Ngôn ngữ
1.Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Thảo 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/07/1987 4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Số 4619/QĐ-XHNV về việc kéo dài thời gian học tập của NCS khóa QH-2013-X ra ngày 29/12/2016.
7. Tên đề tài luận án: Nhận thức về biển và chính sách hướng biển của các chúa Nguyễn Đàng Trong (thế kỷ XVI – thế kỷ XVIII)
8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới 9. Mã số: 62 22 03 11
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Anh Tuấn
11. Tóm tắt các kết quả mới của Luận án
Luận án góp phần đóng góp cách nhìn toàn diện về quá trình nhận thức về biển trong lịch sử và nhận thức về biển của thời kỳ chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Trong đó những nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình phát triển của nhận thức.
Luận án dựng lại bức tranh về chính sách biển của chúa Nguyễn trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực và thế giới thế kỷ XVI –XVIII. Từ đó thấy vị trí quan trọng của Đàng Trong trong hệ thống thương mại biển Đông.
Luận án góp phần giải mã, nhìn nhận lại mô hình kinh tế, dạng thức phát triển của Đàng Trong trong mối tương quan với các dạng thức của chính quyền Đàng Ngoài và các quốc gia trong khu vực trong cùng thời kì.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đối với tình hình thời sự hiện nay, biển là một nhân tố quan trọng và hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất ổn căng thẳng xung quanh vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì vậy, luận án mong muốn góp thêm một bài học từ lịch sử trong việc hoạch định chính sách nói chung và chính sách hướng ngoại và chính sách hướng biển nói riêng để kiên quyết giữ vững chủ quyền quốc gia nhưng cũng mềm dẻo và linh hoạt trong ứng xử tạo điều tốt nhất để phát triển kinh tế biển.
Luận án là nguồn tài liệu tham khảo có tính hệ thống phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
- Giao thương khu vực và quốc tế thời kỳ cổ trung đại
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2018), “Chính sách của chính quyền chúa Nguyễn đối với người Nhật Bản và hoạt động thương mại của thương nhân Nhật Bản ở Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ VII, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 288.
- Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2018), “Mối quan hệ của Campuchia với Việt Nam trong thời kỳ Ăngkor (802-1432)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (9), tr. 31-40.
- Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2018), “Tác động của chính sách hướng biển đối với văn hóa xã hội Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (12), tr. 14-18.
- Nguyễn Thị Ngọc Thảo (2018), “Tác động của chính sách hướng biển ở Đàng Trong của chúa Nguyễn thế kỷ XVI – XVIIII”, Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung (4), tr 53-61.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Ngoc Thao 2. Sex: female
3. Date of Birth: 15/7/1987 4. Place of Birth: Bac Giang
5. Admission decision number: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, dated 30 December 2013, by Rector of the University of Social sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process:
- No.4619/QĐ-XHNV of extention for QH-2013-X PhD candidates issued on 29/12/2016
7. Official thesis title: Awareness of the sea and the sea-oriented policy of Nguyen lords in Dang Trong from the 16th century to the 18th century
8. Major: World History 9.Code: 62.22.03.11
10.Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Hoang Anh Tuan
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis contributes to a comprehensive view of the process of maritime awareness in history and sea awareness of the Nguyen dynasty in Dang Trong. In which subjective and objective factors directly and indirectly affect the development of awareness.
The thesis reconstructs the picture of Lord Nguyen's sea policy in relation to regional countries and the world in the XVI-XVIII century. From there, we see the important position of Dang Trong in the East Sea trading system.
The dissertation contributes to deciphering and revisiting the economic model and development mode of Dang Trong in relation to the forms of the Dang Ngoai authorities and other countries in the region in the same period.
12. Practical applicability, if any:
Regarding the current situation, the sea is an important factor and there exist many tensions and uncertainties surrounding the protection of sovereignty over the sea and islands. Therefore, the dissertation desires to contribute an additional lesson from the history in policymaking in general and outward and seaward in particular to firmly maintain national sovereignty but also flexibility and flexibility. acts in the best conduct to develop the marine economy.
The thesis is a systematic reference source for teaching and researching work on world and Vietnamese history.
13. Further research directions, if any:
- Regional and international economic exchanges in the middle and early modern periods of time.
14. Thesis related publications:
- Nguyen Thi Ngoc Thao (2018), "Policies of the Nguyen government for Japanese people and commercial activities of Japanese merchants in Dang Trong in the XVI - XVIII centuries", Scientific Conference of National Pedagogical University, Publishing House of Pedagogy University, p. 288.
- Nguyen Thi Ngoc Thao (2018), "Cambodia's relationship with Vietnam during the Angkor period (802-1432)", Journal of Southeast Asian Studies (9), pp. 31-40.
- Nguyen Thi Ngoc Thao (2018), "The impact of maritime policy on the social culture of Dang Trong XVI - XVIII century", Journal of Culture and Arts (12), pp. 14-18.
- Nguyen Thi Ngoc Thao (2018), "The impact of sea policy in Dang Trong by Lord Nguyen in the XVI - XVIIII centuries", Social Sciences of The Central Region Review (4), pp. 53-61.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn