Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

“Một số vấn đề về Lịch sử và lý thuyết Nhân học”

Thứ năm - 15/01/2015 23:47
game đánh chắn online đổi thưởng trân trọng giới thiệu tuyển tập “Một số vấn đề về Lịch sử và lý thuyết Nhân học” do Bộ môn Nhân học tuyển chọn, dịch. Sách gồm 17 bài, 600 trang, do Nxb Tri Thức xuất bản năm 2014.
“Một số vấn đề về Lịch sử và lý thuyết Nhân học”
“Một số vấn đề về Lịch sử và lý thuyết Nhân học”

Nhân học là một ngành khoa học xã hội, ra đời từ thế kỷ XIX, đang tồn tại với các tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Nói cách khác, các nhà nhân học trên thế giới đang hoạt động trong khuôn khổ của các tên gọi khác nhau hay trong các truyền thống khác nhau của một ngành khoa học nghiên cứu về con người.

Dù thuộc những truyền thống khác nhau, các nhà nhân học có chung một hệ thống phương pháp nghiên cứu độc đáo của ngành học, đó là các phương pháp điền dã dân tộc học, để thu thập các tài liệu dân tộc học về các khía cạnh khác nhau của con người và xã hội loài người. Một điểm chung quan trọng khác của ngành học là lý thuyết, chủ đề chính của cuốn sách này. Các nhà nhân học ở các truyền thống khác nhau tham gia xây dựng và sản sinh ra một hệ thống lý thuyết phong phú.

Trong nghiên cứu nhân học, tài liệu dân tộc học và lý thuyết cuối cùng cũng quyện lại với nhau trong một công trình nghiên cứu. Nếu không có lý thuyết, tài liệu dân tộc học do nhà nhân học thu được trên thực địa chỉ là một mớ thông tin mô tả và phân tích về các hiện tượng văn hóa, xã hội, tộc người và bản chất con người. Như vậy, lý thuyết không chỉ giúp nhà nhân học xác định mục tiêu nghiên cứu, định hình các câu hỏi nghiên cứu, thu thập tài liệu dân tộc học trên thực địa, dẫn dắt việc phân tích và trình bày tài liệu, mà quan trọng hơn, thông qua việc ứng dụng lý thuyết nhà nhân học tham gia thảo luận những vấn đề lớn, cơ bản của ngành học về con người và văn hóa - xã hội của loài người.

Với một đặc tính lý luận và thực nghiệm sâu sắc, trong hơn một thế kỷ qua, các truyền thống nhân học ở các quốc gia khác nhau đã sản sinh ra một hệ thống lý thuyết đặc biệt phong phú. Đặt các lý thuyết nhân học trong các bối cảnh lịch sử cụ thể và đương thời của chúng, nhà nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn một thực tế là lý thuyết nhân học không tách rời các điều kiện xã hội của thời đại sản sinh ra nó và sự ra đời của các lý thuyết mới trong nhân học thường là sự diễn đạt, phát triển hay chối bỏ các lý thuyết đã có. Nói theo cách của Alan Barnard thì các lý thuyết nhân học không mất đi khi bị phê phán, mà thay vào đó chúng được kết tinh vào các lý thuyết mới hoặc trở lại ở thế hệ sau với một hình dạng khác. Chính vì thế, các quan điểm lý thuyết đã có cần được nghiên cứu, vì các nhà nhân học thuộc thế hệ sau định vị mình trong mối quan hệ với các nhà lý thuyết tiền bối theo cách ủng hộ hay phê phán hoặc là chuyển đổi các khái niệm và các lý thuyết của họ thành cái mới của mình.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề các trường phái lý thuyết trong các truyền thống nhân học trên thế giới đang là một khoảng trống cần lấp đầy bằng những cách khác nhau. Trong khi các nhà nhân học bổ sung và cập nhật tài liệu nguyên gốc thì việc dịch một số tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt là rất cần thiết, góp phần quan trọng vào hệ thống học liệu và tài liệu tham khảo về chủ đề lịch sử và lý thuyết nhân học.

Chính vì lý do đó, Bộ môn Nhân học (game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội) dịch một số tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Cuốn sách này là tuyển tập gồm 17 bài có nội dung phù hợp với mục tiêu cập nhật thêm tri thức về chủ đề lịch sử và lý thuyết nhân học. Các công trình được cấu trúc theo ba nội dung chính, đó là (i) các truyền thống nhân học; (ii) khái niệm lý thuyết và xây dựng lý thuyết nhân học; và (iii) các trường phái lý thuyết nhân học. Cuốn sách không phải là một tuyển tập hoàn chỉnh về chủ đề này, song chắc chắn nó sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm nhiều vấn đề về ngành nhân học, lịch sử và các trường phái lý thuyết nhân học ở Việt Nam và trên thế giới. 

Tác giả: NVS

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây