Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

“Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc”

Thứ ba - 26/04/2016 05:08
“Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc”
“Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc”

Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống văn hiến. Một trong những yếu tố làm nên văn hiến là trí tuệ, học thức và vai trò của những trí thức, những bậc hiền tài ở mọi thời kỳ, thời đại phát triển của lịch sử dân tộc. Nhận thức rõ người tài có vai trò rất quan trọng đối với quốc gia, ngay từ thời Lý, trường đại học đầu tiên (Quốc Tử Giám) đã được mở vào năm 1076 để đào tạo nhân tài. Khoa cử thời Lý, Trần đã góp phần phát triển nền văn minh Đại Việt. Đến thời Lê sơ, khoa thi Hội đầu tiên đã được mở vào năm 1442 để chọn Trạng nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa. Và đến thời Vua Lê Thánh Tông, việc thi cử càng được coi trọng. Trách nhiệm của trí thức đối với vận mệnh của đất nước, dân tộc trong lịch sử Việt Nam là rất rõ và có nhiều tấm gương sáng. Với tất cả tài năng và tâm huyết, các bậc hiền tài đều đi đầu mỗi khi đất nước khó khăn, gặp nguy nan (sĩ phu hữu trách). Trong lịch sử đã có biết bao bậc trí thức đã làm vẻ vang đất nước như Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Thân Nhân Trung, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, v.v…

Kế tục truyền thống của dân tộc, trong những năm chống thực dân Pháp xâm lược và đặc biệt là từ sau khi Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã chân thành kêu gọi và mong muốn những người có tài năng đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nhiều trí thức đã tích cực ủng hộ, giúp đỡ Chính phủ và tham gia kháng chiến, không ít trí thức sống và làm việc ở nước ngoài đã về nước tham gia sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Với quan điểm và chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng vai trò của trí thức, đông đảo những trí thức yêu nước tiêu biểu đã cùng đồng bào cả nước chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có thể khẳng định rằng, đội ngũ trí thức Việt Nam đã có những đóng góp to lớn, quan trọng vào thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, vai trò của trí thức càng được coi trọng: đội ngũ trí thức cũng đã có nhiều cống hiến cho nhân dân, đất nước, khẳng định và phát huy vai trò của mình trong giai đoạn mới, là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của quốc gia trong chiến lược phát triển. Tuy còn một số hạn chế song đội ngũ trí thức Việt Nam đã nêu cao tinh thần trách nhiệm đóng góp tích cực cho sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đề giúp bạn đọc có cái nhìn hệ thống về đội ngũ trí thức Việt Nam và vai trò của họ trong tiến trình lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản cuốn sách Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc của GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh. Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Phần I gồm 8 chương, trình bày các quan điểm khác nhau về trí thức, sự hình thành và phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ trung và cận, hiện đại. Cuốn sách tập trung làm rõ những hoạt động đóng góp của trí thức trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ. Phần II của cuốn sách giới thiệu tóm tắt thân thế và sự nghiệp của các gương mặt trí thức Việt Nam tiêu biểu đã có những đóng góp nổi bật trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao, khoa học, văn học nghệ thuật…

Cuốn sách đề cập nội dung khá rộng, trong đó có những sự kiện, nhân vật còn đang được tiếp tục nghiên cứu và có những ý kiến đánh giá khác nhau. Tôn trọng chính kiến của tác giả, chúng tôi cố gắng giữ nguyên để bạn độc nghiên cứu, tham khảo và coi đây là quan điểm riêng.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Tháng 10 năm 2015

Tác giả: NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA – SỰ THẬT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây