Ngôn ngữ
Ngay khi bước vào kỷ nguyên mới, toàn dân phải đương đầu với những thách thức mới vô cùng nghiêm trọng.
Trọng trách lịch sử phải đối phó với giặc ngoài thù trong, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc đặt lên vai Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Ban Thường vụ Trung ương Đảng nêu rõ: Cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu vẫn là: Dân tộc trên hết! Tổ quốc trên hết!
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: muốn giữ vững độc lập tự do phải phát huy mạnh mẽ động lực dân tộc trên nền tảng của chế độ mới, con người mới. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Muốn Kiến quốc phải có nhân tài. Dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp, hơn 90% dân ta mù chữ. Nhân tài của đất nước cũng rất hiếm.
Để xóa bỏ hậu quả của chính sách ngu dân của thực dân Pháp và nâng cao dân trí, đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, bồi dưỡng nhân tài, Chính phủ đã đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chống nạn mù chữ, khai giảng các trường học từ hệ phổ thông đến bậc cao đẳng đại học, chuẩn bị chương trình cải cách hệ thống giáo dục cũ, từng bước xây dựng nền giáo dục dân tộc dân chủ mới.
Chính phủ, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng nhiệm vụ giáo dục ở bậc đại học để đào tạo nhân tài phục vụ kháng chiến kiến quốc. Chính phủ quyết định trên cơ sở kế thừa và cải tổ các trường đại học và cao đẳng cũ do Pháp mở ở Hà Nội[1], ta vừa mới giành được quyền làm chủ và phát triển thêm một số trường đại học mới nhằm tạo dựng một nền giáo dục cao đẳng và đại học dân tộc dân chủ của nước Việt Nam độc lập tự do. Các phiên họp ngày 22-9, 4-10, 8-10, 31-10 và 8-11-1945 của Hội đồng Chính phủ đã liên tiếp bàn chủ trương khai giảng các trường đại học, cao đẳng cũ và thành lập thêm các trường đại học mới.
Đất nước vừa mới giành được độc lập tự do, nhiều sinh viên và thanh niên học sinh muốn rời ghế trường đại học và cao đẳng để đi vào cơ quan, chiến trường trực tiếp phục vụ nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Song với yêu cầu đào tạo nhân tài của đất nước, Hội đồng Chính phủ quyết định khai giảng ngay các trường cao đẳng và đại học. Theo lệnh của Chính phủ, ngày 8-10-1945, Bộ trưởng Quốc gia giáo dục Vũ Đình Hòe đã ký Nghị định, công bố bắt đầu từ ngày 15-11-1945 sẽ khai giảng tại Hà Nội những trường đại học và cao đẳng gồm các trường: Đại học Y Khoa, Dược Khoa, Nha Khoa, Trường Cao đẳng Khoa học, Cao đẳng Mỹ thuật, Cao đẳng Nông Canh, Cao đẳng Thú Y, để đón sinh viên trở lại trường học tập. Chính phủ đã lập Đại học vụ do Nguyễn Văn Huyên làm Phó Giám đốc để trực tiếp quản lý Ngành Đại học và Cao đẳng. Các trường đại học được quyền lập quỹ tự trị theo Sắc lệnh số 43/SL. Tiếng Việt được dùng để giảng dạy tại các trường đại học – cao đẳng. Việc lựa chọn, bổ nhiệm giám đốc, giáo sư, giảng viên cũng được Chính phủ bàn định, kể cả nếu cần có thể mời giáo sư nước ngoài vào dạy và ấn định chính sách lương của các giáo sư và giảng viên.
Trong hệ thống đại học của thực dân Pháp không lập Trường Đại học Văn khoa (Khoa học Xã hội và Nhân văn). Với tầm nhìn đúng đắn về vai trò quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống xã hội của một quốc gia độc lập, ngày 10-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Văn khoa Đại học[2] ở Hà Nội do một học giả cách mạng có tri thức uyên bác về văn hóa cổ, kim, Đông, Tây là GS. Đặng Thai Mai làm Giám đốc. Ban Văn khoa Đại học Hà Nội có nhiệm vụ đào tạo giáo sư văn khoa bậc trung học và nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng đáng với một nước độc lập để theo kịp các nước tiên tiến trên toàn cầu.
Ban Văn khoa Đại học Hà Nội có các chuyên khoa Triết lý, Việt học, Hán học, Sử ký, Địa dư. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được cấp bằng Văn khoa Đại học sĩ (Cử nhân). Trường cũng đào tạo và cấp bằng Cao học và có thể tổ chức học để thi bằng Văn khoa bác sĩ (TS). Các quy định về chương trình học tập, giảng dạy, thi tốt nghiệp, bảo vệ Văn khoa bác sĩ, cấp bằng tốt nghiệp được quy định một cách khoa học, chặt chẽ trong Nghị định của Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ngày 3-11-1945. Trường Đại học Luật khoa cũ phải được cải tổ. Song xét sự cần thiết trước mắt lúc bấy giờ, Chính phủ quyết định mở lớp Cao đẳng Chính trị và Xã hội tạm đặt ở trường Đại học Văn khoa do một viên Tổng thư ký phụ trách. Lớp Cao đẳng Chính trị và Xã hội có nhiệm vụ đào tạo trong một thời gian hai năm những người chuyên môn có thể bổ làm viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao và trong những cơ quan hành chính quốc gia. Chính phủ đã cử các ông Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đức Nguyên làm giáo sư Ban Văn khoa Đại học và các ông Đào Duy Anh, Cù Huy Cận, Trần Văn Giáp, Ngô Xuân Diệu, Trần Khánh Giư, Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ, Nguyễn Đình Thi và Đoàn Phú Tứ giảng dạy về những vấn đề đặc biệt trong chương trình Văn khoa. Ông Giám đốc Đại học sẽ thỏa thuận với các vị trên về vấn đề giảng và số giờ mà những vị ấy nhận dạy trong niên khóa 1945-1946. Đối với lớp Chính trị Xã hội, ngoài các nhà luật học, triết học, văn học, sử học, Bộ Quốc gia giáo dục còn lập kế hoạch mời các nhà hoạt động chính trị đến giảng, trong số đó có Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng sẽ giảng về Hiến pháp, Võ Nguyên Giáp giảng về Kinh tế…
Quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thành lập Văn khoa Đại học theo Sắc lệnh số 45/SL ngày 10-10-1945 là một sự kiện trọng đại đánh dấu một mốc son lịch sử ra đời của trường đào tạo bậc Đại học cho Khoa học Nhân văn, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam.
Lễ Khai giảng trường Đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Nguyễn Đình Hòe ngồi hàng đầu tiên, ở giữa
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ngày 15-11-1945, tại cơ sở trường Đại học Đông Dương số 19 Lê Thánh Tông Hà Nội, lễ khai giảng khóa học đầu tiên của Trường Đại học Việt Nam dưới chế độ dân chủ cộng hòa đã được tổ chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chủ tọa buổi lễ, một số quan khách quốc tế cũng tham dự. Giám đốc Đại học vụ Nguyễn Văn Huyên đọc diễn văn khai mạc. Bộ trường Bộ Quốc gia giáo dục Vũ Đình Hòe trình bày về nhiệm vụ Trường Đại học Việt Nam trong thời kỳ mới.
Lễ khai giảng Trường Đại học Việt Nam ngày 15-11-1945 gồm có 5 ban: Y khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị Xã hội và Mỹ thuật. Ban Văn khoa hoàn toàn mới. Mục đích của ban này nhằm đào tạo một số giáo sư trung học và một số thanh niên có một kiến thức vững bền để tham gia nghiên cứu và phát minh triết học, xã hội, văn chương, sử ký, địa dư góp phần vào công cuộc kiến thiết văn hóa của nhân loại như Giám đốc Nguyễn Văn Huyên đã trình bày trong bài phát biểu tại lễ khai giảng.
Khai giảng các Trường Đại học ở Hà Nội là một dịp để các vị giáo sư và sinh viên tỏ rõ cho thế giới biết rằng trong thời giờ nghiêm trọng của tiền đồ Tổ quốc lúc bấy giờ “dân tộc Việt Nam, ngoài công cuộc đấu tranh bằng xương máu trên chiến địa cũng nỗ lực tham gia vào công cuộc tiến triển văn hóa nhân loại. Chúng tôi muốn rằng nền đại học mới này là một lực lượng mạnh trong những lực lượng chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi muốn nó là một thành lũy để trường kỳ kháng chiến phục hồi hoàn toàn lãnh thổ và giải phóng tinh thần cho dân tộc. Chúng tôi là một dân tộc văn hiến có nghìn năm lịch sử độc lập và đã tự gây nên một nền văn minh đặc sắc ven bể Thái Bình Dương này.”[3]
Sự ra đời của nền Đại học Việt Nam ngay từ sau Cách mạng Tháng tám thành công đã đem lại cho giáo sư và sinh viên các trường đại học lúc bấy giờ niềm tự hào sâu sắc về một nền đại học của nước Việt Nam độc lập tự do và là một động lực lớn để giáo sư và sinh viên nêu cao quyết tâm xây dựng nền đại học dân tộc và sẵn sàng đi vào cuộc thử thách vô cùng gian khổ của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Với ý nghĩa đó, lễ khai giảng ngày 15-11-1945 đã mở đầu kỷ nguyên mới cho nền Đại học Việt Nam.
Như vậy, bắt đầu từ niên học đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, nền giáo dục Việt Nam đã có sự biến đổi toàn diện về tổ chức và tính chất. Tất cả các cấp học sau khi khai giảng đã được dạy và học tốt với ý thức để phụng sự Tổ quốc. Ở bậc đại học, Trường Đại học Văn khoa có 253 sinh viên và ban Chính trị Xã hội có 52 sinh viên. Tất cả các trường đại học có 1.149 sinh viên chính thức và 270 dự thính.[4] Ngày 11-10-1946, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 197/SL, quyết định mở thêm ban Pháp lý tại trường Đại học Việt Nam.
Đánh giá tổ chức và hoạt động của nền giáo dục Việt Nam trong năm đầu dưới chế độ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta đã làm được nhiều việc về giáo dục, làm hơn hẳn người Pháp”.[5]
Tháng 12-1946 cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Tất cả các trường đại học đều di chuyển về vùng tự do. Kháng chiến diễn ra gay go và ác liệt, một số trường đại học tạm thời thu hẹp quy mô đào tạo hoặc tạm ngừng đào tạo trong một thời gian.
Các trường đại học được tiếp tục đào tạo với quy mô thích hợp như Đại học Y và Đại học Dược (1947), Cao đẳng Giao thông công chính (1948). Đại học Pháp lý được tái giảng đầu năm 1949, đến năm sau trường chia thành Ban Pháp lý và Ban Kinh tế, Trường Cao đẳng Mỹ thuật được tái giảng vào niên khóa 1949-1950…
Đại học Khoa học mở lớp Toán học đại cương tái giảng ở Liên khu IV niên học 1947-1948 và tiếp tục mở năm học 1948-1949. Ở Bắc Bộ, từ niên khóa 1948-1949 mở lớp Toán học đại cương sau đó sáp nhập vào Ban sư phạm của Đại học Khoa học.
Một ban Sư phạm Đại học cũng đã mở ở Đại học Văn khoa và Đại học Khoa học niên khóa 1948-1949 để đào tạo giáo viên Trung học chuyên khoa văn học và khoa học.
Bộ Quốc gia giáo dục đã chấn chỉnh hệ thống các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cải cách giáo dục. Nghị định số 234/NĐ (1-10-1951) quyết định thành lập Khu học xá Trung ương gồm 3 trường: Trường Khoa học cơ bản, Trường Sư phạm cao cấp, Trường Sư phạm trung cấp Trung ương. Khu học xá đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Bộ. Tiếp đó, Bộ ra Nghị định số 276/NĐ (11-10-1951) bãi bỏ Ban Sư phạm Đại học Khoa học và thành lập Trường Sư phạm cao cấp để đào tạo giáo viên cấp III cho các trường phổ thông, gồm 3 ban là Toán, Lý, Hóa, Vạn vật; Nghị định số 277/NĐ (11-10-1951), mở những lớp Dự bị đại học một năm vào đầu niên học 1952 tại Liên khu 4, gồm 2 ban: Ban Khoa học xã hội (các môn học: Triết học và Chính trị, Văn chương Việt Nam, Sinh ngữ, Lịch sử văn học thế giới, Sử, Địa, Kinh tế) và Ban Khoa học Tự nhiên (các môn: Toán, Vật lý, Hóa, Vạn vật). Chương trình của hai ban này được đào tạo ở trình độ năm đầu đại học để kịp phục vụ kháng chiến đang phát triển mạnh mẽ. Khóa đầu (1952) có khoảng 200 học sinh. Các lớp Dự bị đại học đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của Bộ.
Đồng thời với chủ trương cải cách toàn bộ nền giáo dục phổ thông, thay thế hệ thống giáo dục cũ bằng hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm, tiếp tục tái giảng một số trường đại học, Chính phủ đã cử cán bộ, học sinh tốt nghiệp cấp III đi học ở nước ngoài, chủ động chuẩn bị cho công cuộc kiến thiết đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi.
Trong điều kiện chiến tranh diễn ra ác liệt, chiến trường bị chia cắt, vùng tự do thường xuyên bị địch đánh phá, Đảng và Chính phủ vẫn coi trọng phát triển nền giáo dục mới có tính chất dân tộc, khoa học để nâng cao trình độ văn hóa giáo dục cho quốc dân, tiếp tục duy trì giáo dục cao đẳng và đại học, trong đó có Đại học Khoa học và Đại học Văn khoa để đào tạo giáo viên sư phạm cho các trường cấp III và những cán bộ Khoa học nghiên cứu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Những kết quả đạt được về giáo dục đại nói chung, của đại học khoa học tự nhiên và xã hội thời kỳ này tuy còn có hạn, song có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chẳng những phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp, mà còn đặt nền móng vững chắc cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xây dựng những trường đại học lớn và nòng cốt của nền đại học dân tộc và hiện đại Việt Nam có quy mô lớn phục vụ sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này.
Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa từng bước tiến lên theo con đường XHCN, Đảng và Chính phủ tiếp tục củng cố và phát triển thêm các trường đại học lớn ở Hà Nội. Ngày 4-6-1956, Chính phủ ra Nghị định số 2183 thành lập 5 trường đại học lớn và 15 trường trung học chuyên nghiệp trong đó có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ngày 14-9-1956, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành Quyết định bổ nhiệm GS Ngụy Như Kon Tum làm Giám đốc và GS Đặng Thai Mai làm Chủ nhiệm Khoa Văn – Sử.
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xưa (19 Lê Thánh Tông, Hà Nội ngày nay)
Đại học Tổng hợp Hà Nội là trường khoa học cơ bản được thành lập dựa trên cơ sở trường Đại học Khoa học và trường Đại học Văn khoa.[6]
Ngày 10-12-1993 Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại một số trường đại học và viện nghiên cứu ở khu vực Hà Nội. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được phân thành hai trường: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và game đánh chắn online đổi thưởng .
game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN ngày nay
game đánh chắn online đổi thưởng chính là sự tiếp nối và phát triển lên một bước mới truyền thống của trường Đại học Văn khoa do Hồ Chí Minh thành lập ngày 10-10-1945, của các khoa Văn học, khoa Sử học cùng với các khoa khoa học xã hội khác được thành lập trong những năm về sau.
Nhìn lại quá trình ra đời, phát triển và cống hiến của Đại học Văn khoa nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đối với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, giữ vững và phát triển nền Cộng hòa dân chủ nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam, giúp chúng ta thấy rõ tầm nhìn chiến lược về vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống chính trị, xã hội đối với đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, mà rất sớm “từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải là văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” như O.Manđenxtam đã viết trên báo Ogoniok (Liên Xô) số 39, ngày 23-12-1923.[7] Văn hóa của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là sự tiếp biến và tổng hòa biện chứng giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam và văn hóa của nhân loại để phát triển và làm giàu văn hóa dân tộc Việt Nam.
[1] Mãi đến tháng 5-1906 viên Toàn quyền Đông Dương Paul Beau đã vội vàng ký nghị định thành lập tại Đông Dương dưới tên gọi trường đại học, một tập hợp khối đào tạo đại học cho xứ thuộc địa và các nước láng giềng nhằm phổ biến ở Đông Dương thông qua tiếng Pháp về những kiến thức kinh tế, hành chính khoa học nhằm phục vụ cho nền thống trị của Pháp ở Đông Dương. Vì bị động và vội vàng cho nên mãi đến năm 1907 trường mới mở cửa và 94 người ghi danh học. Số thực học chỉ có 41 người. Đến năm 1939 các trường đại học Đông Dương có 730 sinh viên. Chính sách ngu dân nói chung, sự kìm hãm hạn chế về giáo dục phổ thông, đặc biệt là giáo dục đại học là một phương thức nham hiểm của thực dân Pháp để dễ bề nô dịch dân ta.
[2] Ban Văn khoa Đại học tức là trường Đại học Văn khoa nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
[3] Nguyễn Văn Huyên: “Diễn văn đọc tại buổi lễ khai giảng trường đại học Việt Nam ngày 15-11-1945”, Báo Nhân dân.
[4] Biên bản Hội đồng Chính phủ năm 1945. Tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.
[5] Biên bản Hội đồng Chính phủ năm 1945. Tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.
[6] Trường Đại học Khoa học (Tự nhiên) thành lập năm 1941 – lúc đó gọi là Cao đẳng Khoa học, và Đại học văn Khoa thành lập 10-10-1945.
[7] Hồ Chí Minh toàn tập, CTQG, H, 1995, T.1, tr.478.
Tác giả: PGS. Lê Mậu Hãn