Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Xuất bản hay là chết ?

Thứ ba - 23/12/2014 22:06
Xuất bản để công bố các nghiên cứu của mình là điều bắt buộc đối với nhà khoa học tại các trường đại học. Hãy xác định động lực thật sự trong công việc nghiên cứu của mình. Hãy biến ý tưởng thành hành động thực tiễn. Hãy sẵn sàng chấp nhận những góp ý của người khác để tiến bộ… Đó là những chia sẻ chính của GS.TS Ooi Keat Gin (Universiti Sains Malaysia, Tổng biên tập tạp chí quốc tế International Journal of Asia-Pacific Studies (IJAPS) tại buổi trao đổi với cán bộ và học viên sau đại học Trường ĐHKHXH&NV về các kỹ năng và kinh nghiệm công bố quốc tế.
Xuất bản hay là chết ?
Xuất bản hay là chết ?

“Xuất bản hay là chết” là khẩu hiệu của rất nhiều các trường đại học, viện nghiên cứu ở Mỹ - GS.TS Ooi Keat Gin cho biết. Phần đông các nhà nghiên cứu, những người làm việc trong môi trường học thuật được ký hợp đồng theo từng năm. Yếu tố quan trọng nhất để kéo dài hợp đồng là xem chất lượng công việc của nhà khoa học ấy, thể hiện ở các nghiên cứu và công bố xuất bản. “Nếu không có xuất bản nào thì có nghĩa bạn đã là lịch sử, và hợp đồng của các bạn chấm dứt ở đây!” - GS.TS Ooi Keat Gin nói. Nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ thậm chí yêu cầu phải có ít nhất 3 bài báo công bố trong các tạp chí hàng đầu trong vòng 5 năm.

GS.TS Ooi Keat Gin/Ảnh: Thành Long

Xuất bản là con đường để bạn thể hiện bản thân mình” và điều đó đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp của một nhà khoa học. Đó là thước đo sự tiến bộ nghề nghiệp của người làm nghiên cứu. Bạn có nhận được sự công nhận của đồng nghiệp không ? Bạn có nhận được những giải thưởng, khoản học bổng hay tài trợ cho những nghiên cứu của mình ? Bạn có mối quan hệ với những người nào trong giới và đối tác của bạn là những ai ? Bạn đã từng được mới thỉnh giảng tại các trường ĐH khác ? Bạn có được biết đến bởi các học giả quốc tế ?... Tất cả những điều này là những chỉ số đánh giá năng lực nghiên cứu và uy tín học thuật của nhà khoa học.

GS.TS Ooi Keat Gin cho rằng có sự khác biệt giữa một nhà khoa học thực thụ và một người làm công việc nghiên cứu. Một học giả thực thụ không chỉ coi nghiên cứu là một công việc để kiếm tiền. Nghiên cứu là lý tưởng, được họ làm một cách tự nguyện, dành trọn tâm huyết của mình để theo đuổi những vấn đề khoa học mà mình quan tâm. Họ muốn được tìm ra cái mới, đi đến cùng vấn đề, muốn được chia sẻ quan điểm riêng. Đó là nhu cầu tự thân, được thúc đẩy bởi mong muốn hoàn thiện mình. Họ làm không phải vì giải thưởng, cũng không phải vì sức ép của cấp trên, của trường ĐH hay vì để được tăng lương.

GS.TS Ooi Keat Gin cũng chia sẻ thực tế nếu có những xuất bản hay công bố quốc tế có chất lượng, nhà khoa học sẽ không khó để được các quỹ đầu tư cho hoạt động nghiên cứu của mình. Những nhà khoa học giỏi luôn được các trường ĐH trả công xứng đáng.

Chia sẻ sâu hơn về kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết để có thể công bố các nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế, nhà khoa học cho rằng điều quan trọng hàng đầu là tính mới mẻ trong nghiên cứu, không trùng lặp về cách tiếp cận, góc nhìn, quan điểm… Bài trình bày cần rõ ràng, mạch lạc, có tính thuyết phục, nêu được đóng góp riêng của bạn trong lĩnh vực nghiên cứu.

Và một thực tế khác mà các nhà khoa học trẻ cần chú ý là vấn đề ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh trong các công bố quốc tế. “Nếu tiếng Anh của các bạn chưa đạt đến chuẩn để công bố quốc tế thì bạn phải chắc là bạn có những người đọc lại, kiểm tra lại cho bạn trước khi bạn nộp bài của bạn đi” - GS.TS Ooi Keat Gin nhấn mạnh.

GS.TS Ooi Keat Gin cũng khuyên rằng cần có chiến lược cụ thể để gửi bài cho các tạp chí, và đặc biệt là hiểu rõ tạp chí và đội ngũ những người làm biên tập của tạp chí mà mình muốn đăng bài. “Tôi cổ vũ các bạn hãy gửi cho những tạp chí lớn, những tạp chí danh tiếng thuộc chuyên ngành hẹp của bạn. Họ sẽ biết bạn rõ hơn. Và cuối cùng, hãy chấp nhận những trao đổi và thảo luận về bài viết theo hướng tích cực để có thể hoàn thiện nghiên cứu một cách tốt nhất” - nhà khoa học chia sẻ.

GS.TS Ooi Keat Gin là GS Sử học tại Asia-Pacific Research Unit (APRU-USM) (School of Humanities, Universiti Sains Malaysia, Penang, Malaysia, là Tổng biên tập tạp chí quốc tế International Journal of Asia-Pacific Studies (IJAPS).

GS Ooi Keat Gin đã được vinh danh bởi nhiều công trình có tiếng vang xuất bản ở Oxford University Press, Macmillan Palgrave, ABC-Clio, Scarecrow Press, St Martin’s Press, Routledge và bởi các đơn vị như Ohio University, University of Hull, Academia Sinica…

Nhiều nghiên cứu của ông được đăng tải trên các tạp chí hàng đầu như Modern Asian StudiesIndonesia and the Malay WorldJournal of Southeast Asian StudiesJournal of Colonialism and Colonial HistoryThe HistorianSarawak Museum JournalBorneo Research BulletinJournal of the Malaysian Branch Royal of the Asiatic SocietyJournal of Australian War Memorial...

GS. Ooi từng thỉnh giảng và nghiên cứu tại Australian War Memorial (Canberra, Australia); Centre for South-East Asian Studies, University of Hull (Hull, UK); International Institute of Asian Studies (Amsterdam/Leiden); Nederlands Instituut voor Oorlogsdocumentatie (Amsterdam); Centre for Asia Pacific Social Transformation Studies, University of Wollongong (Wollongong, Australia)... 

Gần đây, ông là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Xã hội học, Đại học Michigan, Ann Arbor, USA; giáo sư thỉnh giảng tại Academy of Brunei Studies, Universiti Brunei Darussalam, Brunei; nghiên cứu viên cao cấp tại Center for Southeast Asian Studies (CSEAS), Kyoto University, Japan.

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây