Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Khoa LTH&QTVP nối nhịp cầu khởi nghiệp

Thứ năm - 12/07/2018 12:58
Vừa qua, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (LTH&QTVP) đã có buổi gặp gỡ với đại diện các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng lao động để giới thiệu về sản phẩm đào tạo của Khoa cũng như đề xuất các giải pháp thúc đẩy gắn kết giữa đơn vị đào tạo và nhà tuyển dụng.

Buổi gặp mặt có đại diện nhiều đối tác truyền thống của Khoa: ông Hàn Mạnh Tiến (Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam), ông Nguyễn Thanh Hoàn (Tổng Giám đốc Vinavico, Chủ tịch CLB Doanh nhân Việt Nam-Asean), bà Đỗ Thị Thanh (Vụ trưởng Vụ Hành chính, Văn phòng Quốc hội), bà Nguyễn Thị Thu Hoài (Phó giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I), bà Lã Thị Duyên (Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III)…

Mở ngành Quản trị văn phòng: một hướng đi đúng

Năm nay là năm đầu tiên Khoa LTH&QTVP có 29 sinh viên nhận bằng cử nhân Quản trị văn phòng (QTVP). Khối kiến thức về QTVP đã được giảng dạy tại Khoa từ năm 1997 nhưng cách đây 4 năm, ngành học này mới được tách ra thành một ngành đào tạo độc lập.

PGS.TS Vũ Thị Phụng (Chủ nhiệm Bộ môn QTVP) cho biết việc xây dựng CTĐT ngành QTVP thực sự là nỗ lực và tâm huyết của Khoa trong bối cảnh vị trí và tầm quan trọng của hoạt động QTVP ngày càng được các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn hơn. Theo đó, khu văn phòng là nơi làm việc của lãnh đạo và bộ phận tham mưu giúp việc cho lãnh đạo. Khu vực này đóng vai trò đầu não của cơ quan và nếu quản trị tốt thì sẽ góp sức rất lớn cho thành công của đơn vị.

CTĐT ngành QTVP của Khoa cung cấp cho người học các kiến thức chuyên môn cho việc quản trị, điều hành toàn bộ khu vực văn phòng của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm tốt những nghiệp vụ cơ bản của một nhân viên văn phòng đa năng ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời còn có thể đảm nhiệm công việc chuyên sâu về lễ tân, văn thư, thư ký, tổ chức sự kiện, quản lý nhân lực, quản lý cơ sở vật chất... tại các doanh nghiệp lớn. Nếu năng lực tốt, các em có thể đảm nhiệm vị trí quản lý bộ phận văn phòng, trợ lý đặc biệt về hành chính cho lãnh đạo.

Về kỹ năng trong công việc, sinh viên tốt nghiệp ngành QTVP thành thạo khả năng soạn thảo văn bản, quản lý văn bản, lưu trữ các hồ sơ tài liệu và đặc biệt được đào tạo để có khả năng thu thập, xử lý thông tin và cung cấp thông tin tham mưu cho lãnh đạo.

Bên cạnh đó, các em còn được giảng dạy chuyên biệt về những kỹ năng của người làm văn phòng hiện đại, chuyên nghiệp để đáp ứng được với áp lực công việc ngày càng cao tại các doanh nghiệp, công ty có tính cạnh tranh lớn. Đó là kỹ năng giao tiếp ứng xử, từ giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp, với cấp dưới cho đến cách ứng xử giao tiếp với khách hàng, đối tác. Đó là kỹ năng thuyết trình, trình bày vấn đề và thuyết phục lãnh đạo về dự án hay công việc mà mình được giao. Đó còn là kỹ năng quản lý xung đột trong văn phòng để cân bằng được các mối quan hệ phục vụ cho công việc; kỹ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch công việc, cách ứng phó với sai lầm và vượt qua khó khăn...

Tất cả các kiến thức được truyền đạt nhằm đem tới sản phẩm đào tạo là những nhân viên văn phòng tương lai có thái độ nghể nghiệp tốt, hiểu rõ vị trí của mình, luôn chủ động, sáng tạo trong công việc để đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Ngay từ năm thứ hai, sinh viên ngành QTVP đã được đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp để có cơ hội “soi” lý thuyết được học vào thực tiễn.

Bà Đỗ Thị Thanh (Vụ trưởng Vụ Hành chính, Văn phòng Quốc hội) đánh giá cao tư duy đổi mới và phát triển của Khoa trong việc cho ra đời ngành QTVP phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Bà lấy ví dụ về vị trí thư ký cho lãnh đạo trước đây vốn yếu ở nhiều đơn vị do chủ yếu làm theo kinh nghiệm chứ không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ. Nhưng đến nay nghiệp vụ này đã được đào tạo kỹ tại Khoa và đó là điều đáng mừng. Bà cũng nhấn mạnh rằng Khoa cần đẩy mạnh hơn khâu quảng bá, giới thiệu thông tin về sản phẩm đào tạo ngành học mới này để các doanh nghiệp và xã hội biết đến rộng rãi hơn.

Ông Nguyễn Thanh Hoàn (Tổng Giám đốc Vinavico, Chủ tịch CLB Doanh nhân Việt Nam-Asean) thì nhận xét: Khu vực văn phòng và nhân lực làm việc ở đây phải là bộ não của công ty. Các doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng được khai mở về tầm quan trọng của hoạt động quản trị. Do đó, ngành QTVP ra đời là một hướng đi đúng của Khoa.

Đào tạo Lưu trữ học: luôn cập nhật kiến thức hiện đại

Nếu QTVP là một ngành học mới thì Lưu trữ học (LTH) lại là một ngành đào tạo có truyền thống và là niềm tự hào của Khoa qua hơn nửa thế kỷ. Sản phẩm đào tạo của ngành học này đã được đánh giá và kiểm định từ các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước qua một thời gian dài. Khoa không chỉ được đánh giá là đơn vị đào tạo uy tín hàng đầu đất nước mà còn vững vàng ở tầm khu vực Đông Nam Á.

PGS.TS Đào Đức Thuận (Chủ nhiệm Bộ môn Lưu trữ học) cho biết: CTĐT của ngành LTH luôn hướng tới việc tiếp cận kiến thức hiện đại của thế giới, không chỉ được cập nhật liên tục các kiến thức về quản lý tổ chức bộ máy Nhà nước, ứng dụng CNTT trong lưu trữ hiện đại mà còn được đưa vào các học phần mới về lưu trữ số hóa, tư duy hiện đại trong lưu trữ, maket tinh lưu trữ, lưu trữ các tài liệu truyền miệng...

Hơn một nửa nhân lực tại các đơn vị tuyển dụng lao động truyền thống của Khoa tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, các cục lưu trữ địa phương… là sản phẩm đào tạo của Khoa. Sinh viên LTH có phạm vi công việc rộng, từ các cơ quan trung ương và địa phương cho đến các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân... Khoa còn là cái nôi đào tạo giảng viên ngành LTH cho hầu hết các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.

Ông Hàn Mạnh Tiến (Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam) cho rằng hoạt động lưu trữ tại các đơn vị cũng đang được nhìn nhận lại, khi các tư liệu lưu trữ về hoạt động của doanh nghiệp qua các thời kỳ không chỉ được coi là một dạng vật chất mà còn là tài liệu mang giá trị tinh thần cao. Trong bối cảnh đó, Khoa có thể mở rộng hoạt động tư vấn chuyên nghiệp và thường xuyên về lưu trữ, trưng bày tài liệu lưu trữ cho các doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Thu Hoài (Phó giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I) phát biểu, Khoa đã có định hướng đúng khi góp phần thay đổi tư duy về hoạt động lưu trữ theo hướng hiện đại. Sự phát triển của cách mạng 4.0 đã khiến lưu trữ dưới dạng tài liệu điện tử ngày càng chiếm vị trí quan trọng so với cách lưu trữ tư liệu giấy như trước. Đó là lưu trữ, trưng bày dưới dạng mã hoá, mã vạch QA… để người dùng chỉ cần với một điện thoại thông minh là có thể kết nối đến hệ thống thư viện thông tin số hoá.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến từ các doanh nghiệp cho rằng Khoa nên đầu tư xây dựng cổng thông tin, tăng cường tương tác qua fanpage…, có sự giới thiệu chi tiết về sản phẩm đào tạo của Khoa với xã hội một cách định kỳ và thường xuyên.

Cũng tại buổi gặp mặt, Khoa LTH&QTVP đã chuẩn bị và chia sẻ hồ sơ có các thông tin cơ bản của hai ngành học và danh sách liên hệ của các tân sinh viên vừa nhận bằng để gửi trực tiếp đến các doanh nghiệp tuyển dụng.

Tác giả: Thanh Hà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây