Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Công trình đạt Giải thưởng KHCN ĐHQGHN: "Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và Văn hoá Việt Nam"

Thứ tư - 25/05/2016 00:49
Cuốn sách “Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và Văn hoá Việt Nam” là cụm công trình tập hợp những nghiên cứu tiêu biểu về lịch sử, văn hoá Việt Nam mà cố PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế (nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV) đã tích luỹ, đúc rút, chiêm nghiệm trong suốt cuộc đời làm khoa học, từ những nghiên cứu đầu tiên vào những năm 80 của thế kỷ XX cho đến những nghiên cứu cuối cùng trước khi thầy đi xa vào năm 2013.
Công trình đạt Giải thưởng KHCN ĐHQGHN:
Công trình đạt Giải thưởng KHCN ĐHQGHN: "Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và Văn hoá Việt Nam"

Cố PGS.TSKH.NGƯT Nguyễn Hải Kế (nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV)/Ảnh: Bùi Tuấn

Sinh thời, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế đã công bố trên 100 công trình nghiên cứu dưới các dạng sách, bài nghiên cứu, tham luận tại các hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Sau khi PGS. Nguyễn Hải Kế qua đời, các đồng nghiệp, học trò trong Khoa Lịch sử, Bộ môn Văn hoá học và Lịch sử văn hoá Việt Nam đã sưu tầm, tuyển chọn 54 bài viết tiêu biểu nhất, theo hai mảng đề tài nghiên cứu chính mà PGS. Nguyễn Hải Kế đã theo đuổi là Lịch sử và Văn hoá để biên tập thành cuốn sách “Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và Văn hoá Việt Nam”. Vì vậy, cuốn sách này được xem như một cụm các công trình nghiên cứu của PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế về chủ đề Lịch sử và Văn hoá Việt Nam. Cuốn sách được hoàn thành và xuất bản tại Nhà xuất bản Thế giới vào năm 2014. Vừa qua, công trình đã được nhận Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

Công trình vừa nhận Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2011-2015.

Cuốn sách gồm 3 phần.

Phần 1: Từ/và tảng nền lịch sử, gồm 16 bài viết về những vấn đề lịch sử Việt Nam truyền thống mà PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, đánh giá. Nhiều chủ đề được đề cập trong phần thứ nhất tuy không mới, nhưng cách nhìn, cách tiếp cận của PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế đã đưa đến những luận giải mới, thấu đáo, sắc sảo đối với các khía cạnh/vấn đề khác nhau của các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng như: những vấn đề về quê hương nhà Lý, chính sách miền biên viễn của nhà Lý; xác định vị trí, quy mô của hành cung Thiên trường của nhà Trần và vai trò của hành cung này - kinh đô thứ 2 của nhà Trần, chỉ đứng sau Thăng Long - trong đời sống xã hội, chính trị, lịch sử của Đại Việt thế kỷ XIII - XIV; về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Trần, thời Lê; công cuộc khai hoang, tái thiết của Đại Việt sau chiến tranh; về giao thương và buôn bán…

Không chỉ dừng lại ở chủ đề chiến tranh chống ngoại xâm như nhiều nhà sử học khác, chủ đề hậu chiến phức tạp, nhạy cảm với những bài học thời hậu chiến và chính sách hoà hợp hoà giải dân tộc sau chiến thắng chống Minh cũng được PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế đặc biệt quan tâm - điều mà ít nhà nghiên cứu đề cập tới. Riêng đối với thời Nguyễn, các bài viết trong cuốn sách “Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và Văn hoá Việt Nam” bàn về những vấn đề tồn tại của trí thức Nho học Việt Nam thế kỷ XIX cũng như sự bất cập của nền khoa cử Việt Nam thời kỳ này.

Phần 2: Đến/và văn hoá: Những luận đề, mấy không gian, gồm 28 bài viết của tác giả về lịch sử văn hoá Việt Nam như: mối quan hệ giữa văn hoá với môi trường tự nhiên; bản sắc văn hoá Việt Nam, bản chất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, cội nguồn sức mạnh Việt Nam; các vấn đề liên quan đến Nho giáo, Nho học ở Việt Nam (đặc điểm, nguồn gốc của Nho giáo, bản chất của giáo dục Nho học…); văn hoá làng Việt cổ truyền; tín ngưỡng thờ thần ở đồng bằng Bắc Bộ; những vấn đề văn hoá - xã hội - chính trị của các vùng/miền: Thăng Long - Hà Nội; Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Nam Bộ…

Chiếm một dung lượng lớn trong phần 2, chủ đề tiếp xúc và giao lưu văn hoá được tác giả đề cập đến thường xuyên nhằm giúp người đọc hiểu hơn về bản sắc, bản lĩnh văn hoá Việt Nam trên nhiều khía cạnh như lịch sử hình thành chữ viết ở Việt Nam, những cuộc tiếp xúc giao lưu văn hoá giữa Việt Nam với Ấn Độ, Trung Hoa và văn minh phương Tây, các dạng thức, sắc thái và các trường tiếp xúc trong văn hoá Việt Nam…; vai trò đầu cầu cùa Thăng Long - Hà Nội trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá.

Phần 3: Một số gương mặt, gồm 10 bài viết về các nhân vật lịch sử của các triều đại xưa (Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung hưng…) và nay. Đó là các vị vua Lê Hoàn, Lý Công Uẩn; là những danh thần có nhiều đóng góp cho triều đình như Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi; là thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu nổi tiếng uyên thâm; là nhà sử học Ngô Sĩ Liên; là người có đóng góp cho sự nghiệp canh tân giáo dục thời Lê - Trịnh Nguyễn Nghiễm; là Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm; là những gương mặt trẻ tuổi của Thăng Long - Hà Nội.

Cuốn sách do tập thể cán bộ của Khoa Lịch sử tuyển chọn, biên tập và xuất bản. Cuốn sách không chỉ là công trình khoa học có giá trị mà còn là tình cảm trân trọng, yêu mến của các thế hệ đồng nghiệp, học trò của Khoa gửi đến người Thầy đã đi xa.

Trong ảnh là PGS.TS Vũ Văn Quân - Chủ nhiệm Khoa Lịch sử trong buổi giới thiệu sách vào năm 2014.

Trong những bài nghiên cứu về Lịch sử, Văn hoá của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế, những kiến giải của ông về những vấn đề gai góc của lịch sử thường không cảm tính, tư biện mà hay được đặt trên cơ sở của các phương pháp nghiên cứu bài bản. Ông là người say mê áp dụng tư duy, phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành và xuyên ngành trong các nghiên cứu của mình. Đọc các bài viết trong cuốn sách này, người đọc nhận thấy các giá trị khoa học của bài viết được xây dựng từ những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: sử dụng các kết quả nghiên cứu của khảo cổ học, tài liệu văn bia Hán Nôm, hương ước, gia phả, tư liệu từ các bộ chính sử, dã sử… để giải mã các vấn đề lịch sử, văn hoá xã hội truyền thống. PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế hay sử dụng phương pháp thống kê, định lượng từ các tài liệu gốc - hầu như các bài viết của ông trong cuốn sách này đề có bảng biểu thống kê - để có được những nhận xét mang tính định tính khách quan. Ngoài ra, ông còn sử dụng các kiến thức địa lý, môi trường tự nhiên, sinh thái…để lý giải các vấn đề liên quan đến vận động xã hội, các vấn đề văn hoá, con người Việt Nam. Chính từ việc sử dụng những phương pháp khác nhau trong tiếp cận vấn đề nên những kết luận nghiên cứu trong các bài viết của cuốn sách này trở nên khách quan, biện chứng, tránh được lối đánh giá chung chung.

Mặc dù công trình nghiên cứu này là tập hợp của nhiều bài viết với dung lượng không dài, nhưng có rất nhiều luận cứ, luận chứng và luận điểm về lịch sử trong các bài viết của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế có giá trị gợi mở và mang tính lý thuyết định hướng lâu dài, nhiều vấn đề có giá trị suy ngẫm đến mai sau. Nhiều tìm tòi trong các vấn đề lịch sử, văn hoá của ông trong cuốn sách này đã trở thành những luận đề lớn, những định hướng nghiên cứu lâu dài mà các thế hệ nhà nghiên cứu tiếp sau có thể phát triển, thực hiện.

Theo GS. TS Lê Hồng Lý (Viện Nghiên cứu Văn hoá - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam): Cuốn sách “Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và Văn hoá” thể hiện rõ tinh thần, ý tưởng cũng như phong cách khoa học rất riêng của Nguyễn Hải Kế, điều đó cũng chứng tỏ nhóm biên tập của Khoa Lịch sử đã rất chuyên tâm, hiểu thầy và tất cả những yếu tố đã tạo nên một công trình, tuy không phải là một chuyên khảo song vẫn rất có giá trị khoa học.

GS. Lê Hồng Lý cũng đặc biệt ấn tượng với cách đặt tên tác phẩm, mục của sách: “Từ/ và tảng nền Lịch sử”, “Đến/ Và Văn hoá: Những luận đề, Mấy không gian”, “Một số gương mặt”, từng chữ đều được chọn lọc; nhấn nhá; và nó cũng hoàn toàn phù hợp, ăn khớp với cách PGS. Nguyễn Hải Kế đặt tiêu đề các bài viết, như kiểu “Hải Phòng - vùng đất bị “lãng quên” thời Lê sơ”, “Có một Vân Đồn ở giữa Yên Bang, Yên Quảng không tĩnh lặng”, “Quốc dân độc bản - Gương chiếu hậu nền khoa cử Nho học Việt Nam”, “Biển Đông - muôn ngả đường tiếp xúc, giao lưu văn hoá của Việt Nam”…

Một đặc điểm nổi bật là các bài viết của PGS. Nguyễn Hải Kế luôn đầy ắp sử liệu, sử dụng các bảng biểu, số liệu thống kê minh chứng, cân đo đong đếm rất cẩn trọng. Ông cũng là người có nhiều ý tưởng loé sáng. Ông nhìn thấy những mâu thuẫn thời hậu chiến, thấy những “bi tráng” của trí thức Nho học, thấy những cơ hội và thách thức của quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá, những giá trị văn hoá tiếp nhận từ văn hoá Trung Hoa đã được cải biến, biến đổi…

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN) thì cho rằng: công trình “Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và Văn hoá Việt Nam” là tuyển tập những bài viết hay nhất, xuất sắc nhất của PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế. Vốn xuất phát từ một nhà nghiên cứu Lịch sử, và trên nền tảng tri thức Lịch sử ấy, PGS. Nguyễn Hải Kế đã chọn nghiên cứu sâu, chuyên biệt hơn với các vấn đề của Văn hoá Việt Nam. Mạch ngầm ấy đã chảy xuyên suốt trong cuộc đời khoa học của thầy và đã được kết tinh lại trong cuốn sách này. Những nghiên cứu về Lịch sử và Văn hoá của PGS. TSKH Nguyễn Hải Kế được tuyển chọn trong cuốn “Nguyễn Hải Kế với Lịch sử và Văn hoá Việt Nam” là những công trình có giá trị khoa học, trong đó có nhiều kết quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có nhiều ý tưởng khoa học, thể hiện tư duy uyên bác và lối tiếp cận đa ngành, liên ngành của PGS. Nguyễn Hải Kế.

Những nghiên cứu của PGS Nguyễn Hải Kế cũng giúp khơi mở những ý tưởng khoa học cho các thế hệ nghiên cứu tiếp sau tiếp tục tìm tòi, làm sáng tỏ những vấn đề, luận điểm mà thầy Nguyễn Hải Kế đã gợi nhắc trong từng sự kiện, câu chữ. Cuối cùng, cuốn sách này cũng là những tình cảm thiết tha nhất mà người thân, đồng nghiệp, các thế hệ học trò dành tặng cho một nhà khoa học đầy nhiệt huyết, thiết tha với nghề và giàu tình yêu với con người, với cuộc đời.

//www.2dzanga.com/d4/news/Nam-cong-trinh-KH-cua-Truong-DHKHXHNV-nhan-Giai-thuong-KHCN-DHQGHN-giai-doan-2011-2015-1-13840.aspx

//www.2dzanga.com/d4/news/Nguoi-thay-giao-thuy-chung-voi-nghe-1-12235.aspx

//2dzanga.com/thay-luon-trong-trai-tim-moi-nguoi/7531

Tác giả: Thanh Hà (tổng hợp)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây