Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

Thông tin luận án NCS: Nguyễn Thị Thúy

Chủ nhật - 26/04/2020 23:39

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thúy                  2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/02/1980                                                        4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV-SĐH ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQG Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định 579/QĐ-XHNV ngày 09/3/2018 về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

- Quyết định 314 /QĐ-XHNV ngày 17/01/2019 về việc thay đổi người hướng dẫn luận án tiến sĩ.

- Quyết định 352/QĐ-XHNV ngày 23/01/2019 về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

7. Tên đề tài luận án: Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập của sinh viên Khmer ở một số trường đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                   9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Lê Thị Minh Loan

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án chỉ ra các nét đặc trưng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp ở sinh viên Khmer là có sự tập trung cao các giác quan để lắng nghe, ghi chú các nội dung học tập, nhưng hạn chế trong khả năng diễn đạt nội dung học tập bằng lời khi tương tác với thầy cô và bạn trong nhóm và trên lớp.

- Bằng cách áp dụng phương pháp phân tích cụm, phân tích biệt số và phân tích hồi quy, nghiên cứu chỉ ra 3 nhóm sinh viên Khmer có kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập ở 3 mức độ cao, trung bình và thấp với những đặc trưng riêng cả về biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng. Nhóm sinh viên Khmer có kĩ năng giao tiếp thấp có đặc trưng là tập trung giác quan để lắng nghe và ghi chú nội dung học tập, nhóm chịu ảnh hưởng mạnh bởi hành vi giao tiếp mang tính khích lệ của giảng viên. Trong khi đó, nhóm sinh viên có kĩ năng giao tiếp trung bình có đặc trưng là giao tiếp bằng lời trong diễn đạt nội dung học tập tốt, nhưng khả năng tập trung lắng nghe không cao, những sinh viên này bị ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện học tập. Nhóm sinh viên có kĩ năng giao tiếp cao có đặc trưng tốt ở tất cả các kĩ năng giao tiếp thành phần, nhóm chịu tác động mạnh bởi yếu tố động cơ học tập.

- Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer. Phát hiện động cơ học tập được xác định là yếu tố có tác động mạnh nhất lên nhóm sinh viên Khmer, ngược lại nét tính cách của sinh viên Khmer lại không có tác động đến kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer.

- Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra sự ảnh hưởng của kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp đến kết quả học tập  của sinh viên Khmer theo xu hướng thuận.

- Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được 3 biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp cho sinh viên Khmer, cụ thể là: kích thích động cơ học tập cho sinh viên Khmer; tăng cường hành vi giao tiếp mang tính khích lệ của giảng viên; và tổ chức các khóa tập huấn về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập cho sinh viên Khmer.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các kết quả của luận án cung cấp một nguồn dữ liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý dân tộc, tâm lý giáo dục, tâm lý xã hội và các cơ sở giáo dục đại học vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Phát triển kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập cho sinh viên Khmer trong môi trường đại học

- Giao tiếp của sinh viên Khmer với các bạn từ dân tộc khác trong môi trường đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  • Nguyễn Thị Thúy (2017), “Sự khác biệt trong giao tiếp phi ngôn ngữ của sinh viên dân tộc Khmer và dân tộc Kinh trong môi trường đa văn hóa”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tâm lý học khu vực Đông Á lần thứ nhất, Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội (2), tr.486-496.
  • Nguyễn Thị Thúy (2018), “Kĩ năng giao tiếp của sinh viên Khmer và mối quan hệ với kết quả học tập: Từ góc nhìn giới”, Kỷ yếu hội thảo Tâm lý học và sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Hồng Đức (1), tr.63-71.
  • Nguyễn Thị Thúy (2019), “Một số vấn đề lý luận về kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, 94 (155), tr. 22-27.
  • Nguyễn Thị Thúy (2019), “Kĩ năng giao tiếp trong hoạt động học tập trên lớp của sinh viên Khmer vùng Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Tâm lý học (6), tr.82-97.
  • Nguyễn Thị Thúy (2019), “Kĩ năng hợp tác trong học tập nhóm và kết quả học tập của sinh viên Khmer”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (8), tr.55-65.

                                             INFORMATION OF DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Thuy                              2. Sex: Female

3. Date of birth: 10/02/1980                                     4. Place of birth: Hai Duong

5. Admission decision number: 4618/2016/QĐ-XHNV-SĐH dated 29/12/2016 by the rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU.

6. Changes in academic process:

- The decision of 579/QĐ-XHNV dated 09/3/2018 about adjusting of the title of the doctoral thesis.

- The decision of 314 /QĐ-XHNV dated 17/01/2019 about replacing academic supervisor.

- The decision of 352/QĐ-XHNV dated 23/01/2019 about adjusting of the title of the doctoral thesis.

7. Official thesis title: Communication skills in Khmer students’ learning activities at some universities in the Mekong Delta

8. Major: Psychology                                               9. Code: 62 31 04 01

10. Supervisor: Assoc. Prof. Le Thi Minh Loan

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis showed that communication skills in classroom learning activities of Khmer students had high concentration of senses on listening and taking notes, but restricted in expressing academic contents verbally when interacting with lecturers and classmates on the classroom

-  By applying the cluster analysis, discriminant analysis, and regression analysis, the study demonstrated that Khmer students included 3 sub-groups with low, medium, and high academic communication skills. Each group had unique characteristics in academic communication skills and affecting factors. The Khmer group with low communication skills was characterized by a high concentration of senses on listening and taking notes on the learning content. This group was strongly influenced by the teacher confirmation. Meanwhile, the Khmer group with average communication skills was characterized by good verbal communication in expressing learning content, but their ability to concentrate on listening was not high. These students were strongly influenced by the learning condition. The group of Khmer students with high communication skills had good characteristics of all communication skills. This group was strongly influenced by the learning motivation.

- This study provides further evidence to clarify the factors that affect Khmer students' communication skills in classroom learning activities. Discovering that learning motivation had the strongest impact on Khmer students’ academic communication skills; meanwhile, Khmer’s personality traits did not affect their academic communication skills.

- Besides, the study also proved that the communication skills of Khmer students shown classroom learning activities contributed positively to the change of their learning outcomes.

- Finally, thanks to theoretical and practical research results, the present study suggested 3 methods to improve communication skills for Khmer students in relation to classroom learning activities, i.e., stimulating learning motivation for Khmer students; promoting communication behaviors encouraged by lecturers; and organizing training courses related to communication skills in learning activities for Khmer students.

12. Practical applicability

The findings of this study could be precious reference materials for researchers, experts in the field of educational psychology, ethnic psychology, and social psychology and higher education institutions in the Mekong River Delta.

13. Further research directions

- Developing communication skills in learning activities for Khmer students

- Khmer students’ communication with other ethnic groups in university environment in the Mekong River Delta

14. Thesis – related publications:

  • Nguyen Thi Thuy (2018), “Communication skills of Khmer students and its relationship with academic performance: A gender perspective”, National conference on Psychology and Sustainable Development, Hong Duc Publishing House (1), pp.63-71.
  • Nguyen Thi Thuy (2019), “Several reasoning issues on Khmer students’ communication skill in classroom learning activities”, Teacher of Vietnam scientific journal, 94 (155), pp. 22-27.
  • Nguyen Thi Thuy (2019), “Academic communication skills on classroom of Khmer students in Mekong River Delta”, Journal of Psychology (6), pp.82-97.
  • Nguyen Thi Thuy (2019), “Cooperative skill in learning groups and learning outcome of Khmer students”, VASP Journal of Social Psychology (8), pp.55-65.

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây