Ngôn ngữ
Khoá tập huấn là hoạt động thường niên, được triển khai từ năm 2013, nhằm nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Việt cho đội ngũ giáo viên ở nước ngoài. Năm nay, số lượng học viên tham gia đông nhất từ trước đến nay, với gần 60 người đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Campuchia, Lào, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Thụy Sĩ, CH Czech, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Belarus, Đức, Hungary, Malaysia…
Ảnh: Thành Long
Nhận lời mời của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, năm nay, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt có 3 chuyên gia tham gia giảng dạy tại khoá học này, đó là PGS.TS Nguyễn Thiện Nam (Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt), PGS.TS Vũ Văn Thi (Trưởng Bộ môn Việt ngữ học, Khoa VNH&TV), TS. Nguyễn Thị Thuận (Trưởng Bộ môn So sánh đối chiếu, Khoa VNH&TV). Nội dung khoá học tập trung vào: Các phương pháp dạy tiếng và giảng dạy tiếng Việt; Ngữ âm tiếng Việt và phương pháp giảng dạy ngữ âm tiếng Việt; Từ vựng tiếng Việt và phương pháp giảng dạy từ tiếng Việt; Ngữ pháp tiếng Việt và phương pháp giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt; Giới thiệu các bộ sách giảng dạy tiếng Việt...
Bên cạnh những hoạt động chính như nâng cao trình độ chuyên môn, trao đổi phương pháp giảng dạy, các học viên còn tham gia một số hoạt động thực tế khác như dự giờ tại các trường học ở Việt Nam, tham quan các danh lam, thắng cảnh của đất nước…
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam trình bày tham luận tại toạ đàm
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam chia sẻ: Đây là hoạt động vô cùng có ý nghĩa của UBNNVNVNONN và Bộ Giáo dục và Đào tạo, bởi đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, tiếng Việt chính là cầu nối quan trọng với quê hương, đất nước. Qua tiếng Việt, văn hoá và bản sắc dân tộc sẽ được giữ gìn và phát huy tại các cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Chính vì thế, nhiều năm qua, các giảng viên của Khoa luôn đồng hành cùng chương trình, với mong muốn đem những gì là cơ bản nhất, cần thiết nhất và cập nhật nhất trong kiến thức và phương pháp giảng dạy tiếng Việt truyền thụ đến các giảng viên kiều bào.
Các chuyên gia đến từ Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội đã đồng hành với chương trình này từ vài năm nay. Các thầy cô là những người chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn cho khoá tập huấn
Ông cũng cho biết, việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài hiện nay còn nhiều hạn chế. Với khoảng 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài thì số lượng người tham gia học tiếng Việt vẫn chưa nhiều. Việc không trực tiếp được “nhúng” vào môi trường tiếng Việt hàng ngày khiến việc dạy và học tiếng Việt càng khó khăn. Sách giáo khoa cho việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài cũng còn ít, số lượng các giáo viên tiếng Việt đáp ứng được nhu cầu hãy còn hạn chế, việc phân loại trình độ tiếng Việt cũng còn lúng túng...
Trong bối cảnh ấy, năm 2015, các chuyên gia game đánh chắn online đổi thưởng , mà nòng cốt là Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã thực hiện nhiệm vụ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo giao là triển khai và hoàn thành khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Đây là khung năng lực 6 bậc, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt vào ngày 1/9/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2015. Khung năng lực này được dùng làm căn cứ thống nhất đánh giá năng lực tiếng Việt của người nước ngoài; làm căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, biên soạn hoặc lựa chọn học liệu, xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá ở từng cấp học và trình độ đào tạo. Căn cứ vào đây, giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá nhằm hỗ trợ người học đạt được các yêu cầu của chương trình đào tạo. Khung năng lực này được đưa vào sử dụng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia sử dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ (viết tắt: CEFR).
PGS.TS Nguyễn Thiện Nam trả lơi phỏng vấn báo chí truyền thông về việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài
Cùng với khung năng lực này thì Khoa VNH&TV cũng đã biên soạn định dạng đề thi tiếng Việt 6 bậc, được Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành vào ngày 21/6/2016 vừa qua. Từ nay, việc học tập và đánh giá năng lực tiếng Việt ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới sẽ có một khung chuẩn để áp dụng.
Cũng tại toạ đàm về thực trạng nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt – một hoạt động nằm trong khuôn khổ khoá tập huấn - PGS.TS Nguyễn Thiện Nam và ThS. Đào Kiến Quốc (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã trình bày “Đề án tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài”. Tham luận cũng góp thêm tiếng nói ủng hộ một xu hướng giảng dạy tiếng Việt tất yếu hiện nay là giảng dạy trực tuyến, với những ưu thế không thể phủ nhận. Đây là những kinh nghiệm mà các chuyên gia của Trường rút ra khi triển khai đề tài “Xây dựng hệ thống phần mềm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại ĐHQGHN”.
Năm nay có gần 60 đại biểu đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia khoá tập huấn - số lượng đông nhất từ trước tới nay
Theo kế hoạch, các học viên của khoá học sẽ có một buổi dự giờ và trao đổi nghiệp vụ tại Khoa VNH&TV vào sáng thứ Hai (15/8/2016) tới.
Tác giả: Thanh Hà-Thành Long
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn