Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Tập huấn “Thiết kế các dự án nghiên cứu quốc tế: kỹ năng và kinh nghiệm”

Chủ nhật - 16/09/2018 12:56
Buổi tập huấn dành cho cán bộ trẻ diễn ra trong hai ngày 17-18/8/2018 với 02 diễn giả là PGS.TS Nguyễn Văn Chính (Trường ĐHKHXH&NV) và GS. Stan BH Tan-Tangbau (Đại học RMIT).
Tập huấn “Thiết kế các dự án nghiên cứu quốc tế: kỹ năng và kinh nghiệm”
Tập huấn “Thiết kế các dự án nghiên cứu quốc tế: kỹ năng và kinh nghiệm”

Mở đầu bài thuyết trình, PGS.TS Nguyễn Văn Chính đề cập đến quy trình thiết kế một nghiên cứu khoa học với các bước cụ thể: Xác định câu hỏi nghiên cứu và phân tích cơ sở khoa học của nó; Khảo cứu và phân tích tài liệu đã có; Xây dựng các giả thiết nhằm trả lời câu hỏi đã nêu ra; Tìm kiếm các lý luận/lý thuyết khoa học có thể dẫn dắt nghiên cứu; Định nghĩa các khái niệm/thuật ngữ sử dụng trong nghiên cứu; Lựa chọn phương pháp, địa bàn, đơn vị nghiên cứu và phân tích; Xem xét tính khả thi của nghiên cứu và thời gian biểu thực hiện kế hoạch; Dự kiến kinh phí cho từng khoản mục chi tiêu; Dự kiến hướng trình bày/báo cáo kết quả nghiên cứu; Lập danh mục các tài liệu tham khảo ban đầu.

Nhấn mạnh đến yêu cầu về tính mới trong nghiên cứu khoa học, PGS.TS Nguyễn Văn Chính cho rằng: Một nghiên cứu khoa học chỉ được coi là có đóng góp nếu nó có tính mới và nguyên gốc (originality). Theo đó, tính mới và nguyên gốc trong một nghiên cứu khoa học phải được hiểu là nghiên cứu đó, trên cơ sở thừa hưởng kết quả nghiên cứu đã có phải sản xuất ra những tri thức mới thay vì chỉ tóm tắt hay sử dụng lại các tri thức đã có dưới một hình thức khác. Tính mới có thể là vấn đề cũ nhưng có phát hiện mới hoặc vấn đề hoàn toàn mới.

Bên cạnh đó, khâu khảo cứu và phân tích tổng quan các nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được diễn giả đánh giá là vô cùng quan trọng. “Đó là công việc thiết yếu, trọng tâm, là đòi hỏi tất yếu trong toàn bộ quá trình nghiên cứu, từ khi bắt đầu đến khi viết báo cáo khoa học” – diễn giả chia sẻ.

 

Nói về mục đích của khảo cứu tài liệu, diễn giả cho rằng vai trò chính của nó là để nhìn nhận lại các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, để xác định hướng đi nhằm tìm tòi khám phá ra cái mới; qua đó xác định vấn đề nghiên cứu/hướng tiếp cận trong nghiên cứu của mình.

Để trả lời câu hỏi: khảo cứu tài liệu như thế nào, lời khuyên của PGS.TS Nguyễn Văn Chính với các nhà khoa học trẻ: hãy bắt đầu từ một ý tưởng/vấn đề nghiên cứu, sau đó hãy tìm kiếm tài liệu liên quan đến chủ đề đang quan tâm để biết đã có ai nghiên cứu vấn đề này, nghiên cứu thế nào và có phát hiện gì ? Tiếp đó là tham vấn/phân tích vấn đề nghiên cứu mà tài liệu đang khảo cứu đặt ra; tìm kiếm cơ sở lý thuyết được sử dụng trong các tài liệu đã đọc; phân tích các phương pháp và thông tin mà các tài liệu khảo cứu đã sử dụng. Trong quá trình khảo cứu, nhà nghiên cứu phải luôn chú ý thẩm định tính xác thực của nguồn tài liệu được sử dụng và đóng góp của tài liệu/dẫn chứng được nêu ra.

Trong bài thuyết trình, PGS.TS Nguyễn Văn Chính cũng đề cập đến khái niệm “tranh luận khoa học” và những nguyên tắc phải tuân thủ khi tranh luận. Đây được coi là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc viết luận văn khoa học. “Tranh luận khoa học là trình bầy quan điểm về một vấn đề được củng cố bằng dẫn chứng khoa học. Tranh luận không phải là việc mô tả một chủ đề nào đó mà là sản xuất ra một luận điểm về một chủ đề ấy” - PGS.TS Nguyễn Văn Chính nói. 

Tranh luận dẫn lối cho người viết khi viết và cũng dẫn lối cho người đọc khi đọc, giúp họ đánh giá một bài viết. Một câu hỏi thường được đặt ra cho người viết là: Tôi phải làm gì để thuyết phục người đọc về ý kiến tranh luận được nêu ra? Nếu người viết làm rõ ý kiến tranh luận của mình trong lời giới thiệu, người đọc sẽ biết luận điểm chính của người viết và theo dõi các ý kiến tranh luận ấy trong bài viết. Nếu các dẫn chứng giúp nhằm củng cố quan điểm tranh luận được nêu ra, và nếu người viết dẫn dắt tranh luận của mình một cách thuyết phục trong cả bài viết thì đó là một bài viết hay.  

Việc tìm kiếm và nêu ra một tranh luận khoa học không hề dễ dàng. Vì một tranh luận khoa học hay phải cụ thể, nguyên gốc, và sát hợp với đề tài nghiên cứu. Một bài viết hay không có nghĩa là chỉ liên tục nêu ra các luận điểm/tuyên bố, mà phải hậu thuẫn các luận điểm ấy bằng những dẫn chứng (Evidence). Dẫn chứng có thể tăng cường sức mạnh cho các luận điểm, và cũng có thể làm cho luận điểm được nêu ra bị sụp đổ. Một trong những cách để làm tăng sức mạnh của các tranh luận và làm cho người đọc biết được sự thông hiểu vấn đề mà bạn đang thảo luận là nêu ra ý kiến trái ngược và phản đối (counter-arguments & objections). Bằng cách nêu ra các luận điểm trái ngược có thể có đối với ý kiến tranh luận/luận điểm của mình, bạn sẽ làm cho người đọc thấy được bạn nắm vững vấn đề như thế nào và thuyết phục người đọc chấp nhận luận điểm của bạn.

Tiếp nối diễn giả thứ nhất, vị diễn giả thứ hai - GS. Stan BH Tan-Tangbau – mang đến phần chia sẻ về chủ đề “Thiết kế nghiên cứu với phương pháp tiếp nhận hình phễu”. Tác giả trình bày các bước tiêu chuẩn trong thiết kế một dự án nghiên cứu, gồm: Đổi mới/Các mục tiêu – Câu hỏi nghiên cứu chính – Giả thuyết/Phông nền (Background)/Điểm qua về phông nền bối cảnh/Điểm qua về các hệ hình lý thuyết/Điểm qua các nghiên cứu hiện có. Trong đó, các nhà nghiên cứu phải trả lời các câu hỏi: Làm sao bạn đặt được câu hỏi nghiên cứu trọng tâm - Giả thuyết? Tại sao nghiên cứu đó lại đáng thực hiện? Tính khoa học ở chỗ nào?

  • Khóa tập huấn: “Thiết kế các Dự án Nghiên cứu Quốc tế: Kỹ năng và Kinh nghiệm” là 02 trong chuỗi 06 khóa tập huấn được game đánh chắn online đổi thưởng tổ chức trong khuôn khổ dự án: “Nâng cao Năng lực Nghiên cứu và Đổi mới tại Việt Nam (strengthening national research and innovation capacities in vietnam – ENHANCE)” do Chương trình Erasmus+ thuộc Liên minh Châu Âu tài trợ.
  • Dự án ENHANCE được triển khai nhằm tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục của Việt Nam, thúc đẩy hiệu quả thực thi và quản lý đổi mới và nghiên cứu. Tham gia dự án gồm 02 cơ quan quản lý của Việt Nam gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học và Công nghệ; 06 cơ sở giáo dục đại học và của Việt Nam bao gồm: Đại học Thái Nguyên, game đánh chắn online đổi thưởng (ĐHQGHN), Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Huế), game đánh chắn online đổi thưởng (ĐHQGTPHCM), Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học An Giang; 03 cơ sở giáo dục đại học của Châu Âu bao gồm: Đại học Công nghệ Slovakia tại Bratislava (Slovakia), Đại học Glasgow Caledonian (Scotland) và Đại học Alicante (Tây Ban Nha) - đơn vị điều phối dự án. Dự án kéo dài trong vòng 03 năm (2015-2018).
  • Các khóa tập huấn còn lại bao gồm: “Công bố Quốc tế: Kinh nghiệm và Chia sẻ” diễn ra vào ngày 03-04 tháng 8 năm 2018 và “Điều tra và Phỏng vấn như một Phương pháp Nghiên cứu Khoa học Xã hội” diễn ra vào ngày 24-25 tháng 8/2018

 

Tác giả: Duy Anh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây