Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

ĐHQGHN đã để lại những dấu ấn đáng tự hào trong tiến trình thống nhất đất nước

Thứ tư - 29/04/2015 10:36
Chiến thắng 30/4 là một mốc son vĩ đại của lịch sử dân tộc Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn gần một thế kỷ ngoại xâm và bắt đầu giai đoạn xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình, độc lập. Hàng ngàn nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, sinh viên của ĐHQGHN đã đóng góp sức lực, tâm huyết, hy sinh xương máu cho thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến, để lại những dấu ấn đáng tự hào trong tiến trình vĩ đại ấy của lịch sử dân tộc. Truyền thống ấy có ý nghĩa và giá trị như thế nào cho sự phát triển của ĐHQGHN hôm nay ? Thế hệ cán bộ, sinh viên, học viên của ĐHQGHN làm gì để phát huy truyền thống ấy trong bối cảnh hôm nay ? Xung quanh chủ đề này, GS.TSKH Vũ Minh Giang đã có cuộc trò chuyện với phóng viên.
ĐHQGHN đã để lại những dấu ấn đáng tự hào trong tiến trình thống nhất đất nước
ĐHQGHN đã để lại những dấu ấn đáng tự hào trong tiến trình thống nhất đất nước

GS.TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Đào tạo, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

- Thưa Giáo sư (GS), đã 40 năm kể từ sự kiện giải phóng và thống nhất hoàn toàn đất nước (30/4/1975) nhưng ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn của sự kiện vẫn còn nguyên cho đến hôm nay. Xin GS chia sẻ đôi điều về nhận định này ?

Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc ngày 30/04/1975 là một sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc và ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với thế giới. Đây không đơn thuần chỉ là thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, mà còn là dấu mốc kết thúc hoàn toàn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài tới 90 năm. Sau khi quân Pháp chiếm kinh đô Huế vào năm 1885, đất nước rơi vào ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Từ sau đó biết bao thế hệ người Việt Nam đã vùng lên đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Hết phong trào Cần Vương đến phong trào Duy Tân cùng với vô số các cuộc khởi nghĩa vũ trang… thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần anh dũng quật cường của các tầng lớp nhân dân, nhưng tất cả đều bị dìm trong bể máu. Phải đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc mới có đường đi đúng đắn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng chỉ trong vòng 15 năm dân tộc ta đã làm nên cuộc Cách mạng dân tộc, dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á vào tháng 8/1945, nhưng sự nghiệp giành lại độc lập vẫn chưa hoàn thành vì quân Pháp quay trở lại buộc nhân ta lại phải tiếp tục cuộc kháng chiến 9 năm.

Chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, buộc Pháp phải ký năm 1954 là một thắng lợi rất căn bản nhưng mà độc lập mới chỉ có trên một nửa đất nước. Tiếp tục từ năm 1955, cả dân tộc lại bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Mỹ với biết bao hy sinh, gian khổ để rồi chúng ta có được chiến thắng cuối cùng vào 30/4/1975.

Điểm lại cả chặng đường lịch sử mà dân tộc Việt Nam đương đầu với ngoại xâm như vậy để khẳng định rằng: chiến thắng 30/4 là một kết thúc trọn vẹn của gần một thế kỷ đấu tranh giành độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước. Đó là kết tinh của tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh và khát vọng của cả dân tộc được dồn nén suốt một thế kỷ bị ngoại xâm.

Cắm cờ trên Dinh Độc lập ngày 30/4/1975

- Đóng góp tiêu biểu nhất mà ĐHQGHN, tiền thân là Đại học Đông Dương, Đại học Tổng hợp Hà Nội - cái nôi của tầng lớp trí thức Việt Nam những ngày đầu - đối với sự nghiệp giải phóng đất nước là gì thưa GS. ?

Đã hơn 100 năm, kể từ Đại học Đông Dương - mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên ở Đông Dương thời Pháp thuộc năm 1906, cho đến Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - trường đại học khoa học cơ bản đầu tiên góp phần xây dựng các ngành khoa học cơ bản của nền cách mạng Việt Nam năm 1956, cho đến Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay - trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có sứ mạng tiên phong đổi mới, sáng tạo, đi đầu trong nền giáo dục Việt Nam. ĐHQGHN tự hào là đã song hành cùng lịch sử phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và có cơ hội có những đóng góp xứng đáng, để lại nhiều dấu ấn trong chặng đường phát triển của đất nước, của dân tộc.

Khá nhiều nhân vật nổi tiếng, tinh hoa, có đóng góp cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đều ít nhiều từng học hoặc có liên quan đến Đại học Đông Dương và Đại học Tổng hợp Hà Nội. Những nhân vật kiệt xuất như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị đại tướng huyền thoại của Quân đội Nhân dân Việt nam, cựu sinh viên Đặng Xuân Khu (tức Tổng Bí thư Trường Chinh)… đều là cựu sinh viên của Đại học Đông Dương. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên nhiều lĩnh vực, những trí thức lớn đã trực tiếp góp phần tham gia vào cuộc kháng chiến. Cựu sinh viên và giảng viên Tôn Thất Tùng - bác sỹ nổi tiếng với kỹ thuật ghép gan tại Việt Nam, là người phụ trách chăm sóc sức khoẻ cho bộ đội trên chiến trường. Nhà Sử học và là nhà cách mạng Trần Văn Giàu - học trò của nhà Sử học nổi tiếng Đào Duy Anh có công đặt nền móng cho nền Sử học Cách mạng, biên soạn những cuốn sách Lịch sử nền tảng đầu tiên của ngành Sử học Việt Nam. Nhà Triết học nổi tiếng Trần Đức Thảo, rồi đến các thế hệ nhà nghiên cứu giai đoạn đầu của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội như Đặng Thai Mai, Nguyễn Tài Cẩn...

Đến giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cán bộ và sinh viên của Trường đã có những đóng góp xứng đáng. Cả nước biết đến những tấm gương sáng như anh hùng, nhà thơ liệt sỹ Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến) – một cán bộ trẻ của Khoa Lịch Sử, trường ĐHTH hay như liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc… Được tôi rèn qua chiến tranh nhiều cán bộ, sinh viên của nhà trường đã trưởng thành để trở thành các nhà lãnh đạo xuất sắc như các uỷ viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa (Trưởng Ban Tổ chức Trung ương), Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành uỷ Hà Nội), Đinh Thế Huynh (Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương)… Họ đều là những người đã từng cầm súng ở chiến trường Quảng Trị, tham gia vào lực lượng thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn, là phóng viên mặt trận… Rồi rất nhiều người đã trở thành các thế hệ nhà khoa học hàng đầu của đất nước trên nhiều lĩnh vực.

Những gương mặt trí thức nổi bật của ĐHQGHN cũng chính là những gương mặt nổi bật của lịch sử nền khoa học giáo dục Việt Nam trong suốt một thế kỷ qua. Đây là niềm tự hào lớn mà không phải cơ sở đào tạo và nghiên cứu nào ở Việt Nam cũng có được.

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xưa

- Bên cạnh những gương mặt cựu sinh viên nổi bật, ĐHQGHN có những đóng góp như thế nào trong từng lĩnh vực cụ thể thưa GS, ? 

Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ - tiền thân của ĐHQGHN - đã đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong thời kỳ chiến tranh với tư cách là những cơ sở giáo dục có những chuyên môn phù hợp với tất cả các hoạt động, và đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi mà cuộc kháng chiến của chúng ta đi vào thời kỳ ác liệt nhất (cả nước thành chiến trường) thì chúng ta thấy vai trò của các nhà khoa học trẻ của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc đó rất rõ nét. Họ đã có những đóng góp, cống hiến rất đáng ghi nhận trong việc tham gia chế tạo vũ khí, phát triển công nghệ, cải cách tăng năng suất lao động sản xuất cho hậu phương.

Thí dụ như các nhà khoa học vật lý tham gia chế tạo phương tiện không người lái phá bom từ trường. Chuyện rà phá bom từ trường không chỉ là đóng góp về mặt trí tuệ, giải pháp công nghệ mà kỹ thuật này đặc biệt có ý nghĩa khi toàn bộ cảng biển của Việt Nam lúc bấy giờ bị phong tỏa bởi thủy lôi của địch. Làm sao để mình có thể mở luồng, mở lạch để phá vỡ thế đơn độc, thông thương với các nước, đảm bảo nguồn viện trợ qua đường biển ?

Các nhà toán học tham gia tính toán phương vị để cho pháo binh, pháo cao xạ bắn hạ máy bay địch chính xác và chế tạo các khí tài hiện đại. Các các cán bộ, giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ, lấy vũ khí lợi hại của mình là ngôn ngữ làm cầu nối, có nhiều đóng góp cụ thể trong việc làm việc với chuyên gia Liên Xô, hỏi cung tù binh, đấu tranh ngoại giao... Nổi lên những gương mặt rất đáng kể như nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - ông vốn là cựu sinh viên của Trường ĐH Ngoại ngữ.

Thế rồi những đóng góp của các nhà khoa học của ĐHQGHN cho chiến trường ko phải chỉ trực tiếp trên mặt trận mà còn trong lĩnh vực khác. Ví dụ: biên soạn những bộ sách có giá trị rất lớn để động viên tinh thần toàn dân. Như trong thời điểm ác liệt 1972-1973, GS. Phan Huy Lê, GS. Trần Quốc Vượng và các nhà Sử học của nhà trường đã tham gia đã biên soạn được bộ sách Lịch sử Việt Nam. Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói là đưa toàn bộ lịch sử của dân tộc vào trận chiến và bộ sách được các chiến sỹ của ta truyền tay nhau đọc. Đó là những đóng góp trí tuệ trực tiếp trên chiến trường.

Trong bối cảnh khắc nghiệt, toàn bộ Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và Trường ĐH Ngoại ngữ đã di tản lên chiến khu, ra ngoại thành để duy trì việc học và dạy với tinh thần quyết tâm nhất. Và lực lượng trí thức được đào tạo ở hai trường chính là lực lượng mà sau này khi thống nhất đất nước có thể là tham gia vào việc củng cố thành tựu của cách mạng, thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Khi chiến tranh kết thúc, hoạt động giáo dục, nhất là trình độ cao của thành phố Sài Gòn tưởng chừng sẽ tê liệt, với ngành khoa học xã hội và nhân văn là một sự khủng hoảng, vì số lượng trí thức trong Nam di tản hết. Nhưng ngay sau khi giải phóng xong, chúng ta đã nối lại được hoạt động bình thường của các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) hàng đầu trong đó. Với lực lượng nhà khoa học, trí thức mạnh, Trường ĐH Tổng hợp HN và Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ HN (nay là Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) đã tham gia tiếp quản, chi viện cho các trường ĐH phía Nam sau khi kháng chiến thành công. Những người đứng đầu Trường ĐH Văn khoa, ĐH Khoa học, Viện ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng đều là người của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và Trường ĐH Ngoại ngữ. Ví dụ: Trường ĐH Văn khoa có trưởng ban điều hành là GS. Phan Hữu Dật; Trường ĐH Khoa học Sài Gòn là GS. Lý Hòa, cán bộ Khoa Vật lý; Trưởng ban điều hành Viện ĐH Huế là GS. Nguyễn Quốc Lộc… Về sau, để xây dựng lực lượng khung cho các trường ĐH phía Nam thì cán bộ khoa học cơ bản ở các thế hệ khác nhau, nhất là những sinh viên trẻ xuất sắc mới ra trường đều được điều động vào công tác tại đó. Đây là những đóng góp của chúng ta với tư cách là cơ sở nghiên cứu và giáo dục trọng điểm, hàng đầu của đất nước cho chiến thắng 30/4, nhất là trong bối cảnh xây dựng nền khoa học, giáo dục cách mạng lúc bấy giờ. Đấy là những đóng góp xứng đáng mà lịch sử ghi nhận và chúng ta có quyền tự hào.

Thầy trò Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) chào nhau khi xe chở các sinh viên lên đường ra mặt trân

- Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam có một trang sử bi hùng mà đẹp lãng mạn, đó là phong trào những trí thức, thanh niên xếp bút nghiên ra chiến trường quyết tử vì Tổ Quốc. Những hình ảnh đẹp này đã được ca ngợi rất nhiều qua thơ ca, phim ảnh. GS. có thể chia sẻ những ký ức của mình về phong trào này ?

Có thể nói là mỗi khi nhắc đến những ký ức này, tôi vô cùng xúc động. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có hàng nghìn trí thức, sinh viên gác lại việc học tập để tình nguyện nhập ngũ, vào những chiến trường ác liệt nhất. Lúc đó phong trào ấy hừng hực trong tuổi trẻ. Sinh viên viết huyết thư xin được lên đường. Họ sẵn sàng rời xa người thân, gia đình, tạm gác sách vở văn chương để dấn thân vào thử thách khắc nghiệt. Họ sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những buổi chia tay lên đường tại sân trường, giảng đường thiêng liêng và đầy cảm xúc. Đoàn quân lính - sinh viên này chi viện cho các chiến trường đã giúp tạo sự thay đổi về "chất" cho bộ đội ta. Họ mang theo nét hào hoa, lãng mạn, cảm tử vào các trận đánh.

Nhiều tấm gương lẫm liệt của cựu giáo chức, sinh viện của Đại học Quốc gia đã trở thành những biểu tượng bất tử. Theo thống kê, đã có 64 liệt sỹ là sinh viên, cán bộ của Trường ngã xuống trên các chiến trường, có hàng trăm thương binh trở về tiếp tục việc học tập và công tác. Như vậy, không chỉ có đóng góp đặc thù về trí tuệ mà cán bộ và sinh viên các trường đại học tiền thân của ĐHQGHN đã có những đóng góp trực tiếp, đổ xương  máu trên chiến trường cho ngày thắng lợi cuối cùng của dân tộc.

Truyền thống ấy có giá trị và động lực như thế nào cho thế hệ các nhà khoa học, sinh viên, học viên của ĐHQGHN hôm nay thưa GS. ?

ĐHQGHN vinh dự có những đóng góp tạo dấu ấn không phai mờ trong lịch sử dân tộc, trên nhiều phương diện và nhiều lĩnh vực như tôi đã chia sẻ ở trên. Đây là niềm tự hào mà không phải cơ sở giáo dục nào cũng có được. Chúng ta đã có vị thế quan trọng, có nền tảng quý giá ấy rồi thì phải biết nhân lên sức mạnh, giá trị ấy. Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đòi hỏi ở mỗi đơn vị, cá nhân những nhiệm vụ khác nhau. Bây giờ là thời bình, không có đổ máu, chiến tranh thì chúng ta phải góp sức phát triển đất nước giàu mạnh, sánh ngang với các quốc gia tiên tiến trong khu vực và thế giới. Góp sức trên chính địa hạt của chúng ta là nghiên cứu và đào tạo.

Làm thế nào để chúng ta có được những công trình nghiên cứu đỉnh cao, có giá trị, giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn phát triển đất nước. Làm thế nào để chúng ta đào tạo ra những con người có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, có lý tưởng sống đẹp. Làm thế nào để chúng ta tạo ra môi trường học thuật lành mạnh, đỉnh cao ? Làm thế nào để chúng ta là đầu tầu sáng tạo và truyền bá tri thức, đưa nền khoa học, giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới ? Tôi luôn luôn tin tưởng rằng, sứ mệnh của ĐHQGHN đã được minh định rõ trong Luật Giáo dục Đại học, trong Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của ĐHQGHN sẽ luôn là cách tiếp nối truyền thống giá trị nhất và cũng là cách kỷ niệm, nhớ đến chiến thắng 30/4 vĩ đại của dân tộc một cách thiết thực nhất.

- Xin cảm ơn chia sẻ của GS.

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây