Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Chân dung giáo sư Sử học tài năng Phan Huy Lê

Thứ bảy - 23/06/2018 08:15
GS Phan Huy Lê được nhiều người biết đến một trong những nhà nghiên cứu sử học uy tín của Việt Nam.
Chân dung giáo sư Sử học tài năng Phan Huy Lê
Chân dung giáo sư Sử học tài năng Phan Huy Lê

Sau một tuần nhập viện cấp cứu vì bệnh tim, mặc dù được các bác sĩ cứu chữa tận tình nhưng GS. Phan Huy Lê không qua khỏi. Ông mất vào 13h36 hôm nay (23/6).

Cùng với GS. Hà Văn Tấn, GS. Trần Quốc Vượng và GS. Đinh Xuân Lâm, GS Phan Huy Lê đã tạo nên "tứ trụ" của ngành sử học Việt Nam đương đại. Theo lời giải thích của cố GS. Trần Quốc Vượng thì khái niệm "tứ trụ" đó có lẽ hình thành vào cuối năm 1960, khi cả bốn ông đều nổi tiếng học giỏi.

GS Phan Huy Lê sinh năm 1934 tại làng Thu Hoạch, xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà (nay là huyện Lộc Hà), tỉnh Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ đời thứ 14 của dòng họ Phan Huy vốn nổi danh về khoa bảng với những tên tuổi lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú…

GS.NGND Phan Huy Lê (1934-2018). Ảnh: Khoa học và Phát triển

Cụ thân sinh ra ông là Phan Huy Tùng, từng làm quan trong triều đình Huế. GS Phan Huy Lê được đánh giá là một trong những chuyên gia nghiên cứu lịch sử hàng đầu của Việt Nam. Thế nhưng, ít ai biết, ông đến với con đường sử học như một lẽ… bất đắc dĩ.

“Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi cùng vài người bạn ra Thanh Hoá học đại học. Trên đường đi, do máy bay ném bom liên tục nên chúng tôi đến nhập học muộn 5 ngày. GS Trần Văn Giàu - hiệu trưởng nhà trường khi đó đã bắt cả nhóm vào học ban văn – sử, trong khi nguyện vọng của tôi là học lớp toán - lý. Tôi đã bị ép học sử một cách bất đắc dĩ, nhưng càng tìm hiểu, tôi càng thấy nó thú vị” - ông kể lại.

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông được giữ lại làm trợ lý tập sự tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), dưới sự dẫn dắt của GS Đào Duy Anh.

Chỉ hai năm sau, ông được giao nhiệm vụ làm Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại và liên tục giữ trọng trách này hàng chục năm liền. Ngoài việc giảng dạy trong nước, ông còn tham gia giảng dạy cho nhiều trường đại học trên thế giới như Đại học Paris (Pháp), Đại học Amsterdam (Hà Lan)...

GS. Phan Huy Lê và GS. Đinh Xuân Lâm

Từ năm 1988 đến nay, ông liên tục là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam. Ngoài ra, ông còn là ủy viên của nhiều Hội đồng Quốc gia như Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng Học hàm Nhà nước, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia...

Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu có giá trị về lịch sử, trong đó có những công trình nổi bật như “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ”, “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”, “Khởi nghĩa Lam Sơn”, “Phong trào nông dân Tây Sơn”, “Lịch sử và văn hoá Việt Nam”, “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, “Tìm về cội nguồn”, “Lịch sử Thăng Long – Hà Nội”…

Năm 2000, ông đã được trao giải thưởng Nhà nước về khoa học – công nghệ với tác phẩm “Tìm về cội nguồn”.

Năm 2016, công trình “Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận” của ông vừa được trao giải thưởng Hồ Chí Minh danh giá. Đây là công trình duy nhất trong lĩnh vực lịch sử được trao tặng giải thưởng trong đợt này.

Công trình là tập hợp nhiều bài báo, nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của GS Phan Huy Lê trong thời gian 10 năm, kể từ 1998. Điểm đặc biệt nhất ở công trình này là cách tiếp cận đa tuyến và toàn diện, mở rộng cả về không gian và thời gian trong lịch sử Việt Nam.

GS. Phan Huy Lê và GS. Phạm Quang Minh

Theo đó, lịch sử cổ đại Việt Nam không chỉ có lịch sử của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc mà còn bao gồm nhà nước Chăm Pa và nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, văn hóa Ốc Eo và nhà nước Phù Nam ở Nam Bộ. Việt Nam kể từ khi lập quốc đến nay đã là quốc gia đa tộc người.

Công trình nghiên cứu này của ông đã trở thành tài liệu giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước, đồng thời cung cấp những chứng cứ khoa học cho việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là với vùng đất Trung Bộ và Nam Bộ.

Ở cái tuổi ngoài 80, ông vẫn say mê nghiên cứu những vấn đề thuộc về lịch sử, đặc biệt là lịch sử cổ đại, vốn đã ít nhiều bị lãng quên hoặc có những cách hiểu sai.

Ông cho rằng, nguồn gốc vua Thục Phán – An Dương Vương vốn là một thủ lĩnh người Tày cổ, vua nước Nam Cương với thủ phủ là miền đất Cao Bằng ngày nay. Vì thế, sự thành lập nước Âu Lạc vốn không phải là kết quả của một cuộc chiến tranh thôn tính từ bên ngoài mà là sự hợp nhất về dân cư và đất đai trong nội bộ các tộc Việt, chủ yếu là giữa Tây Âu và Lạc Việt.

Ông cũng khẳng định, nhà nước Nam Việt của Triệu Đà tuy có mang danh nghĩa phục hưng độc lập cho một số cộng đồng người Việt cổ nhưng thực chất nhà Triệu đã xâm lược Âu Lạc, mở ra kỉ nguyên 10 thế kỉ Bắc thuộc của người Việt.

Trở thành nhân vật nổi tiếng trong giới nghiên cứu sử học, ông cho rằng, người có ảnh hưởng nhiều nhất tới mình chính là GS Trần Văn Giàu và GS Đào Duy Anh.

“Đó đều là những người thầy đáng kính của tôi. Các thầy đã cho tôi niềm đam mê với sử học và có được thành công như hôm nay” – ông chia sẻ.

Theo vtv.vn

Tác giả: Minh Đức

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây