Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TYLA: Truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn Tự sự học

Thứ hai - 09/12/2019 21:49

Tên tác giả: Tạ Diễm My

Tên luận án: Truyện của Tô Hoài dưới góc nhìn Tự sự học

Ngành khoa học của luận án:  Văn học

Chuyên ngành: Lý luận Văn học                          Mã số: 60.22.01.20

Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: game đánh chắn online đổi thưởng - Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án

* Mục đích nghiên cứu:

- Tìm hiểu về lí thuyết tự sự học và việc vận dụng lí thuyết tự sự học trong nghiên cứu văn học tại Việt Nam. 

- Tìm hiểu về nhà văn Tô Hoài và vai trò, vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam hiện đại (bao gồm cả nền văn học thiếu nhi Việt Nam). 

- Vận dụng lí thuyết Tự sự học với các vấn đề về kết cấu, cốt truyện, điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện, ngôn ngữ… song song với hướng tiếp cận Tự sự học - Văn hoá, để tìm hiểu về nghệ thuật tự sự làm nên phong cách văn chương của nhà văn Tô Hoài.

* Đối tượng nghiên cứu:

- Những sáng tác văn xuôi tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài thuộc ba thể loại chính là truyện ngắn (bao gồm cả mảng truyện ngắn viết cho thiếu nhi), tiểu thuyết và hồi kí - tự truyện, như: Quê nhà, Quê người, Mười năm, Chuyện cũ Hà Nội, Giăng thề, Nhà nghèo, O chuột, Khách nợ, Truyện Tây Bắc, Đảo Hoang, Nhà Chử, Nỏ thần, Chuyện cũ Hà Nội, Cát bụi chân ai, Chiều Chiều, Một trăm cổ tích, Dế mèn phiêu lưu kí...

2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Phương pháp nghiên cứu chính: Tự sự học - phương pháp nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan, đặc biệt là vấn đề kết cấu, điểm nhìn trần thuật, vai trò của người kể chuyện…

- Phương pháp liên ngành: Tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hoá - Một hướng đi của Tự sự học hậu kinh điển, góp phần giải mã tác phẩm trong bối cảnh văn hoá sinh ra tác phẩm, cũng như các vấn đề về cảm quan văn hoá và phương thức biểu hiện cảm quan văn hoá của tác giả.

- Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ kết hợp một số thao tác nghiên cứu đối chiếu - so sánh, hệ thống - thống kê... để thực hiện nhiệm vụ khoa học của Luận án.

3. Các kết quả chính và kết luận

3.1. Các kết quả chính

- Khái lược diễn trình và thành tựu nghiên cứu Tự sự học, cùng như quá trình vận dụng lí thuyết Tự sự học vào nghiên cứu văn học tại Việt Nam.

- Khái lược lí thuyết về vấn đề kết cấu trong tác phẩm tự sự; hướng tiếp cận văn hoá trong tác phẩm văn học; lí thuyết về điểm nhìn và người kể chuyện trong tác phẩm.

Vận dụng lí thuyết tự sự học trong nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài:

+ Khảo sát trên phương diện kết cấu: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí, từ đó chỉ ra những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật Tô Hoài trên phương diện thế loại, nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng kết cấu…

+ Khảo sát trên các bình diện cảm quan văn hoá: về thiên nhiên, về xã hội - phong tục, về con người… Dựa vào bối cảnh văn hóa - xã hội, các hiện tượng văn hóa để làm nổi bật những giá trị văn hóa được thể hiện trong sáng tác của Tô Hoài, cũng như quan niệm nhân sinh, quan niệm nghệ thuật của nhà văn

+ Khảo sát trên phương diện người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, nét độc đáo của hình tượng người kể chuyện, vấn đề dịch chuyển điểm nhìn…

3.2. Kết luận

- Từ việc ứng dụng những lí thuyết của tự sự học, đặc biệt là trên phương diện nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng kết cấu tác phẩm (góc nhìn của tự sự học kinh điển), và vấn đề điểm nhìn trần thuật, phong cách tự sự, cảm quan văn hoá, đi sâu hơn vào phương thức biểu đạt và đặc trưng thẩm mĩ của thể loại tự sự (góc nhìn của tự sự học hậu kinh điển), Luận án khẳng định những đóng góp của nhà văn Tô Hoài đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

- Qua những khái quát, tìm hiểu, có thể thấy truyện của Tô Hoài thể hiện sự biến đổi phức tạp của nhiều “vai kể” với nhiều sáng tạo trong “nghệ thuật tự sự”, hình thành nên sự đa dạng trong phong cách văn chương. Áp dụng lí thuyết của tự sự học vào nghiên cứu những sáng tác của Tô Hoài không chỉ góp phần làm sáng tỏ giá trị nội dung, nghệ thuật trong truyện Tô Hoài một cách khoa học dưới ánh sáng của lí luận tự sự.

- Luận án bước đầu khám phá những mô hình kết cấu phổ biến trong truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí - tự truyện của nhà văn Tô Hoài, qua đó thấy được sự đa dạng trong nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm của nhà văn dưới nhiều hình thức: Kết cấu tâm lí, kết cấu lôgic - nhân quả, kết cấu chi tiết, kết cấu lắp ghép, kết cấu hình tượng nhân vật...

- Việc khảo cứu các bình diện cảm quan văn hoá trong truyện của Tô Hoài là một hướng đi mới, giúp làm sáng tỏ chân dung tác giả, góc nhìn, cảm nhận của nhà văn về đời sống xã hội và được thể hiện qua những biểu tượng, hình tượng, kí hiệu văn hóa, văn học đặc thù. Tô Hoài ít tập trung vào những mâu thuẫn xã hội mang tính đối kháng quyết liệt, cảm quan văn hóa về xã hội, phong tục của nhà văn gắn với những nếp sống bình dị, đời thường của người dân quê, những làng nghề, hội hè truyền thống đa sắc màu và nhiều dư vị, thể hiện vốn sống, vốn văn hóa của một nhà văn - nhà phóng sự tài năng.

- Hình tượng người kể chuyện trong truyện của Tô Hoài có nhiều nét độc đáo, sự linh hoạt trong việc thay đổi điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ dân gian, giọng điệu vừa dung dị, tự nhiên vừa có màu sắc trữ tình.

                                                            SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

The author’s name: Ta Diem My

Thesis title: To Hoai's works from the perspective of narratology

Scientific branch of the thesis: Literature

Major: Literary theory                                           Code: 60.22.01.20

The name of postgraduate training institution: Hanoi University of Social Sciences and Humanities

1. Thesis purpose and objectives

* Thesis purposes:

- Learn about the theory of narratology and the use of narratology in literary research in Vietnam.

- Learn about writer To Hoai and his role in modern Vietnamese literature (including Vietnamese children's literature).

- Manipulating the theory of narratology with structural issues, plot, narrative viewpoints, storytellers, languages ... in parallel with the approach of culture, to learn about art narrated to make literary style of writer To Hoai.

* Objectives:

- To Hoai's works in three main categories: short stories (including short stories written for children), novels and memoirs, such as: Que Nha, Que Nguoi, Muoi Nam, Chuyen cu Ha Noi, Giang the, Nha ngheo, O chuot, Khach no, Truyen Tay Bac, Dao Hoang, Nha Chu, No than, Chuyen cu Ha Noi, Cat bui chan ai, Chieu chieu, Mot tram co tich, De men phieu luu ki...

2. Research methods

- The main research method: Narrative learning - the method of studying the structure of narrative documents and related issues, especially structural issues, narrative points of view, the role of storytellers ...

- Interdisciplinary approach: Accessing the work from a cultural perspective - A direction of post-canonical narrative, contributing to decoding the work in the context of the culture of the work, as well as sensory issues Cultural perception and methods of expression of the cultural senses of the author.

- Besides, we will also combine a number of analytical research activities - synthesis, comparison - comparison, system - statistics... to perform the scientific task of the thesis.

3. Major results and conclusions

3.1. The major results

- Summary of process and achievements of narrative research, as well as the process of applying narrative theory to literary research in Vietnam.

- Theoretical outline of structural issues in narrative works; cultural approach in literary works; Theory of point of view and storyteller in the work.

Applying narrative theory in studying creative writing of To Hoai:

+ Surveying in terms of structure: short stories, novels, memoirs, thereby pointing out the highlights in To Hoai art style in terms of genre, art of organizing the plot and building structures ...

+ Survey on cultural sensory aspects: about nature, society - customs, people... Based on the socio-cultural context, cultural phenomena to highlight literary values Chemistry is expressed in the work of Tô Hoài, as well as the conception of human life and the artistic concept of the writer

+ Surveying in the aspect of narrator and narrative viewpoint, the unique feature of the narrator image, the problem of shifting the viewpoint ...

3.2. Conclusions

- From the application of theories of narrative, especially in terms of the art of organizing the plot and constructing the structure of work (the perspective of classical narrative), and the point of narrative viewpoint , narrative style, cultural senses, going deeper into the mode of expression and aesthetic characteristics of the narrative genre (the perspective of post-canon narrative study), the thesis affirms the contributions of the family. Tô Hoài literature for modern Vietnamese prose.

- Through the generalizations, research, we can see that To Hoai's story expresses a complex change of many "roles" with many creations in "narrative art", forming diversity in style. literature. Applying the theory of narrative to researching To Hoai's works not only contributes to clarifying the value of content and art in To Hoai's story scientifically in the light of narrative theory.

- The dissertation initially explores popular structural models in short stories, novels, memoirs and autobiographies of writer To Hoai, thereby seeing the diversity in the art of building structural works of houses. texts in many forms: psychological structure, logical - causal structure, detailed structure, assembled structure, image structure structure...

- The study of cultural sensory aspects in To Hoai's story is a new direction, helping to clarify the portrait of the author, the perspective, the feeling of the writer about social life and expressed through the typical symbols, symbols, cultural symbols and literature. Tô Hoài less focused on social conflicts that were fiercely opposing, social cultural senses, writer's customs associated with the simple and everyday life of the villagers, craft villages, Traditional festival with colorful and aftertaste, showing the capital, cultural capital of a talented writer - reporter.

- The image of the narrator in To Hoai's story has many unique features, the flexibility in changing the narrative point of view, the language imbued with folk-language, the tone is both natural and lyrical.

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây