Ngôn ngữ
Tên tác giả: Lê Phương Thảo
Tên luận án: Vai trò của phụ nữ trong đời sống cộng đồng ngư dân ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ngành khoa học của luận án: Lịch sử
Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 62 22 70 01
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
1.Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu làm rõ vai trò của phụ nữ Việt trong các hộ gia đình khai thác, chế biến, buôn bán, tiêu thụ hải sản ở cộng đồng ngư dân trong sự so sánh với vị trí của người phụ nữ Việt Nam nói chung
- Cung cấp tư liệu và các luận giải khoa học để có cái nhìn khái quát về cộng đồng ngư dân, một số đặc trưng văn hóa/môi trường, nghề khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản và vai trò của phụ nữ trong đời sống cộng đồng ngư dân ven biển huyện Hậu Lộc.
- Góp phần làm cơ sở khoa học cho việc đưa ra và thực hiện những chính sách phù hợp với cộng đồng ngư dân, đặc biệt là lao động nữ ở các vùng ngư dân sinh sống ven biển, trong các hoạt động nghề buôn bán, chế biến, tiêu thụ hải sản.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phụ nữ trong những hộ gia đình và cơ sở khai thác, chế biến, tiêu thụ và buôn bán các sản phẩm của nghề khai thác hải sản ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa; cụ thể là vai trò của họ trong hoạt động sản xuất, trong gia đình và đời sống xã hội của cộng đồng mà họ sinh sống.
Bên cạnh đó, một số tư liệu liên quan đến chính sách của nhà nước và của địa phương đối với nghề cá, cộng đồng ngư dân và lao động nữ trong cộng đồng này cũng được tìm hiểu và phân tích.
2.Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động của cộng đồng nói chung có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề từ cơ sở nhân học văn hóa xã hội, trong đó phân tích định tính được đặc biệt nhấn mạnh.
- Phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học được xem là phương pháp nghiên cứu chủ yếu để thu thập thông tin và phân tích vấn đề của luận án. Phương pháp này bao gồm các thao tác cơ bản như thu thập các tài liệu văn bản và thống kê kinh tế-xã hội có liên quan đến đề tài nghiên cứu, quan sát tham gia, phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này trong giới chuyên môn ngư nghiệp, đặc biệt là của các nhà dân tộc học/nhân học; cán bộ chính quyền xã, cán bộ làm công tác văn hóa, ngư nghiệp tại huyện và các xã nghiên cứu để có được đánh giá về các vấn đề liên quan đến chính sách, những khó khăn và vướng mắc, kết quả thu được trong các chương trình hỗ trợ ngư dân và gia đình họ.
- Phương pháp nghiên cứu lời kể (narrative research) với những câu chuyện về đời sống của người ngư dân được phân tích để hiểu rõ hơn về các đặc trưng và đời sống của họ. Các đối tượng được phỏng vấn sâu được lựa chọn đa dạng để thu được các câu chuyện về đời sống gia đình, đời sống cộng đồng, cách ứng xử với môi trường sinh thái nơi họ sinh sống; qua đó mang lại nhận thức có giá trị về đóng góp của người phụ nữ trong các gia đình và cộng đồng ngư dân trong mối liên hệ với cấu trúc kinh tế-xã hội tộc người.
3.Các kết quả chính và kết luận
3.1.Các kết quả chính
- Lao động và vai trò của giới trong cộng đồng ngư dân khác xa so với phân công lao động và vai trò giới trong nông nghiệp. Mặc dù vai trò của giới, đặc biệt là của phụ nữ, trong các cộng đồng đánh cá là đặc biệt quan trọng nhưng không gian xã hội mà họ nắm giữ vẫn còn nhiều khoảng trống đối với các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Luận án đã tiếp cận vấn đề giới đối với cộng đồng ngư dân ven biển - một hướng nghiên cứu còn ít được chú ý trong các nghiên cứu dân tộc học/nhân học.
- Để đảm bảo phát triển kinh tế biển một cách bền vững, huyện Hậu Lộc đã tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản, cơ cấu lại nghề phù hợp với vùng biển nhằm khai thác hợp lý, bền vững; kiện toàn các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, hỗ trợ nhau trong sản xuất, tiêu thụ, dịch vụ hậu cần và thiên tai...; các tàu cá ra khơi phải bảo đảm trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện; thực hiện nghiêm quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; cấm các nghề khai thác ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Có những chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực chế biến thủy, hải sản; thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa, nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế vùng biển, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phong tục tập quán truyền thống liên quan đến đặc trưng của từng làng ven biển vẫn được những người ngư dân Hậu Lộc giữ gìn và duy trì đến ngày nay.
- Những kết quả của luận án đã cung cấp bức tranh sinh động về vai trò của phụ nữ trong cộng đồng ngư dân ven biển ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển đối với phụ nữ ở cộng đồng có không ít đặc thù này. Đó là trong các công việc biển, vai trò của nam giới đậm nét bao nhiêu thì trong các công việc của gia đình, vai trò của họ lại mờ nhạt bấy nhiêu. Người phụ nữ coi vai trò chính của mình trong gia đình là nội trợ, là tiêu thụ sản phẩm, có nghĩa là lao động ở trên bờ. Trong các công việc trên bờ này, vai trò của nam giới bị hạn chế. Việc phân định rạch ròi vai trò và sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động kinh tế cũng như trong gia đình ở đây chỉ mang tính tương đối vì hoạt động kinh tế cũng là phục vụ cho gia đình. Cho dù ở một chừng mực nào đó, đóng góp của người phụ nữ chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng mức, nhưng đối với các hộ gia đình ngư dân, vai trò của họ trong chế biến, buôn bán hải sản cũng như trong gia đình là thiết yếu và không thể thay thế.
3.2.Kết luận
- Biển không chỉ mang lại nguồn hải sản đảm bảo cuộc sống và sinh kế cho ngư dân mà còn tác động và quy định đời sống, văn hoá, xã hội của họ. Các cộng đồng ngư dân sống dựa vào biển nên có những đặc trưng riêng do tính chất nghề nghiệp quy định. Họ có nhiều khía cạnh kinh tế, văn hóa và xã hội khác biệt so với các cộng đồng khác. Nam giới trong cộng đồng ngư dân khai thác hải sản thường xuyên đi biển xa gia đình; người phụ nữ ở nhà phải chủ động hơn trong cuộc sống và gánh vác nhiều công việc hơn so với phụ nữ làm nông nghiệp. Sự khác biệt này do các mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất nghề nghiệp và môi trường biển tạo nên.
- Phụ nữ tham gia vào quá trình chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm hải sản, quản lý tài chính. Họ đóng góp đáng kể vào việc khai thác hải sản do nam giới thực hiện thông qua các hoạt động chế biến và phân phối. Với các hộ gia đình và cộng đồng ngư dân, vai trò của họ trong chế biến, buôn bán hải sản là thiết yếu và không thể thay thế. Nếu không có họ ở trên bờ lo toan các công việc hậu cần thì nam giới khó có thể có thời gian, sức khỏe để có những chuyến đi biển dài ngày. Trong thu nhập của nam giới có sự đóng góp về thời gian và công sức của những người phụ nữ.
- Ở cộng đồng ngư dân, trục phân công lao động trên bờ - trên biển đã có những ảnh hưởng lớn đến vai trò của nam giới và nữ giới trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi dạy con cái. Nam giới trong gia đình thường xuyên xa nhà (trên biển) dẫn đến việc họ phải phó thác phần lớn các trách nhiệm và công việc của gia đình (trên bờ) cho người phụ nữ. Trong đời sống gia đình, địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao tuy nhiên, mô hình phân công vai trò vẫn mang tính truyền thống. Phụ nữ vẫn là người chịu trách nhiệm chính công việc nhà, dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Họ cũng là những người tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng chung của cộng đồng, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa của làng xã ven biển Hậu Lộc.
- Do đặc trưng của môi trường làm việc nên sự phân công lao động theo giới ở cộng đồng ngư dân là khá rõ nét. Các đặc trưng văn hóa, xã hội khác như sự đóng góp không thể phủ nhận của nữ giới trong hoạt động nghề cá, sự phân cách tương đối giữa cộng đồng ngư dân với xã hội lớn hơn mà chính từ các xã hội đó những cộng đồng này được hình thành cũng là những đặc điểm thể hiện sự tác động qua lại giữa môi trường lao động và cộng đồng cư dân.
- Một nửa số lao động nghề cá là phụ nữ, vị thế và vai trò của họ trong cộng đồng ngư dân được quy định bởi nhiều yếu tố. Để tiếp tục phát huy vai trò trong hoạt động sản xuất cũng như trong gia đình và cộng đồng xã hội, phụ nữ cần được nâng cao hơn nữa kĩ năng nghề nghiệp trong điều kiện làm việc ngày càng được chuyên môn hóa và hiện đại hóa nhằm duy trì nghề và phát triển hơn nữa các hoạt động chế biến, tiêu thụ hải sản trong bối cảnh gia tăng thách thức về hoạt động kinh tế, trách nhiệm với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc đưa ra và triển khai các chính sách hỗ trợ nghề cá và ngư dân, đặc biệt là lao động nữ, cần được xem xét và thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả hơn.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Lê Phương Thảo
Thesis title: The Role of Women in Coastal Fishing Communities in Hậu Lộc District, Thanh Hóa Province
Scientific branch of the thesis: History
Major: Ethnology Code: 62 22 70 01
The name of postgraduate training institution: University of Social Sciences and Humanity
1.Thesis purpose and objectives
Purposes:
- Clarify the role of Vietnamese women in households that exploit, process, trade and consume seafood in fishing communities in comparison with the Vietnamese women in general
- Provide materials and scientific explanations to have an overview of the fishing community, some cultural/environmental characteristics, fisheries, fishing, process and consumption, and women’s role in coastal fishermen life in Hau Loc District.
- Contribute scientific ideas for making and implementing appropriate policies for fishing communities, especially female workers in coastal fishing areas and in activities of trading, processing and consuming seafood.
