Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thứ ba - 06/07/2021 06:25
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Xuân Phong                      2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 25 tháng 4 năm 1971                                               4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hôi và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Thay đổi tên đề tài lần 1: Quyết định số 2702/QĐ-XHNV, ngày 26 tháng 9 năm 2018
- Thay đổi cán bộ hướng dẫn: Quyết định số 232/QĐ-XHNV, ngày 9 tháng 1 năm 2019
- Điều chỉnh tên đề tài lần 2: Quyết định 2136/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 11 năm 2020
7. Tên đề tài luận án:
Chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
8. Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ                     9. Mã số: 9340412.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Hữu Đức
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Tổng hợp, hệ thống hoá, đề xuất phân loại các hình thức gắn kết trường đại học và doanh nghiệp cũng như các rào cản, động lực của sự gắn kết theo 4 nhóm: nguồn nhân lực, tri thức-công nghệ, tài chính và xã hội-cộng đồng.
- Đề xuất mô hình gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 và mô hình tác động của chính sách đến các động lực, rào cản của sự gắn kết đó.
- Phân tích và đánh giá tác động của các chính sách hiện có ở Việt Nam đến sự gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tác động vào các động lực và rào cản.
- Phân tích tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động của trường đại học và doanh nghiệp cũng như đến các động lực gắn kết của các tổ chức này.
- Tổng hợp và phân tích các giải pháp chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp từ kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia tiêu biểu trên thế giới và khu vực: Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Malaysia và Singapore.
- Khảo sát bằng bảng hỏi đối với các đối tượng tại 4 trường đại học và 105 doanh nghiệp, đồng thời phỏng vấn sâu lãnh đạo các trường đại học này để đánh giá hiện trạng gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam, phân tích hồi quy dữ liệu khảo sát để tìm ra các động lực và rào cản có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ gắn kết. Đây là các mục tiêu mà chính sách cần tác động vào để có hiệu quả tốt nhất trong việc tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Các giải pháp này bao gồm chính sách nhà nước, chính sách của các trường đại học và các doanh nghiệp.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Là căn cứ khoa học để đưa ra chính sách tăng cường gắn kết trường đại học và doanh nghiệp ở cả ba cấp độ nhà nước, trường đại học và doanh nghiệp. Các giải pháp chính sách được đề xuất có thể được ứng dụng trong thực tiễn ở các cấp quan tâm đến việc tăng cường sự gắn kết này.
- Mô hình hệ thống hoá và phân loại hình thức, động lực và rào cản của sự gắn kết trường đại học và doanh nghiệp; mô hình tác động của chính sách tới sự gắn kết trong bối cảnh CMCN 4.0 ở Việt Nam; phương pháp phân tích định lượng để tìm ra sự phụ thuộc của mức độ gắn kết vào động lực và rào cản có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tăng số lượng các trường, doanh nghiệp và đáp viên được khảo sát để kết quả nghiên cứu đầy đủ hơn khi phân tích định lượng.
- Hoàn thiện mô hình gắn kết trong đó tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác đối với sự gắn kết nhà trường – doanh nghiệp, ngoài động lực và rào cản (ví dụ như văn hoá vùng miền, loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, nghiên cứu chuyên sâu và so sánh giữa các nhóm ngành nghề…).
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Xuân Phong (2016), “Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp - Nghiên cứu trường hợp của Đại học FPT”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý Tập. 32, Số 4, tr. 57-66.
2. Nguyễn Xuân Phong (2019), “Những thách thức của giáo dục đại học trong bối cảnh CMCN 4.0 nhìn từ góc độ cơ hội việc làm của sinh viên”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế “Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành”, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Phong, Võ Minh Sang (2020), “Phát triển đại học khởi nghiệp sáng tạo - Giải pháp thúc đẩy hợp tác đại học và doanh nghiệp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Nghiên cứu Chính sách và Quản lý Tập 36 (3), tr. 44-57.
4. Nguyễn Xuân Phong (2020), “Những thách thức của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0”. Tạp chí Chính sách và quản lý – Khoa học và công nghệ (3).
5. Nguyễn Xuân Phong (2020), “Hợp tác đại học – doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương (576), tr. 43-45.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Xuan Phong            2. Sex: Male
3: Date of birth: 25 April 1971                   4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1745/2017/QĐ-XHNV, dated 13th July, 2017 by rector of game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
6. Changes in academic process:
- Change in title of dissertation: Decision number 2702/QĐ-XHNV, 26th September, 2018
- Change in academic supervisor: Decision number 232/QĐ-XHNV, 9th January, 2019
- Adjustment in title of dissertation: Decision number 2136/QĐ-XHNV, November 13th, 2020
7. Official thesis title: Policy to Promote University - Industry Linkage in Vietnam in the Context of the Fourth Industrial Revolution
8. Major: Science and Technology Management             9. Code: 9340412.01
10. Supervisor: Prof. Dr. Nguyen Huu Duc
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Synthesize, systematize, and classify forms, inhibitors and motivations of university-industry linkage (UIL) in four groups: human resources, knowledge-technology, finance, and society-community.
- Propose a model for UIL in Vietnam in the context of Industry Revolution 4.0 (IR 4.0) and the model of policy impacts on the motivations and inhibitors of the linkage.
- Analyze and evaluate the impacts of existing policies in Vietnam on the UIL through assessing these impacts on the motivations and inhibitors of the linkage.
- Analyze the impact of IR 4.0 on the forms of UIL as well as on the motivations of universities and industry.
- Synthesize and analyze international experiences regarding policy solutions to enhance UIL of some countries in the world including Russia, China, USA, UK, Malaysia and Singapore.
- Conduct questionnaire survey at 4 universities and 105 enterprises, and in-depth interviews with leaders of these universities to assess the current status of UIL in Vietnam; conduct regression analysis of the survey data to find the most influential motivations and inhibitors to the level of linkage. These are the targets that the policies need to focus on in order to effectively enhance the UIL in Vietnam.
- Propose policy solutions to promote the UIL in Vietnam in the context of IR 4.0. These solutions include government policies and policies of universities and businesses.
12. Practical applicability, if any:
-  A scientific basis for making policies to promote the UIL at all three levels of state, university and enterprise. The proposed policy solutions can be applied in practice at all levels to enhance the linkage.
- Modeling, systematization and classification of forms, motivations and inhibitors of UIL; model of policy impacts on the linkage in the context of IR 4.0 in Vietnam; quantitative analytical methods to find out the dependence of the degree of linkage on motivations and inhibitors can serve as a basis for further studies.
13. Further research directions, if any:
- Increase the number of universities, enterprises and respondents surveyed for more complete and accurate results when analyzing quantitatively.
- Improve the linkage model by taking into account other influencing factors on UIL beyond motivations and inhibitors (e.g. regional culture, type of business, business sector, enterprise size, in-depth research and comparison between domains, ...).
14. Thesis-related publications:
1. Nguyen Xuan Phong (2016), “Cooperation between universities and enterprises - Case study of FPT University”, VNU Journal of science, Policy and management studies Vol. 32 (4), pp. 57-66.
2. Nguyen Xuan Phong (2019), “Challenges of higher education in the context of Industry revolution 4.0 from the perspective of students' job opportunities”, Proceedings of the International Scientific Conference “New issues in educational science: interdisciplinary and transdisciplinary approaches”, University of Education, VNU.
3. Nguyen Xuan Phong, Vo Minh Sang (2020), “Developing innovative start-up universities - Solutions to promote university and business cooperation”, VNU Journal of science, Policy and management studies Vol 36 (3), pp. 44-57.
4. Nguyen Xuan Phong (2020), “Challenges of Vietnam higher education in the context of Industry revolution 4.0”. Journal Science and Technology Policy and Management (3).
5. Nguyen Xuan Phong (2020), “University-Industry cooperation: International experience and implications for Vietnam”, Journal of Asia-Pacific Studies Vol 576, pp. 43-45.
 

Tác giả: Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây