Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Ý nghĩa của việc kỷ niệm EFEO tại Việt Nam

Thứ sáu - 05/12/2014 05:48
Lời tựa cuốn sách “Lịch sử một thế kỷ Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Việt Nam” (Nhà xuất bản Tri thức, xuất bản tháng 11/2014) của GS. Yves Goudineau (Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp).
Ý nghĩa của việc kỷ niệm EFEO tại Việt Nam
Ý nghĩa của việc kỷ niệm EFEO tại Việt Nam

Để thuật lại hơn một thế kỷ nghiên cứu mà Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã thực hiện tại Việt Nam, trước tiên, cần phải mở rộng mốc thời gian, để đặt lại lịch sử đặc biệt này trong lịch sử chung của Viện, hay nói bao quát hơn là lịch sử của ngành Đông Phương học tại Pháp vào thời điểm Viện ra đời. Nếu như ngành nghiên cứu Việt Nam đã thu hút được sự chú ý và có nhiều thay đổi thì phần lớn là nhờ vào sự phát triển của chính bản thân EFEO. Ngược lại, nếu ngay từ khi mới thành lập, EFEO đã tỏa sáng ở vùng “Viễn Đông” với khao khát tìm hiểu kỹ khu vực này, đó là nhờ vào sự năng nổ của những thành viên đầu tiên của Viện, những người đã có mặt ở Hà Nội từ năm 1902 và chính họ đã tạo nên những tiền đề về tri thức lẫn vật chất cho sự tồn tại lâu dài cho phép đầu tư về khoa học trong một thời gian dài và trên quy mô toàn lục địa Châu Á. Những nhà nghiên cứu kế tiếp sau đã có công khai phá và lĩnh hội những thực tế phong phú trên thực địa và đã dệt nên mối quan hệ mật thiết với các nho sĩ người Việt và những tinh hoa truyền thống – những người đã thừa kế một nền văn hóa và tri thức bản địa cho đến lúc đó vẫn chưa hề được biết đến ở phương Tây. Về điều này, lịch sử của EFEO và lịch sử của ngành nghiên cứu Việt Nam xen lẫn với nhau để rồi cuối cùng người ta có xu hướng coi chúng là một và không thể tách rời.

Bìa cuốn sách "Lịch sử một thế kỷ nghiên cứu Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp". (Ảnh: Thành Long)

Nhớ lại những hoạt động của EFEO tại Việt Nam, trước hết, nên quay trở lại cội nguồn của cơ quan này để nhắc lại những gì là khuynh hướng ban đầu của Viện cũng như những gì gọi là bản sắc ngày nay với sự hiện diện của Viện ở châu Á. Đây cũng là cách để hiểu rõ hơn về mặt khoa học lẫn tổ chức của Viện qua những công trình nghiên cứu đã thực hiện cũng như qua sự xuất hiện của những ngành nghiên cứu mới nhưng đồng thời cũng theo những điều kiện mang tính lịch sử thường là bi kịch ở châu Á và chính điều này đã thúc đẩy những sự thay đổi và gây ra những sự đứt đoạn tạm thời.

Ấn phẩm này không đi ngược lại với truyền thống kỷ niệm ngày thành lập hay một sự kiện khoa học lớn. Đây cũng không phải là ẩn phẩm đầu tiên thuật lại con đường mà EFEO đa đi qua từ khi nó được sáng lập. Những nghiên cứu tổng hợp có chất lượng đóng dấu ấn về lịch sử của EFEO đã được thu thập quá đủ đến nỗi chúng tôi không có tham vọng mang đến những điều thực sự mới mẻ. Chúng tôi chỉ mong muốn đưa tới bạn đọc bản tổng kết giai đoạn nhân kỷ niệm 20 năm và 50 năm thành lập Viện. Hai sự kiện này khởi thủy đã diễn ra tại Hà Nội và Sài Gòn cũng như có một số bài viết chuyên đề đăng tren tạp chí của Viện hay trong một số tạp chí do đồng nghiệp xuất bản lúc đó ở Sài Gòn. Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập EFEO đã được tổ chức vào năm 2001 ở Paris bằng một cuộc hội thảo lớn và bằng việc xuất bản hai số chuyên đề của BEFEO (LXXVII) về các công trình nghiên cứu trước ngưỡng cửa năm 2000. Hai ấn phẩm đặc biệt viết về những đánh giá tổng hợp còn thiếu vắng. Cuốn thứ nhất, Một thế kỷ nghiên cứu Châu Á. Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, 1898-2000 giới thiệu khuynh hướng và những công trình của EFEO. Cuốn thứ hai, Các nhà nghiên cứu Châu Á, giới thiệu, dưới hình thức danh mục, những gương mặt, hành trình cá nhân của toàn bộ thành viên khoa học của EFEO kèm theo danh sách toàn bộ những người đã liên kết phối hợp với EFEO từ khi cơ quan này được thành lập. Lễ kỷ niệm ngày thành lập EFEO cũng đã được đồng thời tổ chức tại Việt Nam theo sáng kiến của Trung tâm EFEO tại Hà Nội qua cuộc trưng bày và xuất bản ấn phẩm song ngữ, Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu khoa học, Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội 1900-2000 -  L’École francaise d’Extrême-Orient à Hanoi 1900-2000, regards croisés sur un siècle de recherches, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, của Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm gợi nhớ lại bản thân nguồn gốc của Viện này.

Vượt lên trên những kỷ niệm chưa bao giờ là vô ích, như những gì mà Catherine Clémentin-Ojha và Pierre-Yves Manguin đã viết trong lời giới thiệu cuốn Một thế kỷ nghiên cứu Châu Á, EFEO đã trở thành đối tượng nghiên cứu thành một phần riêng hoàn toàn ở vào bước ngoặt thế kỷ XX. Những chuyên gia về lịch sử trí thức hay về xã hội học tri thức đã có cách nhìn hoàn toàn mới về hoạt động của cơ quan EFEO và về môi trường chính trị và xã hội lúc đó bằng cách hướng tớ sự giữ cân bằng đầy khó khăn trong việc giữ quyền tự chủ và sự thờ ơ vốn có đối với mọi hoạt động nghiên cứu về khoa học nhân văn trong bối cảnh đặc biệt của công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương. Trong bối cảnh phê phán mang tính phổ quát của ngành Đông Phương học bắt đầu những năm 1970 để rồi tăng mạnh vào cuối thế kỷ XX và từ đó về sau EFEO đã được bên ngoài để ý nghiên cứu. Nhưng cũng vì lẽ đó mà có thể đánh giá lại ngữ cảnh sản phẩm khoa học của Viện cũng như những sự sắp xếp lại rõ ràng. Những cái nhìn mang tính phê phán này trước hết cho phép thể hiện sự đóng góp về tri thức không thể phủ nhận được của Viện cho những “nghiên cứu về Đông Dương” – đấy là chưa kể tới Đông Nam Á cũng như về các khu vực văn hóa – sự đóng góp này ngày nay vẫn còn tạo nên danh tiếng của EFEO. Sự thừa nhận đối với các thành viên sáng lập EFEO, đối với những nhân vật bảo trợ người Pháp cũng như người Việt Nam thật là to lớn, nó được chia sẻ và nhất trí hoàn toàn.

GS. Yves Goudineau (Giám đốc Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp). (Ảnh: Thành Long)

Khi đọc phần quá khứ tiếp theo, ta sẽ nhận thấy rằng cuốn sách này không nhằm kỷ niệm ngày thành lập gắn với lịch sử của EFEO tại Việt mà thực chất nó kết thúc một chuỗi những sự kiện nối tiếp trong suốt “năm Pháp-Việt 2013-2014” trong đó EFEO là một cơ quan chủ chốt quan trọng trong quan hệ trao đổi văn hóa và khoa học diễn ra ở Pháp cũng như ở Việt Nam. Ở đây, chúng tôi xin nói tới hai cuộc trưng bày với quy mô khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau đã được tổ chức trong khuôn khổ nói trên. Cuộc trưng bày thứ nhất có tiêu đề “EFEO - Tư liệu và thực địa ở Việt Nam” đã diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 2 năm 2013 sau đó ở Đà Nẵng vào tháng 5 năm 2013 và ở Hà Nội tháng 12 năm 2014). Cuộc trưng bày thứ hai “Việt Nam, đích đến – những bức ảnh của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp” được giới thiệu tại Bảo tàng Cernuchi (Paris, 3-6/2014) sau đó tại Hà Nội (Espace và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tháng 12/2014).

Cuốn sách này giới thiệu một cách tổng hợp về lịch sử và những công trình khoa học hiện nay của EFEO tại Việt Nam. Nét nhấn về những hoạt động gần đây cho phép đưa ra bản tổng kết 20 năm qua, kể từ khi EFEO đặt lại trung tâm của mình tại Hà Nội vào năm 1992 và từ năm 2012, đã khánh thành địa điểm mới tại TP.Hồ Chí Minh cùng với Cơ quan phát triển của Pháp (AFD).

Cũng nên nhấn mạnh thêm rằng việc thúc đẩy công bố cuốn sách này xuất phát từ đề xuất của những đồng nghiệp Việt Nam, những người bạn này luôn thể hiện sự gắn bó chân thành với EFEO và chính họ đã có những trang viết hay về lịch sử của Viện. Ngay từ khi hội những người bạn của EFEO được thành lập vào năm 1934, đã có nhiều người Việt Nam gia nhập hội và họ đã đóng góp cho việc xuất bản tạp chí “Les cahiers de l’École francaise d’Ex treme-Orient” mỗi quý một số. Ngoài những cộng tác viên thường xuyên, trong số những người bạn của EFEO, còn có những nhân vật lỗi lạc như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Dương Quảng Hàm hay Võ Nguyên Giáp. Tiếp đó, trong suốt nhiều thập kỷ, những người này vẫn theo đuổi công việc của Viện và luôn hết lòng vì chúng trong những thời điểm khó khăn của cuộc đấu tranh giành độc lập. Họ cũng là những người đã gợi ý việc đặt lại Văn phòng EFEO tại Hà Nội vào đầu những năm 1990. Trong số những dẫn chứng mới đây về sự thừa nhận di sản chung này, chúng ta ghi nhận việc xuất bản vào năm 2009 cuốn sách hoàn toàn viết về lịch sử EFEO tại Việt Nam, đó là cuốn Học viện Viễn Đông Bác Cổ (giai đoạn 1898-1957).

Cuối cùng và cũng rất đặc biệt là cuộc Hội thảo “EFEO và Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Việt Nam” sẽ diễn ra tại Hà Nội vào các ngày 5-6 tháng 12 năm 2014 theo sáng kiến của game đánh chắn online đổi thưởng Hà Nội và của ông Hiệu trưởng Nguyễn Văn Khánh, người không bỏ lỡ điều đáng ghi nhớ bằng việc làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta về một lịch sử cùng được chia sẻ. Từ lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Viện, nhiều trang viết mới về sự hợp tác khoa học đã ra đời. Chúng tôi xin điểm nhanh lại những hoạt động này. Đáp ứng lại sự ân cần trên, cuốn sách này mong muốn góp một viên đá của mình vào việc xây dựng sự hiểu biết tốt nhất về những trao đổi hoạt động luôn kết nối nghiên cứu Việt Nam với EFEO.

Tác giả: GS. Yves Goudineau

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây