Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Giới thiệu sách “Người Tày - Thái cổ ở Việt Nam” của cố PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương

Thứ ba - 21/04/2015 05:10
Ngày 17/4/2015, Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam tổ chức toạ đàm giới thiệu các sách mới xuất bản của các hội viên. Một trong ba cuốn sách được giới thiệu tại toạ đàm là cuốn “Người Tày - Thái cổ ở Việt Nam” của cố PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dân tộc học/Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV).
Giới thiệu sách “Người Tày - Thái cổ ở Việt Nam” của cố PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương
Giới thiệu sách “Người Tày - Thái cổ ở Việt Nam” của cố PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương

Buổi toạ đàm có sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu đến từ Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN và các viện nghiên cứu như: PGS.TS Lâm Bá Nam (Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam), PGS.TS Vương Xuân Tình (Phó Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Viện trưởng Viện Dân tộc học), PGS.TS Nguyễn Ngọc Thanh (Phó viện trưởng Viện Dân tộc học)…

Ảnh: Thanh Hà

Cuốn “Người Tày - Thái cổ ở Việt Nam” là tuyển chọn trên 40 công trình trong số gần 130 công trình nghiên cứu đã công bố của PGS.TS Hoàng Lương về văn hoá Thái. Đây cũng là chủ đề nghiên cứu tâm huyết nhất của nhà khoa học này trong suốt 40 năm. Có thể tìm thấy ở đây những nghiên cứu về địa danh học liên quan đến sự hình thành và giao thoa của khối cộng đồng Việt cổ và Tày cổ; các mảng màu văn hóa Thái trong bức tranh đa sắc của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam; các quá trình tộc nguời trên khu vực bắc Việt Nam vốn khá đa dạng và không ít khó khăn trong việc giải mã mà nhiều vấn đề khoa học còn bỏ ngỏ...

Cuốn sách "Người Tày - Thái cổ ở Việt Nam" của cố PGS.TS.NGƯT Hoàng Lương

Theo PGS.TS Lâm Bá Nam, cuốn “Người Tày - Thái cổ ở Việt Nam” là tâm huyết của một đời làm khoa học của PGS.TS Hoàng Lương. Nghiên cứu về người Tày - Thái cổ là tuyến nghiên cứu chuyên sâu nhất và có những đóng góp đáng ghi nhận của ông. Trên đường giải mã văn hoá Thái, nhà khoa học Hoàng Lương đã định hướng nghiên cứu về cộng đồng Tày - Thái ở Việt Nam, Đông Nam Á và khu vực Nam Trung Hoa. Dấu chân của ông đã có mặt trên nhiều vùng Thái trong khu vực và trên thế giới. Ông cũng tập trung nghiên cứu văn hoá Việt cổ trong mối liên hệ giữa văn hoá Việt và văn hoá Thái. Chính những nhận thức về mối giao thoa, cộng cảm giữa hai nền văn hoá này là chìa khoá quan trọng giúp ông có những kiến giải khoa học xác đáng, thuyết phục.

PGS.TS Lâm Bá Nam khẳng định: qua những nghiên cứu của mình, PGS. Hoàng Lương muốn vươn tới đích đến là nhìn thấy dòng chảy của văn hoá Thái trong dòng chảy của văn hoá Việt Nam.

TS. Hoàng Cầm (con trai cố PGS.TS Hoàng Lương) phát biểu tại toạ đàm/Ảnh: Thanh Hà

PGS.TS Nguyễn Văn Sửu (Bộ môn Nhân học) cũng chia sẻ: Cuốn sách là công trình nghiên cứu để đời của một nhà khoa học đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu văn hoá Thái. Là người đồng sáng lập Chương trình Thái học tại Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều năm làm chủ nhiệm Bộ môn Dân tộc học/Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV, PGS.TS. Hoàng Lương đã có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy việc nghiên cứu các tộc người thuộc ngữ hệ Thái-Kađai ở Việt Nam, đồng thời bắc nhịp cầu đưa Thái học Việt Nam hội nhập vào cộng đồng nghiên cứu Thái học quốc tế. Cuốn sách góp phần khẳng định vị trí và đóng góp của ông, với tư cách là nhà Dân tộc học, Nhân học hàng đầu Việt Nam, không chỉ đối với nghiên cứu tộc người, mà còn đối với việc xây dựng một ngành học mới như Nhân học tại Việt Nam.

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây