Ngôn ngữ
Tên tác giả: Bùi Thanh Minh
Tên luận án: Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình
Ngành khoa học của luận án: Công tác xã hội
Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: Đào tạo thí điểm
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: Khoa Xã hội học, game đánh chắn online đổi thưởng - Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm chỉ ra thực trạng thực thi chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình. Trong sự so sánh với nhu cầu của nhóm thanh niên dân tộc thiểu số, các chính sách và điều kiện thực thi sẽ được phân tích để tìm ra những nguyên nhân tạo ra sự kém hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số hiện nay. Từ những hạn chế đó, Luận án khuyến nghị mô hình cho sự tham gia của công tác xã hội như một công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số.
Đối tượng nghiên cứu: Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án đã sử dụng: Phương pháp quan sát, Phương pháp phân tích tài liệu, Phương pháp phỏng vấn sâu, Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi. Các dữ liệu định tính được phân tích bằng phần mềm excel, các thông tin từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó để có được nguồn thông tin tham khảo lý luận và thực tiễn tương đối đầy đủ và có giá trị cho nghiên cứu về thanh niên, thanh niên dân tộc thiểu số, chính sách đào tạo nghề, đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số và công tác xã hội trong hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số học nghề, tìm kiếm việc làm.
- Trình bày cơ sở lý luận: hệ thống khái niệm, lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và khái quát địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên dân tộc thiểu số, bao gồm đánh giá tính hữu ích, các nghề nghề, trình độ, cơ sở sở đào tạo và các hỗ trợ về tài chính, xã hội trong tiếp cận chính sách và học nghề.
- Phân tích các chính sách và điều kiện thực thi các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Hòa Bình. Từ các dữ liệu thực tế, nghiên cứu chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế dưới lăng kính của lý thuyết các bên liên quan và khung phân tích chính sách ROCCIPI.
- Dưới khung thực thi chính sách từ trên xuống, Luận án chỉ ra vai trò của công tác xã hội như một công cụ biện hộ chính sách và cung cấp thông tin để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. Từ thực tế phát triển công tác xã hội tại Việt Nam, Luận án đề xuất mô hình công tác xã hội trong hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số học nghề và tìm kiếm việc làm.
3.2. Kết luận
Nhu cầu xã hội cao, nhà nước dành rất nhiều nguồn lực về cơ chế, tài chính nhưng đào tạo nghề cho TNDTTS không được triển khai hiệu quả. Tính không hiệu quả được thể hiện qua việc rất ít TNDTTS tham gia học nghề. Họ vẫn lựa chọn các công việc phổ thông để có thể kiếm tiền ngay. Những TNDTTS học nghề lại chủ yếu xuất phát từ việc học nghề miễn phí, được hỗ trợ chi phí hay các lý do khác chứ không phải do tính hữu ích hay định hướng nghề nghiệp tương lai. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới tập trung vào các nghề đơn giản, chỉ thu hút được phụ nữ nội trợ trong thời gian rảnh rỗi của họ. Đào tạo nghề tại các cơ sở học nghề mới chỉ hấp dẫn người học vì các chính sách hỗ trợ. Hệ cao đẳng không tuyển sinh được do không được hỗ trợ kinh phí là minh chứng rõ nét. Điều này sẽ làm mất cân bằng lực lượng lao động, làm giảm hiệu quả đào tạo nghề và làm mất đi nguồn lực quan trọng cho TNDTTS trong việc tạo dựng sinh kế bền vững, hướng đến đảo bảo an sinh xã hội và sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số.
Nguyên nhân của những hạn chế đến từ cả nội dung chính sách và quá trình thực thi chính sách đào tạo nghề cho TNDTTS học nghề. Điều dễ nhận thấy, chính sách đã không có sự tách riêng cấu phần đào tạo nghề cho TNDTTS mà gộp chung trong nhiều nội dung chính sách khác nhau. Chính sách chưa đặt TNDTTS làm trung tâm trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề. Từ đó, dẫn đến tính thiếu hiệu quả và phù hợp của các hoạt động đào tạo nghề đang được triển khai.
Việc phân quyền không hợp lý dẫn đến sự thiếu phối hợp giữa các bên liên quan. Các hệ quả của bất cân xứng thông tin đã tạo những lựa chọn bất lợi, các cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề. Việc cạnh tranh giữa các trường đào tạo về số lượng người học dẫn đến chất lượng đào tạo bị coi nhẹ. Phân mảng thể chế giữa các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến các quy trình ngược trong triển khai đánh giá nhu cầu, phân bổ ngân sách, triển khai đào tạo do đó, hoạt động đào tạo nghề, đặc biệt là nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 chủ yếu nhằm mục đích giải ngân nguồn ngân sách chứ không nhằm vào mục đích là hiệu quả đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực.
Qua thực tế tỉnh Hòa Bình, rõ ràng, còn thiếu một thiết chế biện hộ chính sách và thiết chế độc lập, khách quan trong cung cấp thông tin nghề nghiệp, thị trường lao động, góp phần đưa các chính sách vào thực tiễn, tăng quyền và hỗ trợ cho TNDTTS trong quá trình hướng nghiệp, học nghề, tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp. Nhu cầu thực tế đề xuất sự tham gia của CTXH trong lĩnh vực này do TNDTTS là một nhóm đối tượng đặc thù mà CTXH cần hướng đến, đảm bảo sự phát triển hòa nhập và bền vững cho TNDTTS nói riêng và vùng dân tộc thiểu số nói chung.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Bui Thanh Minh
Thesis title: Vocational training for ethnic minority youth in Hoa Binh province
Scientific branch of the thesis: Social Work
Major: Social work Code: Pilot Training
The name of postgraduate training institution: Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
1. Thesis purpose and objectives
Thesis purpose:
Thesis objective: Consumption behavior in the garment sector (of urban youth)
2. Research methods
Research methods were used: Document analysis method, In-depth interview method, Focused group interview, Questionnaire method and Information processing method by, Excel, SPSS software.
3. Major results and conclusions
3.1. The major results
By utilizing prior literature review, this paper can obtain valuable ang thorough theoretical and practical references for the study on youth, ethnic minority youth, vocational training policies, vocational training for ethnic minority youth and the role of social work in vocational trainings and employment seeking assistance for young ethnic minority.
The presentation of theoretical framework: system of concepts, theories, research methods and study area generalization.
- Analysis of the situation of the vocational training needs of young people of ethnic minorities, including utility assessment, training programs, qualifications, training facilities, financial and social support in the access to vocational training policies.
- Analysis of vocational training policies and the implementation conditions of vocational training policies for ethnic minority youth at Hoa Binh Province. From empirical data, this paper points out the limitations and its causes with the assistance of stakeholder theory and ROCCIPI policy analysis framework.
- By utilizing the top-down policy implementation analysis framework, the paper specifies the role of social work as a tool for policy advocacy and publicize important information in order to improve the effectiveness of vocational training for ethnic minority youth. From the actual development of social work in Viet Nam, the paper also proposes a model of social work in assisting ethnic minority youth (EMY) in vocational training and employment seeking.
3.2. Conclusions
With a high social demand, the government have allocated a considerable amount of resources on the mechanism and finances for vocational training for EMY, however, the implementation element of those policies have not been quite effective. With very few EMY participated in vocational trainings in the past, the effectiveness of those programs are inadequate. EM still prefer common jobs that have an instant salary instead of participate in the vocational training programs. On the other hand, the one that chose to participate in the programs, tend to join the program due to its cost support, free apprenticeship or other reasons. They did not participate in the vocational training programs because of its utility, or future career orientation. Vocational trainings for new rural area workers have concentrated on simple occupations, that only attracted with housewives in their spare times. Moreover, vocational training at the facility is only appealing to those that needs supporting policies. One of the prime example of that argument is that the College system cannot find enough students due to the lack of financial support. This will weaken the balance of the labor force, reduce the effectiveness of vocational training and waste the valuable resources for EM in creating sustainable livelihoods, and, in turn, might have a negative effect on the social security and ethnic minority areas development.
The cause of the limitations comes from both the content of the policies and also the implementation element of vocational training policies for EMY participants. It is obvious that the vocational training policies does not have a specific component for EMY vocational training but it exists in many different policies. The vocational training policy has not concentrated on EMY people in the implementation process. Therefore, the inefficiency and inappropriateness of vocational training activities are being implemented.
Unreasonable decentralization leads to a lack of coordination among stakeholders. The consequences of information asymmetry have created adverse choices, unfair competition between vocational training facilities, and/or between government agencies related to vocational training. The competition between training facilities caused a neglected quality of training. Institutional fragmentation among government agencies caused inverse processes in the implementation of demand assessment, budget allocations and training programs. As a result, vocational training activities, especially for EMY in accordance to Project 1956, mainly focus on budget disbursement and not the effectiveness of the training programs or the quality of human resources.
With the actual situation of Hoa Binh Province, clearly, there is a lack of an independent and objective advocacy mechanism in providing career and labor market information that can contribute to the practicality of the vocational training policy. Moreover, it might also increase the rights and support for EMY in the process of vocational training, employment seeking and start-up. The actual social demands require the participation in social assistance in vocational training due to the distinctive issues with EMY. They can ensure the inclusive and sustainable development of ethnic minority areas, and EMY particularly.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn