Ngôn ngữ
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa Lê
Tên luận án: Nghiên cứu văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền, Hà Tĩnh
Ngành khoa học của luận án: Hán Nôm
Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 62.22.01.04
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền ở Hà Tĩnh nhằm làm rõ xem lực lượng sáng tác của dòng họ ra sao, tình hình tác phẩm và văn bản của các tác phẩm như thế nào. Từ đó đi đến làm rõ văn chương Nôm của dòng họ có vai trò như thế nào trong tương quan với hệ thống văn chương chữ Hán? Có mối liên hệ như thế nào với các truyền thống khoa cử và văn chương của dòng họ Nguyễn Huy và Phan Huy? Vì sao, các tác phẩm văn thơ Nôm của dòng họ này lại chiếm giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử văn học? Vì sao di sản văn chương của dòng họ Nguyễn Tiên Điền lại tạo nên thành một cuộc cách tân về nghệ thuật và chức năng thẩm mĩ, với những tác phẩm Nôm giá trị, đặc biệt là Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du? Mặt khác, truyền thống dòng họ (nhất là các dòng họ khoa bảng, khoa hoạn) và sự quan hệ qua lại (về hôn nhân, về học vấn,...) có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành đặc điểm văn chương Nôm của họ Nguyễn Tiên Điền? Mặt khác nữa, văn học Nôm với tư cách là dòng văn học viết bằng tiếng Việt, có vai trò như thế nào trong cấu trúc tổng thể của các sáng tác văn học của các tác gia song ngữ trong môi trường song văn hóa Hán- Việt?
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống các văn bản Nôm và hệ thống các tác phẩm, trước tác được viết bằng chữ Nôm (tiếng Việt) của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền. Tuy nhiên, do sự biến động của lịch sử và những nguyên nhân khác, nhiều văn bản chữ Nôm đã bị mất, nay chỉ còn bản phiên bằng mẫu tự Latin thì các bản phiên đó cũng thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp điền dã, sưu tầm tư liệu
- Phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm
- Phương pháp nghiên cứu ngữ văn Hán Nôm
- Phương pháp đối chiếu, so sánh văn bản và ngôn ngữ
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh theo định lượng
- Phương pháp nghiên cứu văn học sử.
- Phương pháp nghiên cứu văn hóa, mà cụ thể là văn hóa dòng họ.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
Trên cơ sở tổng quan về tình hình nghiên cứu văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền để xác định học giới, nghiên cứu giới đã làm được gì và còn những gì chưa làm được, từ đó luận án góp phần làm sáng tỏ một số nội dung sau:
Về mặt lí luận - Nghiên cứu về văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền góp phần minh định về khái niệm dòng văn, cũng như dòng văn họ Nguyễn Tiên Điền vói tư cách là một đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học và lịch sử xã hội.
- Nghiên cứu về văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền góp phần tìm lại nhiều văn bản chữ Nôm của các tác phẩm đã bị thất lạc lâu nay.
- Nghiên cứu về văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền góp phần minh định tác giả của một số tác phẩm lâu nay đang có ý kiến tồn nghi, tranh luận.
- Nghiên cứu về văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền góp phần nhìn nhận một cách khách quan giá trị nội dung và hình thức cũng như vị trí của thơ văn Nôm họ Nguyễn Tiên Điền trong thế đối sánh với thơ văn chữ Hán của chính dòng họ và thơ văn Nôm của các dòng họ khác đương thời.
Về mặt thực tiễn: - Họ Nguyễn Tiên Điền còn nhiều tác giả luận án chưa tiếp cận được và có nhiều tác phẩm bị mất. Nên những nghiên cứu của luận án là cơ sở để tìm thêm và tìm lại những tác giả, tác phẩm đó trong tương lai.
- Những nghiên cứu của luận án bước đầu gợi mở cho việc sưu tầm và nghiên cứu các tác giả và tác phẩm của dòng họ theo dòng văn bao gồm cả hai mảng sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Với công việc giảng dạy Hán Nôm cơ sở và một số môn thuộc văn học trung đại ở nơi công tác của tác giả luận án, những nghiên cứu của luận án góp thêm tư liệu cho sinh viên học tập và nghiên cứu bộ phận văn học chữ Nôm (tiếng Việt).
- Qua nghiên cứu về văn chương Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền, luận án hiện đã có trong tay một tập thơ văn Nôm của nhiều tác giả trong dòng họ. Tập thơ văn này hiện đã được các cán bộ ở Khu lưu niệm Nguyễn Du ngỏ ý được cung cấp để in thành sách nhằm trưng bày và lưu trữ tại Khu lưu niệm Nguyễn Du - vốn được xây dựng trên mảnh đất của dòng họ Nguyễn Tiên Điền nhằm tri ân dòng họ.
3.2. Kết luận
Qua phần mở đầu và bốn chương của luận án đã được trình bày trên đây, chúng tôi có một số kết luận và nhận xét như sau:
1. Họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ thế phiệt trâm anh, cao khoa hiển hoạn, dịch thế thư hương trong lịch sử trung đại mà cụ thể là vào thời cuối Lê đầu Nguyễn ở nước ta. Dòng họ này đã sinh ra đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và nhiều thi văn nhân khác. Với sự vang danh, bất hủ, sự độc đáo và sự ảnh hưởng vang dội của tác phẩm Truyện Kiều thì dòng họ Nguyễn Tiên Điền – dòng họ đã sinh ra đại thi hào dân tộc cũng được học giới và nghiên cứu giới nghiên cứu, tìm hiểu rất kỹ về nguồn gốc và phả hệ. Nguồn gốc của dòng họ được truy xa đến rất nhiều đời. Phả hệ dòng họ được tìm hiểu rộng tới nhiều chi nhánh. Thơ văn của các tác giả trong dòng họ cũng được chú ý phát hiện, giới thiệu và nghiên cứu không ít. Tuy nhiên, vào thời cuối Lê đến đầu Nguyễn là thời kỳ ba động nhất trong lịch sử mà dòng họ này lại có nhiều người tham gia và có khi là trụ cột của một số chính thể đương thời. Thế nên nhiều tác giả của dòng họ phải chịu nhiều hệ lụy từ sự “ba động” đó. Những lần thay vua đổi chủ, những cuộc binh biến thời đó đã khiến dòng họ thế phiệt trâm anh này tan tác mỗi người một phương. Sách vở, trước tác của dòng họ cũng theo đó mà tản mát rất nhiều.
2. Qua khảo sát của luận án trong các công trình nghiên cứu, các sách báo, tạp chí ở trung ương và địa phương, trong kho sách Hán Nôm…thu nhận được kết quả như sau:
- Họ Nguyễn Tiên Điền có 10 tác giả có sáng tác thơ văn Nôm, trong đó 8 tác giả hiện còn tác phẩm, 2 tác giả tác phẩm đã bị thất lạc.
- Số lượng tác phẩm của 8 tác giả là 26 đơn vị tác phẩm. Trong đó có 2 tác phẩm do chúng tôi phát hiện còn 24 tác phẩm do học giới, nghiên cứu giới phát hiện, giới thiệu.
Các phát hiện giới thiệu tác phẩm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền chủ yếu ở trong/trên các công trình, tạp chí, sách báo địa phương. Vì vậy, có thể còn có những tác phẩm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền được phát hiện và giới thiệu ở đâu đó mà luận án chưa bao quát hết được.
Nhìn chung, các phát hiện, giới thiệu của học giới, nghiên cứu giới về các tác phẩm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền trừ Truyện Kiều ra phần đa đều là bản phiên âm quốc ngữ Latin, không kèm theo bản chữ Nôm và chỉ có số ít có địa chỉ văn bản chữ Nôm.
Các tác phẩm Nôm của các tác giả họ Nguyễn Tiên Điền có những ý kiến tồn nghi về tác giả của tác phẩm (trong 26 tác phẩm được phát hiện, giới thiệu có 6 tác phẩm có sự tồn nghi về tác giả).
3. Qua khảo cứu văn bản của 26 tác phẩm chúng tôi rút những đặc điểm về tình hình văn bản như sau:
Về số lượng tác giả họ NTĐ còn thơ văn Nôm vẫn là 8 người, trong đó có 1 tác giả nữ. Về số lượng tác phẩm còn 25 tác phẩm
Sáu tác phẩm còn tồn nghi về tác giả, luận án đã tìm cứ liệu chứng minh và xách định đều là tác phẩm của các tác giả họ NTĐ.
Trong 25 tác phẩm có 7 tác phẩm hiện chưa tìm thấy văn bản, 8 tác phẩm thuộc diện độc bản, 10 tác phẩm có dị bản thì Truyện Kiều là tác phẩm có nhiều dị bản nhất (50 dị bản), tiếp đến Quân trung đối (3 bản), Khổng tử mộng Chu công (3 bản), còn lại đều 2 bản: Chiêu tổ Khang vương, Đáp lại thơ Trịnh Sâm, Họa thơ Nguyễn Huy Oánh, Tế cô hồn văn, Cung hạ từ tôn đăng thất thập thọ, Tự vịnh.
Trừ dị bản của tác phẩm Chiêu tổ Khang vương hoàn toàn giống nhau còn lại dị bản của các tác phẩm khác đều có sự dị biệt. Sự dị biệt diễn ra trên nhiều phương diện như: số câu, thoại trong tác phẩm, từ ngữ trong câu, thoại. Điều này chứng tỏ các nhà Nho xưa khi sao chép thường tự ý sửa đổi, nhuận sắc, nhuận chính và có thể có trường hợp ghi tác phẩm theo trí nhớ.
Ngoài ra, có một số tác phẩm hiện có nhiều bản phiên âm Latin. Khi so sánh bản phiên Latin đó với nhau hoặc với bản chữ Nôm cũng có dị biệt rất nhiều. Như vậy, chứng tỏ một điều là học giới, nghiên cứu giới, các nhà biên khảo khi phiên có thể đã sửa đổi theo ý mình (và cũng không ngoại trừ ).
4.Ngoài ra, văn chương Nôm dòng họ Nguyễn Tiên Điền còn đề cập đến các chủ đề cơ bản khác của luân lý Nho gia. Các tác phẩm Nôm đều thể hiện đạo lý giữa vợ - chồng, và các mối quan hệ khác trong gia tộc như mẹ chồng- nàng dâu, các vấn đề về đạo đức trong gia đình như đạo hiếu. Ở một khía cạnh, chủ đề này góp phần tạo nên tính chất “tề gia” của văn học Nôm.
Đặc điểm quan trọng của văn học Nôm dòng Nguyễn Tiên Điền là các tác phẩm Nôm mang đậm tư tưởng “văn dĩ tải đạo” của nhà Nho. Thông thường, văn học Nôm thường bị quan niệm là “Nôm na mách qué”, không quan phương, không chính đáng, … Nhưng một số tác phẩm như bài nhạc chương, Đan thư thiết khoán phú, Khổng Tử mộng Chu Công phú, … cho thấy các tác giả của dòng văn Nguyễn Tiên Điền đang thực hiện một cuộc thay đổi về chức năng thể loại, và khả năng từ chương, của thể loại phú Nôm.
Author: Nguyễn Thị Hoa Lê
Dissertation title: Studying Nom literature written by the members of the Nguyen family in Tien Dien, Ha Tinh
Scientific branch of the thesis: Han Nom
Major: Han Nom Code: 62.22.01.04
Name of graduate training institution: University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University
1. Thesis’s research purposes and scope
- Research purposes: This thesis is aimed at studying Nom literature written by the authors of the Nguyen family in Tien Dien, Ha Tinh to define that family’s factors of writing as well as their work and texts. The thesis then goes further to define position of this family’s literary texts in comparison with the system of Sino literature as well as its relationship with the tradition of competition-examinations of the Nguyen Huy family and Phan Huy family also in Ha Tinh. The thesis points out the reasons why this Nguyen family’s Nom writings played an important role in the history of literature as well as why this family’s literary heritage brought about a renovation in arts and aesthetic significance presented in such Nom valuable works as Doan Truong Tan Thanh by Nguyen Du? At the same time, the thesis examines how the familial tradition, especially that of big families of tradition of competition-examinations and mandarinhood, and marital and educational relationship as well, influenced the development of typical characteristics of Nom writings by the Nguyen family in Tien Dien. The thesis also points out the role of Nom literature in the whole structure of literary writings written bilingual author in the context of bilingual Sino-Nom culture.
- Research scope: The thesis examines the system of Nom writings written by the members of the Nguyen family in Tien Dien. Caused by some historical reasons, many of these Nom writings in original form of script of Nom characters are no longer existant; instead, they are now existant in their Romanized versions. These Romanized versions are also of the thesis’s research scope.
2. Research methods
- Field research method and material collection.
- Textual approach in Sino-Nom studies
- Philological method in Sino-Nom studies
- Comparative method
- Statistic method
- Analytical method in quantity
- Method of historical literature
- Cultural studies approach, especially in the field of familial culture
- Interdisciplinary approach
3. Thesis’s main findings and conclusions
3.1. Thesis’s main findings
- In terms of theory:
+ Defining the concept of literary family and the Nguyen literary family in Tien Dien as a research object in the history of literature and history of society
+ Tracing out many Nom writings which have been lost.
+ Contributing to defining the authorship of some contestable authors.
+ Pointing out the values of content and form as well as the position of Nom poetry and prose written by the Nguyen family in Tien Dien in comparing with Sino-writings written by itself and by its other contemporary families.
- In terms of practice:
+ The thesis has not been able to approach many authors of the Nguyen family in Tien Dien; at the same time, many of their writings have been lost. Therefore, the thesis’s findings can be the basic steps to go further in finding more other authors’s own writings in the future.
+ The thesis’s findings contribute to the job of collecting and researching texts written by authors of this family including both Sino and Nom writings.
+ The thesis contributes to the materials served to teaching and researching Nom literature in colleges, especially in teaching such courses as “Sino-Nom basics“ and “Pre-modern Vietnamese literature“
- A collection of Nom prose and poetry written by the authors of the Nguyen family in Tien Dien was conducted through the course of doing this research. This collection is going to print out as a book archived at Nguyen Du memorial house, which was built in the land owned by this family, to pay homage to the family.
3.2. Conclusions
1. The Nguyen family in Tien Dien was a famous family of nobility, reputable mandarinhood, and literary fame in premodern Vietnam, especially in the period of the late Le dynasty and the early Nguyen dynasty. Nguyen Du, among others, is the most famous author born in this line. With such its fame and contributions in the history, the genealogy of this family has been well studied. Its origin has also been traced back through many generations and branches. Literary works written by the authors from this family have been discovered, introduced, and well examined. There were many members of this line participating in the political life and sometimes even played central roles in the contemporary governments in the period of the late Le dynasty and the early Nguyen dynasty, a period characterized by many conflicts and troubles. Consequently, many of them have been judged by biased opinions when the political situation changed. After the changes of dynasties and regimes as well as warfare conflicts, this big noble family got scattered. Their writings and books, consequently, have been lost much.
2. Through the examination of multiple sources, in this thesis, I point out that:
- The Nguyen family in Tien Dien consists of ten authors who wrote Nom poetry and prose. There are eight out of them whose texts are still existent. The other two’s works are lost.
- The number of works written by those eight authors is 26 of which we found out 2. The other 24 were found and introduced by other scholars, mainly in regional journals, magazines, and newspapers. Therefore, there may be other texts written by the family going beyond the list the thesis mentions.
In general, the scholars’s findings and introductions related to the texts written by the Nguyen family in Tien Dien, except Truyen Kieu, have been mainly about Romanized versions of the original Nom texts. There are a few of them noted about the address of their Nom original texts.
The texts written by the Nguyen family in Tien Dien are still contestable in some aspects. 6 out of the 26 authors are contestable in terms of authorship.
3. Based on examining the texts of 26 works, I points out the textual matter as the following:
The number of Nom-writing authors from the Nguyen family in Tien Dien is still 8 including one female author. The works written by them are 25.
6 out of those 25 have been contestable in terms of authorship. In this thesis, I have found out the evidence to document that those works were written by the authors from the Nguyen family in Tien Dien.
The texts of 7 works out of the 25 have been lost. 8 out of them were in form of single text. 10 out of them were in form of variant texts; Truyen Kieu among them is the work with the most variant texts (50 variants). The nexts are Quân trung đôi (3 variants), Khổng tử mộng Chu công (3). The following ones has 2 variants for each: Chiêu tổ Khang vương, Đáp lại thơ Trịnh Sâm, Họa thơ Nguyễn Huy Oánh, Tế cô hồn văn, Cung hạ từ tôn đăng thất thập thọ, Tự vịnh.
Except for two variant texts of Chiêu tổ Khang vương, which are the complete same, the variant texts of the other cases consist of differences expressed in such aspects as the number of sentences and dialogues; the characters in sentences. This suggests that the Confucianist scholars usually themselves revised and added some details the texts when they duplicated them. Even in some cases, they duplicated some texts with their memory.
In addition, some of works among them are existent in form of many Roman-transcribed versions. When comparing those Roman-transcribed versions either to each other or to the Nom original texts, I find many differences. This suggests that when working on those texts, the scholars should have changed them with some reasons.
4.In addition, this family’s Nom writings are also about other Confucianist moral themes. They present the morality of wife-husband relation as well as other familial ones such as mother and daughter-in-law relation, and other moral stories as well. In some extent, those themes contributed to the development of the feature of “household management” in Nom literature.
One very important characteristic of Nom literature written by the Nguyen family in Tien Dien is that their works are full of Confucianist conception of “morality-conveyed literature” (văn dĩ tải đạo). In general, Nom literature were conventionally thought to be informal and unofficial. However, some of Nom literature, including some music-literary texts, such as Đan thư thiet khoan phu, Khong Tu mong Chu cong phu, … present that their authors from the Nguyen family in Tien Dien were doing some changes in genre function as well as the literary ability of Nom rhyme prose (phú Nôm).
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn