Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Ngoại giao văn hóa Mỹ (2001 – 2016)

Chủ nhật - 10/05/2020 22:51

1, Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Duẩn                      

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25/03/1982                  

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/ 2016/ QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Ngoại giao văn hóa Mỹ (2001 – 2016)

8. Chuyên nghành: Quan hệ quốc tế

9. Mã số: 62 31 02 06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Quang Minh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

        Trước hết, đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đề tài ngoại giao văn hóa Mỹ trong giai đoạn 2001-2016. Công trình hi vọng sẽ đóng góp thêm một góc nhìn mới và hệ thống tư liệu về cách thức nước Mỹ sử dụng, triển khai công cụ văn hóa để thực hiện mục tiêu nâng cao hình ảnh nước Mỹ. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện đang có sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi bằng công cụ văn hóa giữa các cường quốc ở khu vực trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh

        Thứ hai, về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm một số cơ sở lí luận về những khía cạnh của ngoại giao văn hóa nói chung với nhiều phương diện khác nhau như khái niệm, cơ sở lý luận, mối liên hệ với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế.

        Thứ ba, luận án cũng đề cập phân tích những khía cạnh về ngoại giao văn hóa Mỹđể rút ra một số khuyến nghị cho việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ, trong đó có quan hệ văn hóa giữa hai nước.Ngoài ra, luận án này nghiên cứu về việc gia tăng sức mạnh mềm thông qua ngoại giao văn hóa, qua đó có thể giúp cho Việt Nam rút ra được những bài học quan trọng để gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam.

        Cuối cùng, về mặt tư liệu, luận án tập hợp và xử lý được các tài liệu tham khảo trong nước và ngoài nước, có liên quan tới nhiều vấn đề, lĩnh vực của ngoại giao văn hóa, ngoại giao công chúng và quyền lực mềm để nghiên cứu phân tích. Nguồn tài liệu này không chỉ phục vụ cho hoàn thành luận án mà còn là cơ sở để những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu. Không những vậy, luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập đối với những người quan tâm đến ngoại giao văn hóa Mỹ.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Văn Duẩn (6/2019), “Ngoại giao văn hóa Mỹ trong Chiến tranh Lạnh (1947 – 1991)” (2019), Tạp chí  Khoa học Xã hội và Nhân văn - (3), tr.383-399.

- Nguyễn Văn Duẩn (2019), “Ngoại giao văn hóa của Mỹ dưới thời Tổng thống Obama” (2019), Tạp chí Đối ngoại (117+118), tr.74-78.                                                                                    

                                                          INFORMATION ON THE DOCTORAL THESIS

1. Full name of PhD candidate: Nguyen Van Duan

2. Gender: Male

3. Date of birth: March 25, 1982

4. Place of birth: Thai Binh Province

5. Decision to recognize PhD candidate numbers: 4618/ 2016/ QĐ-XHNV, date 29th December 2016

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: American Cultural Diplomacy (2001 - 2016)

8. Specialized in: International relations

9. Code: 62 31 02 06

10. Scientific supervisors: Prof.Dr. Pham Quang Minh

11. Summary of new findings of the thesis:

First of all, this is the first project in Vietnam to study the topic of American cultural diplomacy in the period 2001-2016. The work is expected to contribute a new perspective and documentary system on how the United States uses and implements cultural instruments to realize the goal of improving the image of the United States. This is particularly important in the context of the current struggle for influence and interest with cultural tools among regional powers in the post-Cold War era.

Secondly, theoretically, the dissertation contributes a number of theoretical bases on the aspects of cultural diplomacy in general with many different aspects such as concepts, theoretical basis, and foreign relations. political and economic diplomacy.

Thirdly, the thesis also analyzes the aspects of American cultural diplomacy to draw some recommendations for promoting relations between Vietnam and the US, including cultural relations between the two countries. Besides, this thesis studies the increase of soft power through cultural diplomacy, which can help Vietnam draw important lessons to increase the soft power of Vietnam.

Finally, in terms of materials, the thesis gathers and processes references in the country and abroad, related to many issues and fields of cultural diplomacy, public diplomacy and softpower for analytical research. This resource not only serves to complete the thesis but also a basis for interested people to continue their research. Not only that, the thesis can be used as a reference for teaching and learning for those who are interested in American cultural diplomacy.

12. Practical applicability: (if any)

13. Further research directions: (if any)

14. Published works related to the thesis:

- Nguyen Van Duan, “American cultural diplomacy during the Cold War (1947 - 1991)” - Journal of Social Sciences and Humanities - Hanoi University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University No. 3 (2019).

- Nguyen Van Duan, “ American cultural diplomacy under President Barack Obama (2009 - 2016)” - Foreign Affairs Magazine –The Central Foreign Affairs Department No. 117 118 (7 August 2019).                                                                               

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây