1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Văn Sơn 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 14/08/1978 4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 1745/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc công nhận nghiên cứu sinh đợt 1 năm 2017 của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Điều chỉnh tên đề tài luận án theo góp ý của Hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở, được ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đồng ý theo văn bản số: 2166/QĐ-XHNV ngày 18/11/2020 về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
7. Tên đề tài luận án: Lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội: Điều kiện làm việc và các yếu tố ảnh hưởng.
8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 62 31 03 01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Bá Thịnh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Sau khi tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả đã phân tích những nội dung liên quan của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã chỉ ra những nội dung còn thiếu trong các nghiên cứu để từ đó tìm hướng đi sâu nghiên cứu về điều kiện làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội.
11.2. Kết quả luận án cho thấy một số điều kiện làm việc của lao động giúp việc gia đình chưa được đảm bảo như: tỷ lệ người lao động giúp việc gia đình có bảo hiểm xã hội hiện ở mức rất thấp; hợp đồng lao động chủ yếu là thỏa thuận miệng; đa phần lao động chưa qua đào tạo và người lao động tự mua bảo hiểm y tế.
11.3. Luận án chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội. Trong đó, có một số yếu tố ảnh hưởng chính như đặc điểm nhân khẩu và xã hội của người lao động giúp việc gia đình (bao gồm tuổi tác, địa bàn sinh sống trước khi đi làm giúp việc); hiểu biết về một số quy định pháp luật…
11.4. Sau khi nghiên cứu thực trạng về điều kiện làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện của lao động giúp việc gia đình, tác giả luận án đã đề xuất một số khuyến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, Ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan; Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan truyền thông, trung tâm giới thiệu việc làm, cơ sở đào tạo, người sử dụng lao động và lao động giúp việc gia đình.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể ứng dụng nghiên cứu xây dựng chính sách an sinh xã hội và cải thiện hiệu quả thực hiện các qui định pháp luật pháp luật về lao động giúp việc gia đình; Có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về điều kiện làm việc và chính sách an sinh xã hội trong chuyên ngành Xã hội học Lao động.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):
+ Nghiên cứu cải thiện chất lượng và hiệu quả thực hiện các qui định luật pháp chính sách về đảm bảo điều kiện lao động và quản lý lao động giúp việc gia đình.
+ Nghiên cứu cải thiện chất lượng đào tạo kỹ năng nghề cho lao động giúp việc gia đình.
+ Nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách an sinh xã hội và tăng cường tiếp cận an sinh xã hội cho lao động giúp việc gia đình.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
14.1. Lê Văn Sơn (2020), “Quy định quốc tế về quản lý Lao động giúp việc gia đình và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí quản lý nhà nước (298), tr.63 -67.
14.2. Lê Văn Sơn (2020), “Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về các quy định liên quan đến giúp việc gia đình”, Tạp chí giáo dục và xã hội, 116 (117), tr.145-150.
14.3. Lê Văn Sơn (2020), “Một số yếu tố tác động đến việc ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động giúp việc gia đình”, Tạp chí Lao động và Công đoàn (671), tr 24- 26.
14.4. Lê Văn Sơn (2020), “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý lao động giúp việc gia đình và một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học - Học viện phụ nữ Việt Nam 4(12), tr 57- 68.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Le Van Son 2. Sex: Male
3. Date of birth: 14/08/1978 4. Place of birth: Vinh Phuc
5. Admission decision number: 1745/2017/QĐ-XHNV on July 13, 2017, on the first group of doctoral students in 2017 accredited by the University of Social Sciences and Humanities (Vietnam National University, Ha Noi).
6. Changes in the academic process:
The thesis title was adjusted based on the recommendation of the Grassroots Defense Council, approved by the University of Social Sciences and Humanities in accordance with Decision No: 2166/QD-XHNV dated November 18th, 2020 on the change/adjustment of the thesis topic of Ph.D. student.
7. Official thesis title: Domestic workers in Ha Noi city: working conditions and affecting factors
8. Major: Sociology 9. Code: 62 31 03 01
10. Supervisors: Prof. Dr. Hoang Ba Thinh
11. Summary of new findings of the thesis:
11.1. After reviewing past studies, the author indicates inadequacies of the researches so as to conduct further study on working conditions and key factors affecting the working conditions of domestic workers in Ha Noi city.
11.2. The research concludes that some working conditions of domestic workers are not well protected such as the percentage of domestic workers having social insurance is currently very low; labor contracts are mainly oral agreements; the majority of workers are untrained, and employees have to buy their own health insurance.
11.3. The thesis shows that there are many factors affecting the working conditions of domestic workers in Ha Noi city. In which, there are some key factors including demographic and social characteristics of domestic workers (such as age, living area before working as a domestic worker); and level of understanding of some legal regulations….
11.4. After studying the situation of working conditions and key factors affecting the working conditions of domestic workers, the author makes some recommendations to Government, related Ministries, and relevant agencies; the People’s Committee at the different levels, the mass media, employers, job centers, training institutions, and employees.
12. Practical applicability, if any: The research results of the thesis can be applied in studying reform of implementation of legal regulations on domestic workers and development of social welfare policies for domestic workers; used as research materials and teaching materials on working conditions and social welfare under labor sociology.
13. Further research directions, if any:
+ Research to improve the quality and efficiency of implementation of legal regulations and policies on working conditions and state management on domestic workers.
+ Research to improve the quality of vocational skills training for domestic workers.
+ Research and propose to develop social protection policies and increase access to social welfare for domestic workers.
14. Thesis-related publications:
14.1. Le Van Son (2020), “International legal regulations on management of domestic workers and practice in Vietnam”, State Management Review (298), pp.63 -67.
14.2. Le Van Son (2020), “Perceptions of employees and employers about regulations related to domestic help”, Journal of Education and Society, 116 (117), pp.145-150.
14.3. Le Van Son (2020), “Some factors affecting the signing of the written labor contracts with domestic workers”, Journal of Labor and Trade Union (671), December 2020, pp.24-26.
14.4. Le Van Son (2020), “International experience in domestic labor management and some recommendations for Vietnam. Vietnam Women's Academy Journal of Science 4(12), pp. 57-68.