Objectives:
- Research object of the thesis is women in households and business that exploit, process, consume, and trade in fishing products of Hau Loc District, Thanh Hoa Province; namely their role in production activities, in their family and the social life of their community.
- In addition, a number of documents related to the state and local policies on fisheries, fishing communities and female workers in this community have been also studied and analyzed.
2.Research methods
Women’s participation in community activities is generally approached from different perspectives. This study approaches the issue from the socio-cultural anthropological view, in which qualitative analysis is particularly emphasized.
- Ethnological fieldwork is considered the main method to collect information and analyze questions of the dissertation. This method includes basic operations such as collecting secondary documents and socio-economic statistics related to the research topic, participant observation, and in-depth interviews with research subjects.
- Consult experts who have experienced on this topic in term of fishing, especially ethnologists and anthropologists; communal government officials who are incharged of cultural affairs and fisheries in Hau Loc District and researched communes to get their assessment of policies’ difficulties and problems; results obtained in programs to support fishermen and their families.
- Narrative research with stories about the lives of the fishermen were analyzed to better understand the characteristics and their lives. The subjects were selected interviews varied to obtain the stories of family life, community life, how to deal with the ecological environment in which they live; thereby bringing valuable awareness of the contribution of women in the family and fishing communities in relation to the economic structure-ethnic society.
3.Major results and conclusions
3.1.The major results
- Labor and gender roles in fishing communities are different from labor division and gender roles in agriculture. Although the role of gender, especially of women, in fishing communities is important, the social space held by them has been still unknown to researchers and policy makers. The thesis approaches gender issues coastal fishing communities - a research theme that has not been paid much attention in ethnographic/anthropological studies.
- To ensure sustainable marine economic development, Hau Loc District has reorganized fishing production and its structure to accord the seas in order to exploit reasonably and sustainably; consolidate production unions at sea to support each other in production, consumption, logistics and natural disasters... Fishing vessels going offshore to exploit seafood must equipped with safe equipments; strictly implement regulations on exploitation and protection of aquatic resources; prohibit fishing activities that affect the aquatic resources. There are policies to attract businesses to invest and trade in seafood and seafood processing; implement a number of policies to encourage and support fishing, aquaculture and fishing services in far water area in order to take full advantages of the sea, and contribute to socio-economic development.
Along with the economic development, community’s cultural activities and traditional customs related to the characteristics of each coastal village have been still preserved and maintained by Hau Loc fishermen.
- Results of the thesis provide a lively picture of the women role in coastal fishing communities in Hau Loc District, Thanh Hoa Province, and can be referred as a basis for building developing policies for women in these specific communities. In the work at sea, the role of men is obvious to see, but in their family, their contribution is not clear. Women consider their main role in housework and sea product consumption. During these ashore work, men’s role is limited. The distinction of role and participation of women in economic activities as well as in the family has been relative because the economic activity is also served for family. In a certain extent, the contribution of women have not been acknowledged and appreciated; however, for the families of fishermen, their role in processing and trading seafood as well as in their family is essential and irreplaceable.
3.2.Conclusions
- The sea has not only provided seafood to ensure life and livelihood of the fishermen, but also affected and defined their life, culture and society. Fishing communities live on the sea; hence, they have their own characteristics defined by their job’s characteristics. They have many differences on economic, cultural and social aspects from other communities. Men in the fishing community often go to work far from their home. Their wife at home has to be more active in life and take responsibility on more jobs than women in agriculture communities do. This difference is caused by the relationships between the characteristics, occupational features and marine environment.
- Women are involved in processing and distribution of seafood products and financial management. They contribute significantly to the men’s seafood exploitation through processing and distributing activities. For fishing households and communities, their role in processing and trading seafood is essential and irreplaceable. Without their ashore works, it is difficult for men to have time and health to take long trips to the sea. There is a great contribution of time and effort of women in their men’s income.
- In fishing communities, the division of labor onshore - at sea has greatly influenced on the role of men and women in the field of child care and education. Men in the family are often away from home (at sea), which leads to their entrustment of most responsibilities and duties of the family (on the shore) to their women. In the family, the status of women has been increasingly enhanced. However, the model of role assignment is still traditional. Women are considered to be in charge of housework, parenting, and spiritual care for family members. They are also people who actively participate in the community’s common religious activities, contribute to build cultural lifestyle of the coastal village in Hau Loc.
- Due to the characteristics of the working environment, the gender labor division in fishing communities is quite clear. Other cultural and social characteristics such as the undeniable contribution of women in fisheries activities, the relative division between fishing communities and their larger societ are also features of the interaction between working environment and the community.
- Half of the workers in fishery are women; their position and role in the fishing communities is determined by many factors. In order to keep their role in production activities as well as in their family and social community, the women need to improve their occupational skills in a more increasingly specialized and modernized working conditions. This aims to maintain and develop seafood processing and consumption activities in the increasing in challenges of economic activities, family and social responsibilities. Therefore, the introduction and implementation of policies to support fisheries and fishermen, especially female workers, should be considered and implemented more seriously, synchronously and effectively.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn