Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Phán quyết của Tòa Trọng tài có tính ràng buộc pháp lý và tính chung thẩm

Thứ năm - 21/07/2016 03:29
Để làm rõ nội dung cơ bản trong phán quyết của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Phi-li-pin và Trung Quốc, được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), phóng viên Báo Nhân Dân (PV) đã phỏng vấn PGS, TS PHẠM QUANG MINH, Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài phỏng vấn.
Phán quyết của Tòa Trọng tài có tính ràng buộc pháp lý và tính chung thẩm
Phán quyết của Tòa Trọng tài có tính ràng buộc pháp lý và tính chung thẩm

PV: Tòa Trọng tài vừa ra phán quyết liên quan vai trò của các quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, cũng như tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Phi-li-pin cho là vi phạm Công ước. Xin PGS, TS cho biết các nội dung cơ bản mà phía Phi-li-pin đệ trình lên Tòa?

PGS, TS Phạm Quang Minh: Trước hết, để khởi kiện tại cơ chế này, về thủ tục, Phi-li-pin phải đáp ứng được các điều kiện là: Thứ nhất, chứng minh có tồn tại tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS giữa Phi-li-pin và Trung Quốc; Thứ hai, đã trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp với Trung Quốc mà không đạt được kết quả; Thứ ba, hai bên không chọn cơ chế giải quyết tranh chấp nào khác thay UNCLOS. Trung Quốc cho rằng, Phi-li-pin không được phép khởi kiện vì chưa hoàn thành các điều kiện này. Tuy nhiên, trong phán quyết về thẩm quyền, Tòa Trọng tài khẳng định rằng, Phi-li-pin đã hoàn tất các điều kiện về thủ tục và công nhận quyền đơn phương khởi kiện của Phi-li-pin.

Về nội dung, để khởi kiện được ra Tòa Trọng tài, các tranh chấp mà Phi-li-pin khởi kiện phải là tranh chấp về giải thích và thực hiện UNCLOS, đồng thời không thuộc các ngoại lệ mà Tòa Trọng tài không có thẩm quyền. Trong Bản tranh tụng do Phi-li-pin nộp lên Tòa, Phi-li-pin yêu cầu Tòa xem xét 15 đệ trình. Tại phán quyết về thẩm quyền ngày 29-10-2015, Tòa đã bác lập luận của Trung Quốc về việc coi đây là tranh chấp chủ quyền hoặc phân định biển; và kết luận có thẩm quyền với bảy trong 15 đệ trình của Phi-li-pin về các vấn đề, gồm: Phân loại chín thực thể; xác định vùng biển và quyền đánh cá truyền thống của Phi-li-pin tại bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham); vi phạm của Trung Quốc về bảo vệ môi trường và an toàn hàng hải. Tám trong số 15 đệ trình còn lại về các vấn đề, gồm: Đường chín đoạn; xác định Vành Khăn và Cỏ Mây thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Phi-li-pin, và các vi phạm khác của Trung Quốc về nghề cá và dầu khí trong vùng EEZ và thềm lục địa của Phi-li-pin, cũng như việc Trung Quốc làm trầm trọng hóa tranh chấp sẽ được tiếp tục xem xét và kết luận tại phán quyết về nội dung thực chất của vụ kiện.

Các nội dung cơ bản mà phía Phi-li-pin đệ trình lên Tòa gồm bốn nhóm vấn đề chính. Một là, Phi-li-pin yêu cầu Tòa Trọng tài tuyên bố yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông là trái với UNCLOS. Tòa kết luận rằng, không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển bên trong “đường chín đoạn”. Mặc dù các nhà hàng hải Trung Quốc và ngư dân của họ, cũng như từ các quốc gia khác, đã từng khai thác, sử dụng những vùng này ở Biển Đông trong lịch sử, nhưng không hề có chứng cứ gì thể hiện Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Hơn nữa, quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong phạm vi “đường chín đoạn” bị xóa bỏ do chúng không phù hợp chế định Vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Trên cơ sở đó, Tòa Trọng tài khẳng định, yêu sách của Trung Quốc về quyền chủ quyền, quyền tài phán và về "quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm bên trong "đường chín đoạn" là trái với các quy định của UNCLOS và không có giá trị pháp lý, vì các yêu sách này vượt quá các vùng biển mà Trung Quốc được hưởng theo quy định của UNCLOS.

Hai là, Phi-li-pin yêu cầu Tòa Trọng tài làm rõ quy chế pháp lý của một số cấu trúc ở Biển Đông. Theo Phi-li-pin, bãi Vành Khăn (Mischief Reef), Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), Xu Bi (Subi Reef), Ga-ven (Gaven Reef) và Ken-nan (McKennan Reef), bao gồm cả Tư Nghĩa (Hughes Reef), là các “bãi cạn lúc chìm lúc nổi”, nghĩa là nổi khi thủy triều xuống thấp và chìm khi thủy triều lên cao. Theo UNCLOS, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi không được hưởng lãnh hải, EEZ và thềm lục địa. Trong các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nêu trên, Phi-li-pin yêu cầu Tòa Trọng tài xác định bãi Vành Khăn và Cỏ Mây thuộc EEZ và thềm lục địa của Phi-li-pin.

Ngoài các bãi cạn lúc chìm lúc nổi, Phi-li-pin còn yêu cầu Tòa Trọng tài kết luận bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham), Gạc Ma (Johnson Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef) và Chữ Thập (Fiery Cross Reef) chỉ là “đá” vì “không có khả năng cho con người cư trú và không có đời sống kinh tế riêng”. Do đó, chúng chỉ có 12 hải lý lãnh hải mà không được hưởng quy chế về EEZ và thềm lục địa.

Ba là, Phi-li-pin yêu cầu Tòa Trọng tài tuyên bố một số hoạt động của Trung Quốc trong thời gian qua ở Biển Đông là bất hợp pháp. Cụ thể, Trung Quốc đã can thiệp bất hợp pháp vào việc thụ hưởng và thực thi các quyền chủ quyền của Phi-li-pin đối với nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng EEZ và thềm lục địa Phi-li-pin. Việc Trung Quốc can thiệp hoạt động đánh bắt truyền thống của ngư dân Phi-li-pin tại bãi Scarborough, cản trở ngư dân Phi-li-pin tìm kiếm sinh kế là bất hợp pháp. Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS về bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại bãi Scarborough và bãi Cỏ Mây. Việc Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng tại Vành Khăn đã vi phạm các quy định của UNCLOS về các đảo nhân tạo, công trình và cấu trúc trên biển; vi phạm nghĩa vụ bảo vệ và bảo tồn môi trường biển mà UNCLOS quy định; và là các hành vi bất hợp pháp nhằm tìm cách chiếm hữu các thực thể này. Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS khi triển khai lực lượng tàu chấp pháp theo cách thức nguy hiểm, gây nguy cơ đâm va nghiêm trọng cho các tàu Phi-li-pin di chuyển quanh bãi Scarborough. Ngoài ra, Trung Quốc còn cản trở quyền qua lại trên biển của Phi-li-pin, ngăn cản việc tiếp tế cho binh sĩ Phi-li-pin trên bãi Cỏ Mây, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần của họ.

Bốn là, Phi-li-pin yêu cầu Tòa kết luận Trung Quốc không được có thêm các yêu sách và hoạt động bất hợp pháp khác trong tương lai. Không được tiếp tục có các tuyên bố và tiến hành hoạt động bất hợp pháp như Phi-li-pin đã liệt kê trong đơn kiện; Trung Quốc phải tôn trọng và không được tiếp tục có những hành động vi phạm các quyền lợi và quyền tự do của Phi-li-pin trong tương lai và phải tôn trọng nghĩa vụ bảo vệ môi trường; các thực thể ở Trường Sa chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải, không có thực thể nào có 200 hải lý của EEZ và thềm lục địa, vì thế Trung Quốc không được phép tuyên bố vùng EEZ và thềm lục địa đối với các thực thể này.

PV: Xin PGS, TS cho biết, trong suốt quá trình tố tụng, Tòa Trọng tài đã thực hiện những biện pháp cần thiết nào để kiểm tra tính xác thực của các đệ trình do Phi-li-pin đưa ra?

PGS, TS Phạm Quang Minh: Do Trung Quốc thực hiện chính sách “không chấp nhận cũng như không tham gia tiến trình trọng tài do Phi-li-pin đơn phương khởi xướng”, cho nên nhiệm vụ của Tòa nặng nề hơn. Thể hiện ở chỗ, ngoài việc xem xét một cách toàn diện và khách quan, Tòa còn phải cân nhắc các vấn đề mà nếu Trung Quốc tham dự có thể nêu, do đó, Tòa đã xem xét hết sức cẩn trọng tất cả các chứng cứ mà Phi-li-pin nêu ra.

Tòa đặt ra rất nhiều câu hỏi cho phía Phi-li-pin, yêu cầu Phi-li-pin bổ sung, làm rõ nhiều nội dung trong bộ hồ sơ gửi Tòa. Trọng tài viên được chỉ định làm đại diện cho Trung Quốc tại Tòa Trọng tài cũng đã nêu rất nhiều vấn đề với cả Hội đồng xét xử và phía Phi-li-pin để làm sao cho quyết định cuối cùng của Tòa thật sự mang tính khách quan, phản ánh hết các thực tế của vụ tranh chấp. Bên cạnh đó, Tòa cũng đã chỉ định các chuyên gia độc lập có nhiệm vụ báo cáo Tòa về những vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển những bằng chứng này cho các bên trong vụ kiện để các bên đưa ra bình luận.

PV: Vì sao Tòa tuyên khẳng định có đủ thẩm quyền để xét xử vụ kiện này, thưa PGS, TS?

PGS, TS Phạm Quang Minh: Trong phán quyết về thẩm quyền của Tòa ngày 29-10-2015, Tòa Trọng tài khẳng định Tòa đã được thành lập một cách hợp pháp và hợp thức. Điều này căn cứ vào Điều 288 của Công ước, theo đó “Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc liệu một tòa hay một cơ quan trọng tài có hay không có thẩm quyền, vấn đề này sẽ do chính tòa hay cơ quan trọng tài đó quyết định”. Trong quá trình tranh tụng về vấn đề thẩm quyền (tháng 7-2015), các vấn đề liên quan việc liệu Tòa có thẩm quyền hay không đã được thảo luận kỹ lưỡng. Trên cơ sở kết quả của phiên tranh tụng, ngày 29-10-2015, Tòa đã ra phán quyết về vấn đề thẩm quyền, trong đó bác bỏ quan điểm của Trung Quốc về việc Tòa không có thẩm quyền. Phán quyết được ban hành ngày 12-7-2016 giải quyết nốt vấn đề về thẩm quyền mà Tòa chưa quyết định trong Phán quyết về thẩm quyền ngày 29-10-2015.

Cũng cần nói thêm, theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII, phán quyết ngày12-7-2016 có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm đối với các bên tranh chấp.

PV: Xin trân trọng cảm ơn PGS, TS.

Theo Hồng Hạnh, PV Báo Nhân dân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây