩnh hội tài liệu chuyên ngành của sinh viên chưa cao; Kỹ năng tìm kiếm tài liệu chưa cao và một bộ phận sinh viên còn thiếu ý thức giữ gìn tài liệu. Nguyên nhân là do sự tác động của hệ thống thư viện, giảng viên và các tổ chức đoàn thể còn mang tính tự phát nên hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Sự tự phát này dẫn đến sự phối hợp của các bên có liên quan chưa đồng bộ, làm hạn chế tiềm năng phát triển văn hóa đọc ở ĐHQGHN.

Để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương giảng dạy tại ĐHQGHN và phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục và đào tạo trong tình hình mới, luận án đã đề xuất mô hình phối hợp mang tính nguyên tắc trong phát triển văn hóa đọc cho sinh viên giữa giảng viên, cơ quan thông tin - thư viện và các tổ chức đoàn thể với vai trò trung tâm của cơ quan thông tin - thư viện.

Để hiện thực hóa mô hình phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN, cần một số giải pháp quan trọng như: đổi mới nhận thức của lãnh đạo, giảng viên, cán bộ thư viện trong phát triển văn hóa đọc cho sinh viên; từ đó nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý trong phát triển văn hóa đọc; tăng cường hiệu quả phát triển văn hóa đọc cho sinh viên trong hoạt động thông tin - thư viện từ góc độ chú trọng đến công tác đào tạo, hướng dẫn và giáo dục người dùng tin, nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, tăng cường nguồn lực thông tin và cơ sở hạ tầng công nghệ; phát huy nguồn lực con người và vai trò của các tổ chức đoàn thể sinh viên trong ĐHQGHN trong phát triển văn hóa đọc cho sinh viên.

Mô hình và các giải pháp nêu trên phù hợp với địa bàn nghiên cứu là ĐHQGHN. Để nhân rộng mô hình này trong các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước, chúng tôi nghĩ cần sự quan tâm, chỉ đạo về mặt quản lý nhà nước của Bộ VHTT&DL, Bộ GD&ĐT trong việc sửa đổi quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học và nêu rõ mục tiêu phát triển văn hóa đọc, sự tương tác giữa thư viện với các bộ phận có liên quan của cơ sở giáo dục đại học cụ thể.

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây