Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Bản sắc dân tộc là thế mạnh để người Việt hội nhập quốc tế

Thứ hai - 08/08/2016 23:57
Du ký Hạt muối rong chơi của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai đã chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 1/8 trong buổi toạ đàm mang tên Mỗi chuyến đi một cánh cửa do Khoa Báo chí và Truyền thông kết hợp với NXB Phụ nữ tổ chức.
Bản sắc dân tộc là thế mạnh để người Việt hội nhập quốc tế
Bản sắc dân tộc là thế mạnh để người Việt hội nhập quốc tế

Cuốn sách là tác phẩm du ký thứ hai của nữ tác giả, vốn còn là một nhà thơ và dịch giả, đã thuật lại hành trình “mở cửa những chuyến đi” từ khi chị còn là sinh viên, tự mở cho mình cánh cửa du học. Và đó cũng là nền tảng để chị đặt chân tới hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Chia sẻ về tên của cuốn sách, Quế Mai trải lòng rằng: “Tên cuốn sách là Hạt muối rong chơi vì tôi đã đi qua hơn 40 quốc gia trên thế giới và càng đi thì càng thấy mình bé nhỏ giữa đại dương văn hóa, đại dương kiến thức của thế giới. Càng đi tôi càng nhận thấy rằng chính những câu chuyện của người dân bản xứ đã soi sáng cho tôi, để tôi biết rằng mình chỉ là một hạt muối bé nhỏ giữa đại dương bao la ấy...”.

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ký tặng sách cho các độc giả trẻ

Bà Khúc Thị Hoa Phượng – giám đốc NXB Phụ Nữ cũng giới thiệu sự ra đời của cuốn du ký Hạt muối rong chơi, đó là sự đồng cảm về tâm hồn giữa Quế Mai và ekip của nhà xuất bản làm việc cùng. Nói về ý nghĩa của bìa sách, bà Hoa Phượng chia sẻ rằng, đây là một tác phẩm rất ý nghĩa của hoạ sĩ Ngô Xuân Khôi. Màu nền của bìa sách là màu xanh của đại dương bao la, nhân vật được vẽ một cách bay bổng trên nền đó chính là hình ảnh của Quế Mai trong tà áo dài Việt, một cô gái Việt nhỏ bé giữa đại dương, một người con Việt luôn hướng về truyền thống.

Nhà giáo Phan Hồ Điệp, một “fan hâm mộ” của chị Quế Mai cũng bật mí rằng, trong mọi sự kiện hay hoạt động nhân đạo, luôn luôn thấy chị Quế Mai giản dị mà ấn tượng trong tà áo dài Việt. Hôm nay chị Quế Mai vẫn mang phong cách như thế, quả là càng đi xa càng hướng về truyền thống.

Và những trang sách đầu tiên đã được nữ tác giả chia sẻ, mở ra trước mắt bạn đọc một hình ảnh của cô gái nhỏ nhắn, gầy gò từ mảnh đất Bạc Liêu lên Sài Gòn trọ học chỉ với 2 bộ quần áo cũ sờn. Say mê với tiếng Anh cộng thêm sự kiên trì cùng khát vọng của bản thân, cô gái ấy đã mơ về một tương lai du học từ khi còn là sinh viên đại học và phấn đấu hết mình để có thể đạt được học bổng. Nếu như khi ở Bạc Liêu, Quế Mai được học lớp học dạy tiếng Anh miễn phí của thầy giáo Trương Văn Ánh thì khi lên Sài Gòn, chị phấn đấu tự học, học bằng mọi cách, học qua radio, lên thư viện tìm sách, tìm khách du lịch và hướng dẫn họ miễn phí, để đổi lại là học được cách nói của người nước ngoài. Và chị khuyến khích các bạn trẻ hãy bước vào những cánh cửa khác ngoài vùng an toàn của mình, không phải chờ đợi đầy đủ điều kiện rồi mới thực hiện, hãy bắt đầu bằng những gì mình có. Trả lời câu hỏi của các bạn sinh viên về việc làm thế nào để tự tin về hình ảnh của người Việt Nam trong thế giới bên ngoài đất nước, Nguyễn Phan Quế Mai nhấn mạnh về bản sắc dân tộc và khẳng định: “Bản sắc dân tộc của chúng ta chính là thế mạnh của chúng ta khi ra nước ngoài. Tôi vẫn thường mặc áo dài, đọc thơ bằng tiếng Việt chứ không đọc bản dịch tiếng Anh trong những buổi giao lưu văn học nghệ thuật ở nhiều nước. Tôi cũng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, dù có lần tôi phải chịu nhiều vất vả thiệt thòi hơn nếu mang quốc tịch nước khác.” Tựa vào văn hóa Việt Nam, nữ tác giả có vóc người nhỏ nhắn đã khiến nhiều người nước ngoài phải nể phục.

Ông Graham Alliband - cựu đại sứ Australia tại Việt Nam, hiện là Giám đốc chương trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Australia, tiền thân của chương trình học bổng chính phủ Australia - nơi đã trao học bổng cho Nguyễn Phan Quế Mai nhiều năm trước, đã rất tự hào khi những sinh viên nhận học bổng như chị đã thành tài và trở thành công dân toàn cầu làm những điều có ích cho xã hội nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, ông mong rằng những học bổng mới đây của Australia sẽ tiếp tục trở thành mục tiêu phấn đấu của các bạn trẻ. Ông Graham Alliband bật mí thêm, năm 2017 tới đây số lượng học bổng của chính phủ Australia sẽ giảm, như vậy sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên sẽ tăng lên. Hơn nữa, yêu cầu của các học bổng sẽ cao hơn, nhất là về chỉ số tiếng Anh, khi mà người đăng ký dự tuyển phải đạt tối thiểu là IELTS 6.5 hoặc TOEFL iBT tương đương chứ không còn là 4.5 như các năm trước.

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trưởng Bộ môn Quan hệ công chúng) chụp ảnh lưu niệm với các vị khách mời

Trước khi kết thúc toạ đàm, PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền đã nêu lại lý do tổ chức, tổng kết các nội dung buổi tọa đàm cũng như bày tỏ sự cảm ơn tới NXB Phụ Nữ, chị Nguyễn Phan Quế Mai và ông Graham Alliband. Họ là những nhân tố như ba đỉnh của một tam giác chung một mục đích đến với cuộc toạ đàm này để chia sẻ thông tin, cảm nhận, tạo ra động lực, củng cố ước mơ, hoài bão, mở những cánh cửa mới dành cho các bạn trẻ. MC của tọa đàm là nhà giáo Phan Thị Hồ Điệp – mẹ của dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam là Đỗ Nhật Nam đã rất khéo léo dẫn dắt và kết nối các diễn giả và người nghe. Và những sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông vinh dự được trở thành những cử toạ đầu tiên, thu nhận hết những thông tin học bổng từ chính phủ Australia và hơn cả là thông điệp mà chị Nguyễn Phan Quế Mai muốn nhắn nhủ tới các bạn qua cuốn sách vừa ra lò nóng hổi.

Buổi toạ đàm thu hút không chỉ các bạn trẻ mà còn cả những độc giả lớn tuổi

Từ trái qua phải: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trưởng Bộ môn Quan hệ công chúng), nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Trưởng Khoa Báo chí và Truyền thông)

Làm việc và từng trải nghiệm tại hơn 40 quốc gia, là tác giả và dịch giả của 15 cuốn sách thơ và văn xuôi, Nguyễn Phan Quế Mai đã nhận được những giải thưởng văn học như: Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội 2010, Giải thưởng Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, Giải nhất cuộc thi thơ về Hà Nội 2008-2010… Hiện chị đang tạm định cư và sống cùng chồng và hai con tại Brussels (Bỉ). Chị đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm việc từ xa cho Đại học Lancaster (Anh Quốc). Trong cuốn du ký Hạt muối rong chơi, tác giả Nguyễn Phan Quế Mai giới thiệu về những câu chuyện bản thân mắt thấy tai nghe tại 4 nước để lại nhiều kỷ niệm nhất trong hành trình bước ra thế giới của chị, gồm Australia, Philippines, Lào, Colombia.

Tại tọa đàm, một cô giáo dạy Văn đã đi hết hơn 40km đường xa dưới thời tiết khắc nghiệt của mùa hè nắng hơn 38 độ để được gặp gỡ, đặt câu hỏi với chị Nguyễn Phan Quế Mai và nhà giáo Phan Hồ Điệp.

Tham khảo về học bổng của chính phủ Australia .

 

Tác giả: Hà Trang - sinh viên K58PR Khoa Báo chí và Truyền thông

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây