Ngôn ngữ
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội góp mặt tại hội nghị năm nay với 5 sinh viên: Mai Mai (K56 Quốc tế học), Nguyễn Trần Thái Nam (K58 Quốc tế học), Nguyễn Hải Châu (K58 Nhân học), Vũ Anh Thư (K55 Ngôn ngữ học) và Nguyễn Đức Quang (K58 Tâm lí học), cùng trưởng đoàn là ThS Trần Bách Hiếu – Bí thư Đoàn trường.
Hội nghị Hình mẫu thanh niên ASEAN (YMAC) là một hoạt động thường niên của sinh viên 5 trường Polytechnic tại Singapore, được tài trợ bởi quỹ S Rajaratnam Endowment (SRE). Hoạt động của YMAC tập trung vào việc tái hiện một hội nghị cấp cao ASEAN, trong đó các đại biểu sinh viên đảm nhiệm vai trò là các nhà ngoại giao đến từ 10 nước thành viên ASEAN, cùng tham gia nghiên cứu và tranh biện về những vấn đề khu vực và quốc tế mà ASEAN phải đối mặt. Những vấn đề này xoay quanh các lĩnh vực Môi trường, Kinh tế, Xã hội, An ninh, và Văn hóa – Nghệ thuật. Năm nay là năm thứ ba YMAC được tổ chức, và cũng là lần đầu tiên YMAC có sự góp mặt của những thanh niên xuất sắc đến từ toàn bộ 10 nước thành viên ASEAN. Với chủ đề “Tiếng nói Hôm nay - Vang vọng Tương lai”, YMAC 2014 hi vọng rằng thông qua các phiên tranh biện, các chuyến đi học tập cùng các hoạt động tình nguyện, sinh viên sẽ mở rộng hiểu biết của mình trong các chủ đề liên quan, cùng hợp tác đi đến một quyết định cuối cùng về những giải pháp khả thi giúp đối phó và giải quyết các khó khăn hiện tại một cách bền vững, và tiến tới hiện thực hóa những giải pháp này trong cộng đồng sau hội nghị.
Trải qua 4 ngày hội nghị, có lẽ các buổi tranh biện luôn là thời điểm sôi nổi hơn cả. 7 chủ đề lớn của hội nghị, đồng thời cũng là 7 thách thức lớn hiện tại của ASEAN, với trọng tâm xoay quanh sự thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) vào cuối năm 2015, thực sự cuốn hút các thành viên tham gia bày tỏ những quan điểm cá nhân, chia sẻ những kế hoạch giải quyết khủng hoảng, đồng thời phản biện cũng như thỏa thuận để có thể tiến tới một tuyên bố thống nhất thế hiện tiếng nói riêng của giới trẻ khu vực đối với những thách thức ASEAN đang đối mặt. Đồng thời, các hoạt động tình nguyện, chuyến đi học tập, cùng các hoạt động giao lưu, chia sẻ văn hóa cũng góp phần nâng cao nhận thức và chiều sâu hiểu biết cho sinh viên các nước về sự đa dạng khu vực, con người nói riêng và ASEAN nói chung, cũng như gắn kết tuổi trẻ các quốc gia trong khu vực, tạo nên một trải nghiệm khó quên cho mỗi cá nhân tham gia YMAC 2014.
YMAC 2014 còn có sự góp mặt của Đại sứ Ong Keng Yong – cựu Tổng thư kí ASEAN nhiệm kì 2003 – 2007 và Bộ trưởng bộ Văn hóa, Cộng đồng và Tuổi trẻ Singapore Lawrence Wong. Những buổi trao đổi trực tiếp và cởi mở của các sinh viên tham gia cùng các chính khách thực sự đem lại rất nhiều kiến thức bổ ích về ASEAN nói chung, về Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 (AEC 2015) và Tầm nhìn ASEAN 2020 (ASEAN Vision 2020) nói riêng.
Đến với YMAC lần này, đoàn đại biểu sinh viên của game đánh chắn online đổi thưởng đã rất tích cực tham gia đóng góp ý kiến tại các phiên tranh biện cũng như đưa đến những sắc màu văn hóa Việt Nam qua các buổi trao đổi trò chơi dân gian và trang phục dân tộc. Những ý tưởng, giải pháp như thiết lập các trung tâm huấn luyện doanh nghiệp vừa và nhỏ kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp quốc doanh, ngân hàng, 4R’s, trung tâm kiểm soát thảm họa… thực sự mới lạ và tạo nên những tranh luận tích cực.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Singapore, bạn Mai Mai (K56 Quốc tế học) cho biết: “Chúng tôi tham gia hội nghị lần này cùng mang đến một Việt Nam thân thiện, tốt đẹp. Chúng tôi cùng giới thiệu đến bạn bè quốc tế các trò chơi dân gian của Việt Nam, như trò chơi cá ngựa, trò chơi chuyền, hay là nhảy sạp…. Đặc biệt khi tham gia chương trình này, chúng tôi có thể tìm hiểu về những nước khác. Tôi đến đây không chỉ với tư cách là một sinh viên Việt Nam mà tôi còn được trở thành một sinh viên ASEAN đích thực và được tham gia vào chương trình cùng giải quyết các vấn đề của các bạn.”
Kết thúc 4 ngày YMAC 2014, 7 tuyên bố cuối cùng của hội nghị, tương ứng 7 chủ đề lớn của YMAC năm nay với chữ kí của hơn 200 đại biểu trẻ, thực sự là một thành công lớn của hội nghị. Vượt qua ý nghĩa chính trị đơn thuần của một hội nghị ASEAN mô phỏng, YMAC 2014 còn là cầu nối kéo gần và gắn kết tuổi trẻ ASEAN. Dù cho 4 ngày thật ngắn ngủi, dù cho bao tiếng cười và nước mắt cũng như những lời ngậm ngùi tạm biệt giờ đã lùi về hôm qua, cái còn lại ở hiện tại và sẽ còn vang dội đến ngày mai không còn là 200 cá nhân riêng biệt, mà chỉ một ASEAN thống nhất với “một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng kết nối” (one vision, one identity, one connected community) hòa quyện tất cả.
Tác giả: Đức Quang
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn