Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

Tóm tắt luận án NCS: Nguyễn Thu Phương

Chủ nhật - 26/04/2020 23:39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_______________________

 

Nguyễn Thu Phương

 

 

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỒNG MINH TẠI ĐÔNG Á TRONG THỜI KỲ CHÍNH QUYỀN OBAMA - TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI HÀN QUỐC

 

 

                        Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

                        Mã số: 62 31 02 06

 

 

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

 

 

Hà Nội - 2020


 

 

 

Công trình được hoàn thành tại: game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thị Vinh

 

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .   

                  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . .

                  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

                  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại : game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội

vào  hồi            giờ           ngày          tháng        năm 20...

 

 

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 

 

Danh mục các công trình khoa học của tác giả

liên quan đến Luận án

1…. (2017), “Châu Á  Thái Bình Dương trong chính sách đối ngoại của chính quyền Donald Trump”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, ngày 8/8/2017

2…. (2019), “Nhận diện chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Barack Obama: Tiếp cận từ góc độ an ninh - quân sự”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Triển vọng cấu trúc châu Á -Thái Bình Dương đến năm 2025 và đối sách của Việt Nam”, Đề tài cấp nhà nước mã số KX.01.12/16-20, Hà Nội, tr. 196

3…. (2019), “Nhìn lại chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thời kỳ Tổng thống Obama”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 05 (254), tr. 13-24

4…. (2019), “Chính sách đồng minh trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ và những điều chỉnh hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (921), tr. 101-106

5 PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, NCS Nguyễn Thu Phương (2019), “Phương châm, nguyên tắc chỉ đạo trong quan hệ với Hoa Kỳ của Việt Nam từ năm 2009 đến nay, Tầm nhìn 2030”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học thuộc Đề tài quốc gia “Đối sách của Việt Nam trước chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ: Tiếp cận theo biến đổi của tình hình”, Hà Nội, tr. 12-27

6…. (2019), “Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Hàn Quốc và một vài gợi ý tham chiếu cho Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản (928), tr. 106-111

7…. (2020), “Triển khai lực lượng phía trước tại Đông Á: Nhân tố thúc đẩy chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của Mỹ, Tạp chí Cộng sản (số 941)

 

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Mỹ là quốc gia có hệ thống đồng minh mang tính toàn cầu lớn nhất trên thế giới. Trong mạng lưới đồng minh trải khắp năm châu lục, khu vực Đông Á là một mắt xích quan trọng. Điều này được thể hiện rõ nét dưới thời Tổng thống Barack Obama khi Mỹ thực hiện chính sách “tái cân bằng” châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, trong hai nhiệm kỳ của chính sách của Mỹ đối với các

Trong số các đồng minh Đông Á của Mỹ, quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc là một mối quan hệ đặc biệt, những biến chuyển của mối quan hệ này có tác động đáng kể tới hòa bình, an ninh và hợp tác của khu vực. Trong bối cảnh khu vực Đông Á tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, đứng trước thách thức an ninh nghiêm trọng từ sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc, nguy cơ đe dọa hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc được nhìn nhận là “điểm tựa” cho chiến lược “tái can dự” vào Đông Á của Mỹ. Không chỉ có vậy, liên minh Mỹ - Hàn Quốc - một trong những liên minh quân sự vững chắc và lâu bền tại khu vực, đang ngày càng mở rộng để trở thành liên minh chiến lược toàn cầu. Quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc không chỉ có tác động với hai chủ thể Mỹ và Hàn Quốc mà còn có tác động tới môi trường an ninh khu vực và thế giới. Chính vì vậy, nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với đồng minh Hàn Quốc trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B. Obama mang tính cấp thiết cho việc nhận diện các mối quan hệ quốc tế đương đại.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ chính sách và việc triển khai thực hiện chính sách của Mỹ đối với đồng minh tại Đông Á trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Barack Obama (giai đoạn 2009-2016), trong đó trọng tâm là chính sách đồng minh với Hàn Quốc. Qua đó, luận án đánh giá những kết quả, hạn chế làm rõ đặc điểm của chính sách của Mỹ đối với đồng minh Đông Á thời kỳ này.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Làm rõ khung lý thuyết về đồng minh và quan điểm về đồng minh của Mỹ; cơ sở hình thành quan hệ và chính sách đối với đồng minh của Mỹ ở Đông Á trước năm 2008; (2) Thực tiễn triển khai chính sách đối với đồng minh Đông Á trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama; (3) Làm rõ nội dung và quá trình triển khai chính sách đối với đồng minh Hàn Quốc của chính quyền Tổng thống B. Obama giai đoạn 2009-2016. (4) Nhận xét những đặc điểm chính sách của Mỹ đối với đồng minh Đông Á trong thời kỳ của Tổng thống B. Obama. Từ đó, đối sánh, nghiên cứu những kế thừa, điều chỉnh trong chính sách đối với đồng minh Đông Á, nhất là với Hàn Quốc, của chính quyền Tổng thống D. Trump.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Mỹ đối với đồng minh tại khu vực Đông .

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về thời gian: Từ năm 2009-2016, trải qua 2 giai đoạn 2009-2012 và 2012-2016 (tương ứng với hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống B. Obama).

- Giới hạn về không gian: Tập trung nghiên cứu cụ thể về Hàn Quốc, và một số nước đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Á (gồm Nhật Bản, Philippines, Thái Lan).

- Giới hạn về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ trong lĩnh vực an ninh - quân sự, chính trị đối với Hàn Quốc nói riêng và các nước đồng minh ở Đông Á nói chung.

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận: Đề tài nghiên cứu được triển khai dựa trên các cách tiếp cận: (i) Cách tiếp cận từ lý thuyết quan hệ quốc tế; (ii) Cách tiếp cận lịch sử; (iii) Cách tiếp cận hệ thống - cấu trúc.

Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (i) Phương pháp phân tích chính sách trong quan hệ quốc tế; (ii) Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study); (iii) Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử; (iv) Ph­ương pháp phân tích tài liệu; (v) Các phương pháp bổ trợ, như: mô hình hóa - khái quát hóa, so sánh - đối chiếu.

5. Đóng góp của luận án

- Về mặt khoa học, luận án nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với các đồng minh truyền thống ở Đông Á trong thời kỳ của chính quyền Obama (đi sâu nghiên cứu trường hợp của Hàn Quốc). Những luận giải, phân tích về chính sách đồng minh của Mỹ với Hàn Quốc giúp làm rõ bản chất, đặc điểm trong các mối quan hệ đồng minh ở Đông Á của Mỹ. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ.

- Về mặt thực tiễn, việc dự báo những tác động từ sự thay đổi, điều chỉnh trong chính sách của Mỹ đối với đồng minh Đông Á tới quan hệ quốc tế ở khu vực là những tham khảo hữu ích góp phần vào việc hoạch định các chính sách quan hệ quốc tế của các cơ quan ngoại giao và cơ quan có liên quan. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề này góp phần làm rõ sự vận động của quan hệ quốc tế tại khu vực Đông Á trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành hội nhập quốc tế; nắm bắt sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của các nước trong khu vực như Hàn Quốc và của các cường quốc trên thế giới như Mỹ, nhất là hiểu rõ những mục tiêu liên minh, hợp tác của những nước này nhằm bắt kịp xu hướng hợp tác, cạnh tranh trong khu vực, hoạch định chính sách đối ngoại phù hợp để tăng cường hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược vì lợi ích quốc gia, dân tộc. 

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được chia là 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn triển khai chính sách đồng minh của Mỹ

Chương 3: Nội dung và quá trình triển khai chính sách đối với đồng minh tại Đông Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama

Chương 4: Nghiên cứu trường hợp: Chính sách của Mỹ đối với đồng minh Hàn Quốc

Chương 5: Nhận xét về chính sách của Mỹ đối với đồng minh tại Đông Á thời kỳ chính quyền Obama

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Những công trình liên quan đến vấn đề lý luận: khái niệm đồng minh và quan điểm của Mỹ về đồng minh

1.2 Những công trình liên quan đến chính sách của Mỹ đối với đồng minh giai đoạn 2009-2016

Chính sách đồng minh của Mỹ nói chung và với một số nước đồng minh ở châu Á nói riêng đã được các học giả trong và ngoài nước đề cập đến, tuy nhiên, chủ yếu đánh giá, tái khẳng định quan hệ đồng minh truyền thống ở Đông Á, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu về quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc, nhất là trong hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống B. Obama.

1.3 Những công trình liên quan trực tiếp đến chính sách đồng minh của Mỹ đối với Hàn Quốc giai đoạn 2009-2016

Điểm lại những nghiên cứu giai đoạn 2009-2016 có thể thấy, việc phân tích chính sách đồng minh của Mỹ với Hàn Quốc thường tập trung vào một lĩnh vực hoặc với một số chính sách, còn thiếu vắng các nghiên cứu đánh giá một cách tổng thể và toàn diện. Đồng thời, do giới hạn về mặt thời gian nên các nghiên cứu chưa có cái nhìn toàn diện về chính sách đồng minh ở cả hai nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama với Hàn Quốc, chưa làm rõ bản chất các lợi ích an ninh, chính trị của Mỹ đối với khu vực, các chiều hướng vận động, tác động của mối quan hệ này tới quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á.

1.4 Nhận xét về những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu, giải quyết

Về tổng thể, một là, các công trình nghiên cứu đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến khái niệm đồng minh và quan điểm của Mỹ về đồng minh; đồng thời làm rõ cơ sở định hình chính sách đối với các đồng minh Đông Á của Mỹ trước giai đoạn 2009-2016. Hai là, phân tích những nét cơ bản về mục tiêu, nội dung, quá trình triển khai chính sách đối với đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Á trước giai đoạn 2009-2016. Ba là, phân tích mục tiêu, nội dung và quá trình triển khai chính sách của Mỹ đối với Hàn Quốc trước và trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống B. Obama trong từng khía cạnh, từng thời điểm nhất định.

Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu: (1) Góp phần bổ sung thêm khung lý thuyết về chính sách đối với đồng minh của Mỹ nhằm bổ khuyết nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về chính sách đối với đồng minh của Mỹ; (2) Làm rõ chính sách và các bước triển khai cụ thể của Mỹ đối với các đồng minh Đông Á (Nhật Bản, Philippines, Thái Lan) trong lĩnh vực an ninh - quân sự ở cả hai nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama; (3) Đi sâu nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với đồng minh Hàn Quốc giai đoạn 2009-2016.

CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỒNG MINH CỦA MỸ

2.1 Cơ sở lý thuyết 

2.1.1 Khái niệm đồng minh

“Đồng minh” là sự cam kết chính thức giữa các quốc gia nhằm phối hợp hay tương hỗ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung. Mục tiêu lớn nhất của các đồng minh là cộng sinh nguồn lực, phối hợp hành động nhằm nâng cao vị thế của các quốc gia đồng minh trong hệ thống quốc tế, nâng cao sức mạnh của đồng minh so với các quốc gia không tham gia liên minh. Dù là chính thức hay không chính thức, các hình thức đồng minh đều coi liên minh chính trị - quân sự là nội hàm trung tâm.

2.1.2 Khái niệm đồng minh dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Tự do

Theo Chủ nghĩa Hiện thực, mục đích cơ bản của các chủ thể trong chính trị quốc tế là bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, mà trước hết là bảo đảm an ninh tối đa của mình. Do vậy, để bảo đảm an ninh quốc gia chống lại một nước hoặc một nhóm nước đang tăng cường quyền lực quá mức, đồng minh được hiểu là việc một nước ký kết với một hay nhiều quốc gia nhằm mục tiêu mở rộng quyền lực quốc gia thông qua lấy quyền lực của nước khác tăng thêm quyền lực cho mình hoặc ngăn chặn quyền lực của nước khác tăng thêm cho đối thủ của mình. Ngoài ra, liên kết đồng minh là một trong những cách phản ứng đối với các mối đe dọa an ninh quốc gia.

Trên cơ sở đề cao khả năng hợp tác giữa các quốc gia, Chủ nghĩa Tự do đề cập đến khái niệm đồng minh trong liên minh quân sự, được hiểu là tham gia an ninh tập thể; theo đó, khi một nước đe dọa hay tiến hành xâm lược một nước đồng minh thì các nước còn lại trong liên minh sẽ phải hành động tập thể để đẩy lùi nguy cơ đó.

2.1.3 Quan điểm của Mỹ về đồng minh

Đối với Mỹ, đồng minh là sự ký kết hiệp ước an ninh giữa Mỹ với một hay nhiều nước nhằm cam kết phối hợp phòng thủ hay tương trợ lẫn nhau về mặt quân sự để đối phó với các vấn đề an ninh, chống lại các mối đe dọa chung, nhất là đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Trên hết, các mục tiêu cơ bản được xác định khi Mỹ thiết lập quan hệ đồng minh, đó là: (1) Đồng minh là nền tảng bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ khi mối đe dọa vượt ra khỏi phạm trù an ninh lãnh thổ. (2) Đồng minh là chỗ dựa quan trọng cho vị trí bá quyền thế giới của Mỹ. (3) Đồng minh phục vụ cho hệ thống quan hệ quốc tế do Mỹ thiết lập và giữ vai trò chủ đạo. (4) Mỹ ký kết hiệp ước đồng minh nhằm kiểm soát chính các nước đồng minh đó.

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Quá trình Mỹ thiết lập quan hệ đối với đồng minh truyền thống tại Đông Á

Từ những nhân tố tác động đến nhu cầu tìm kiếm đồng minh tại Đông Á như nguy cơ chủ nghĩa cộng sản lan rộng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự suy yếu của đồng minh thân cận của Mỹ ở châu Âu, chiến lược “ngăn chặn”của Mỹ đòi hỏi có sự hỗ trợ,… trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ đã thiết lập quan hệ đồng minh với một số nước Đông Á: Nhật Bản (năm 1951), Hàn Quốc (năm 1953), Philippines (năm 1951), Thái Lan (năm 1950).

2.2.2 Chính sách của Mỹ đối với các đồng minh tại Đông Á (giai đoạn 1945-2008)

Chính sách đối với các đồng minh tại Đông Á trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1945 - 1991)

Trên thực tế, lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được xác định vào khoảng thời gian những năm 50 của thế kỷ 20. Những cơ chế hợp tác an ninh giữa Mỹ và các nước đồng minh ra đời thời kỳ này theo mô hình “trục và nan hoa” (“hub and spokes”), trong đó Mỹ là “trục” và các đồng minh là “nan hoa” nằm dưới sự bảo trợ an ninh của Mỹ, chịu sự chi phối chính sách từ Mỹ. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về đặc điểm quốc gia, ý đồ của mỗi nước nên mỗi cơ chế hợp tác lại thể hiện các hình thức phối hợp, vận hành và cách thức duy trì liên minh theo từng cách riêng. Liên minh Mỹ - Nhật Bản chủ yếu là liên minh về quân sự để tạo điều kiện cho Mỹ có quân đội đóng tại Nhật Bản cùng với đó là việc kiềm chế Nhật Bản ở mức độ cao nhất do mối quan ngại chủ nghĩa quân phiệt Nhật trỗi dậy; liên minh Mỹ - Hàn Quốc có cùng quan điểm chống lại CHDCND Triều Tiên, gia tăng ảnh hưởng của Mỹ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt chính trị, quân sự và kinh tế tại nước này; Thái Lan, Philippines được Mỹ coi là những vị trí tiền tiêu để ngăn chặn phong trào cách mạng dân tộc cũng như chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. 

Chính sách đối với các đồng minh ở Đông Á sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên Xô sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, tuy nhiên, sức mạnh tổng hợp suy giảm tương đối. Do đó, trong thời kỳ chính quyền của Tổng thống Bill Clinton (1993-2000), Mỹ chú trọng phục hồi sức mạnh kinh tế, quân sự. Trong khi vẫn coi châu Âu là địa bàn chiến lược trọng điểm, Mỹ quan tâm hơn tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Á - nơi tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn ảnh hưởng tới lợi ích an ninh của Mỹ. Do đó, nhằm bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia, một trong những giải pháp quan trọng được chính quyền Tổng thống Bill Clinton triển khai là tăng cường quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines dựa trên nguyên tắc “chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm”.

Chính sách đối với đồng minh ở Đông Á của chính quyền của Tổng thống George W. Bush (2001-2008) 

Một trong những đặc điểm nổi bật trong chính sách của Mỹ đối với đồng minh Đông Á thời kỳ này là sự thay đổi căn bản mục tiêu chính sách sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Lúc này, Mỹ thúc đẩy chính sách đơn cực hóa trong trật tự thế giới mới, tăng cường can thiệp toàn diện. Theo đó, Mỹ thành lập một liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ đứng đầu, tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh thân cận. Quan hệ đồng minh truyền thống giữa Mỹ với các nước Đông Á được củng cố sau sự kiện “ngày 11/9/2001” với việc nhận thức về một mối đe dọa chung là chủ nghĩa khủng bố. Đây là chất kết dính mới cho các liên minh an ninh - quân sự của Mỹ tại Đông Á.

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỒNG MINH TẠI ĐÔNG Á CỦA CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG MỸ BARACK OBAMA

3.1 Những nhân tố tác động đến chính sách của chính quyền Obama đối với đồng minh tại Đông Á

3.1.1 Bối cảnh khu vực Đông Á

Khu vực Đông Á trong giai đoạn này nổi bật những nhân tố sau: Một là, tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực; hai là, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc; ba là, sự chú ý của Nga tới việc tăng cường các mối quan hệ với châu Á nhằm củng cố an ninh phía Đông, bù đắp bất lợi chiến lược phía Tây, mở rộng không gian chiến lược của Nga, khôi phục vị thế nước lớn; bốn là, tình hình an ninh trong khu vực tiềm ẩn nhiều yếu tố an ninh bất ổn, tồn tại những điểm nóng cần giải quyết; năm là, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khu vực; sáu là, các nước trong khu vực đều có sự điều chỉnh trong chiến lược và chính sách phát triển của mình sau sự kiện khủng bố nước Mỹ “ngày 11/9/2001”.

3.1.2 Tình hình nước Mỹ

Lên nắm quyền vào năm 2009, Tổng thống B. Obama thừa hưởng một di sản hết sức phức tạp từ chính quyền tiền nhiệm. Ở trong nước, Mỹ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thậm chí còn được ví như cơn “đại hồng thủy” trong những năm 1929-1933 của nước này. Bên ngoài biên giới nước Mỹ, uy tín, vị thế và hình ảnh của một nước Mỹ siêu cường bị giảm sút nghiêm trọng trên chính trường quốc tế do chính sách ngoại giao đơn cực, áp đặt của chính quyền G. Bush, như: cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, của CHDCND Triều Tiên, việc công nhận độc lập cho Kosovo thuộc Serbia, việc “xuất khẩu” dân chủ, nhân quyền theo kiểu Mỹ,…

3.2 Chính sách của chính quyền Obama đối với Đông Á

3.2.1 Khái quát chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama

Sau khi lên cầm quyền, Tổng thống B. Obama đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược và triển khai chính sách đối ngoại theo hướng linh hoạt, mềm dẻo nhằm thích ứng với môi trường địa - chiến lược mới với việc chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương và sự kiềm chế. Mục tiêu của chiến lược ngoại giao lúc này là bảo vệ an ninh quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và chia sẻ sự phồn vinh trong nước cũng như ở ngoài nước, khôi phục hình ảnh và uy tín của Mỹ.

3.2.2 Chính sách đối với Đông Á của chính quyền Obama

 Chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Á cũng có những điều chỉnh: Về mục tiêu chiến lược, đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc - nguy cơ lớn đối với sự thống trị toàn cầu của Mỹ; bảo đảm hiệu quả những cam kết an ninh của Mỹ với các đồng minh Đông Á. Về mục tiêu kinh tế, đáp ứng sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ; bảo đảm nền kinh tế tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có khu vực Đông Á) vẫn nằm trong tầm chi phối của Mỹ. Về mục tiêu an ninh, việc duy trì an ninh và ổn định tại khu vực có tầm quan trọng tới an ninh và phát triển của Mỹ. Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, vấn đề tranh chấp biển, đảo gia tăng, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đặt ra nhiều thách thức mới đối với Mỹ. Vì vậy, các thành tố chính trong chiến lược của Mỹ đối với khu vực Đông Á được xác định: Tiếp tục hiện diện và thể hiện vai trò của lực lượng quân sự số một tại khu vực Đông Á, nhất là tại căn cứ quân sự ở các nước đồng minh của Mỹ; xác lập quyền tự do đi lại của các hạm đội của Mỹ thông qua các hiệp ước đồng minh; thiết lập những quan hệ mạnh mẽ hơn với các đồng minh thông qua các cuộc đối thoại chiến lược; củng cố cơ chế đối thoại quân sự và ngoại giao sẵn có với Trung Quốc nhằm tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.

3.3 Chính sách của Mỹ đối với các đồng minh tại Đông Á

3.3.1 Nội dung, mục tiêu chính sách đối với đồng minh tại Đông Á

Nhằm tiếp tục duy trì vai trò dẫn dắt khu vực của Mỹ, bảo đảm lợi ích quốc gia, trên cơ sở chiến lược “tái cân bằng” châu Á - Thái Bình Dương, chính sách đối với các đồng minh Đông Á dưới thời chính quyền Obama tập trung vào mục tiêu liên minh quân sự. Cụ thể: (1) Định hình lại, nâng cấp các mối quan hệ đồng minh truyền thống theo hướng cùng chia sẻ và vì lợi ích chung; (2) Tiếp tục hiện diện lực lượng quân sự tại khu vực Đông Á thông qua tăng cường, củng cố các thỏa thuận của Mỹ với các nước đồng minh; (3) Hiện đại hóa lực lượng quân đội Mỹ và lực lượng quân đội của các nước đồng minh. Theo đó, các bước triển khai trên thực tế đối với các nước đồng minh Đông Á được thực hiện ở những cấp độ khác nhau, bao gồm tái khẳng định các hiệp ước đồng minh, tiến tới các tuyên bố và hành động thực tế nhằm tăng cường, mở rộng liên minh; tái khẳng định việc duy trì sử dụng các căn cứ quân sự, các lực lượng quân đội vốn có tại những nước này; tăng cường cung cấp trang thiết bị vũ khí hiện đại, các hoạt động diễn tập chung nhằm thúc đẩy khả năng hiệp đồng, phối hợp tác chiến của các đồng minh trong sẵn sàng đối phó với các thách thức an ninh trong khu vực, chủ động hơn trong xử lý các điểm nóng an ninh,...

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒNG MINH HÀN QUỐC

4. 1. Nền tảng lợi ích, mục tiêu và nội dung trong chính sách của Mỹ đối với Hàn Quốc

4.1.1 Lợi ích của Mỹ trong quan hệ đồng minh với Hàn Quốc

Hàn Quốc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách của Mỹ ở Đông Á. Quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc được xem là “nền tảng” bảo đảm hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên khi mục tiêu của liên minh là nhằm đối phó với mối đe dọa hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên; là lá chắn giúp Mỹ bao vây và kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, thách thức quyền bá chủ của Mỹ trong khu vực; bảo đảm tính chính danh cho sự xuất hiện của Mỹ trong khu vực; tăng cường quan hệ kinh tế của Mỹ với khu vực thông qua Hàn Quốc với tư cách là một đối tác của Mỹ.

4.1.2 Lợi ích của Hàn Quốc trong quan hệ đồng minh với Mỹ

Hàn Quốc trong gần 60 năm qua đã lấy Mỹ làm trung tâm để nhìn ra thế giới, một số “nhóm lợi ích” của Hàn Quốc không muốn thay đổi thế giới đã quen thuộc của mình bởi liên minh với Mỹ giúp Hàn Quốc tránh rơi vào thế kẹt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các nước lớn trong khu vực, ngăn chặn nguy cơ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đối phó với sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Đồng thời, mở rộng hợp tác về kinh tế với Mỹ giúp Hàn Quốc khai thác thị trường Mỹ đầy tiềm năng, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc ở các thị trường khác. Một liên minh chặt chẽ với Mỹ cũng là nền tảng cho sự phát triển một nền ngoại giao khu vực hiệu quả, hỗ trợ tầm nhìn về một Hàn Quốc toàn cầu.

4.1.3 Mục tiêu và nội dung chính sách

Mục tiêu tăng cường liên minh với Hàn Quốc của chính quyền Obama thời điểm này được nhấn mạnh nhằm đối phó với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên vốn được Mỹ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia, phá hoại ổn định chiến lược khu vực Đông Bắc Á; kiềm chế sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, thách thức vai trò dẫn dắt khu vực của Mỹ.

Với các mục tiêu trên, chính sách của chính quyền Obama đối với Hàn Quốc được triển khai với các nội dung cụ thể: Tiếp tục duy trì lực lượng quân sự Mỹ tại Hàn Quốc; đẩy mạnh việc ưu tiên hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Hàn Quốc, thúc đẩy lắp đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) giai đoạn cuối ở nước này; mở rộng quy mô, phạm vi các cuộc tập trận chung; thực hiện kế hoạch chuyển giao Quyền Chỉ huy thời chiến (OPCON) cho lực lượng quân đội Hàn Quốc; tăng cường quan hệ chính trị - ngoại giao với Hàn Quốc để đi đến thống nhất về quan điểm trong các vấn đề khu vực; củng cố, nâng cấp đồng minh chiến lược toàn cầu Mỹ - Hàn Quốc.

4.2 Quá trình triển khai chính sách giai đoạn 2009 - 2016

Trong giai đoạn này, Mỹ và Hàn Quốc đã thông qua Tầm nhìn chung liên minh 2009, theo đó hai nước thống nhất phối hợp chặt chẽ để giải quyết những thách thức trong khu vực. Tiếp đó, Mỹ đã đẩy mạnh những phương hướng chiến lược mới, nâng tầm quan hệ đồng minh với Hàn Quốc lên “liên minh chiến lược toàn cầu”. Về bước đi cụ thể, Mỹ đã đạt được sự đồng thuận của Hàn Quốc về chính sách đối với vấn đề hạt nhân Triều Tiên trên cơ sở triển khai chính sách “kiên nhẫn chiến lược”; tăng cường sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc nhằm răn đe CHDCND Triều Tiên, cũng như Trung Quốc; tiến hành quá trình chuyển giao OPCON cho quân đội Hàn Quốc; lắp đặt hệ thống THAAD; ký kết thành công KORUS FTA, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, thắt chặt hơn nữa quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc; chia sẻ những giá trị chung như dân chủ, xã hội cởi mở, nhân quyền.

CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒNG MINH TẠI ĐÔNG Á THỜI KỲ CHÍNH QUYỀN OBAMA (2009-2016)

5.1 Nhận xét về chính sách của Mỹ đối với đồng minh tại Đông Á thời kỳ chính quyền Obama

5.1.1. Kết quả

 Trải qua hai nhiệm kỳ cầm quyền (giai đoạn 2009-2016), chính quyền của Tổng thống B. Obama đã có cách tiếp cận tích cực trong chính sách đối với các đồng minh Đông Á và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đó là: Làm mới và tái cấu trúc quan hệ với các đồng minh Đông Á theo hướng mở rộng phạm vi liên minh từ khu vực lên tầm mức toàn cầu; tái khẳng định cam kết an ninh trong khu vực, cũng như bảo vệ các nước đồng minh theo hiệp ước phòng thủ chung đã được ký kết; khẳng định, tăng cường quan hệ với các nước đồng minh vốn có của Mỹ trong giai đoạn này đã góp phần đáng kể trong việc củng cố vị thế của Mỹ trong khu vực và trên thế giới.

5.1.2 Hạn chế

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế do sự không chắc chắn về tính lâu bền và chiều sâu của các cam kết an ninh của Mỹ, chính sách đối với các đồng minh của Mỹ dường như đã không làm yên lòng các nước đồng minh khi thể hiện sự cam kết thiếu mạnh mẽ. Bên cạnh đó là sự xói mòn uy tín của Mỹ về chiếc “ô bảo trợ an ninh” vốn được các đồng minh tin tưởng nhằm bảo đảm an ninh quốc gia trước các mối đe dọa an ninh trong khu vực khi Mỹ không có khả năng đưa ra chiến lược rõ ràng, làm suy yếu khả năng kiềm chế các đối thủ trên thực tế. Đặc biệt là khi Mỹ đã không thể ngăn chặn xu hướng của quyền lực đang nổi lên của Trung Quốc trong khu vực, không thể ngăn chặn hiệu quả nguy cơ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

5.2 Nhận xét về chính sách của Mỹ đối với đồng minh Hàn Quốc thời kỳ chính quyền Obama

5.2.1 Kết quả và hạn chế của chính sách đồng minh của Mỹ đối với Hàn Quốc dưới thời chính quyền Obama

Quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc trong giai đoạn 2009-2016 được đánh giá là một trong những thời kỳ tốt đẹp trong lịch sử hai nước. Mối quan hệ này đã được nâng cấp thành “đồng minh chiến lược toàn cầu” cùng với việc Mỹ đạt được một số mục tiêu, trong đó có việc hoàn tất hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, ký kết thành công KORUS FTA. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Mỹ vẫn còn bất đồng trong quan điểm chính trị với Hàn Quốc đối với một số vấn đề trong khu vực, như chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, cách giải quyết của Mỹ đối với vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên,…

5.2.2 Đặc điểm của chính sách đồng minh của Mỹ đối với Hàn Quốc dưới thời chính quyền Obama (so sánh với Nhật Bản, Philippines)

Trên cơ sở nghiên cứu trường hợp Hàn Quốc có thể thấy một số đặc điểm chung trong chính sách của Mỹ đối với đồng minh Đông Á giai đoạn này, đó là: Chính sách của Mỹ đối với đồng minh cho đến thời kỳ chính quyền Obama vẫn tiếp tục nhằm cam kết mạnh mẽ bảo vệ đồng minh trước các mối đe dọa an ninh trong khu vực. Các nước đồng minh tiếp tục là “điểm tựa” hỗ trợ Mỹ duy trì vai trò dẫn dắt khu vực, kiểm soát các mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ trong khu vực. Tính chất của quan hệ đồng minh trong thời kỳ này đã có sự thay đổi về chất, đặc điểm “bất đối xứng” đã dần được điều chỉnh, dần chuyển từ một chiều của Mỹ chuyển sang hỗ trợ lẫn nhau, từ lãnh đạo một chiều của Mỹ sang hợp tác đối đẳng song phương. Vị trí, vai trò của các nước đồng minh tiếp tục được khẳng định và mở rộng, nâng tầm trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại Đông Á.

5.3 Sự điều chỉnh chính sách đối với đồng minh tại Đông Á thời kỳ chính quyền Donald Trump

5.3.1 Sự điều chỉnh chính sách đối với đồng minh ở Đông Á nói chung  

Một trong những nội dung chính của chính sách “tái cân bằng” châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền tiền nhiệm được tiếp tục thực hiện dưới thời Tổng thống D. Trump, đó là tăng cường các mối quan hệ đồng minh song phương truyền thống; kiềm chế sức mạnh quân sự của các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, thông qua các liên minh quân sự thân cận truyền thống này. Trong chiến lược “Ấn Độ Dương Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, chính quyền của Tổng thống D. Trump tiếp tục đề cao vai trò của hệ thống đồng minh của Mỹ ở khu vực, nhấn mạnh vai trò của đồng minh Nhật Bản đã “chiến đấu” bên cạnh Mỹ trong mọi cuộc xung đột, Hàn Quốc với quan hệ đồng minh và tình hữu nghị được tôi luyện qua nhiều thử thách của lịch sử, Philippines và Thái Lan là các đồng minh và thị trường quan trọng của Mỹ

Với mục tiêu “Nước Mỹ trên hết”, chính sách của chính quyền D. Trump đối với đồng minh đã có những điều chỉnh quan trọng. Mục tiêu trong chính sách đối với các đồng minh của Mỹ được xác định rõ ràng: Các liên minh của Mỹ tiếp tục cung cấp sự hiện diện của Mỹ tại khu vực; Tăng cường và phát triển các liên minh thành một mạng lưới mở rộng có khả năng răn đe và hành động quyết đoán để ứng phó với những thách thức chung trên thế giới. Triển khai trên thực tế, chính quyền của Tổng thống D. Trump điều chỉnh chính sách đối với đồng minh trong lĩnh vực an ninh, quân sự theo hướng cứng rắn hơn trên cơ sở yêu cầu sự chia sẻ trách nhiệm lớn hơn từ các đồng minh đối với các vấn đề quốc gia, khu vực và thế giới.

5.3.2 Sự điều chỉnh chính sách đối với đồng minh Hàn Quốc

Đối với quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc, Tổng thống D. Trump tái khẳng định đây là liên minh quan trọng, rất cần thiết cho việc bảo đảm lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ, vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mối quan hệ này được phát triển dựa trên các nguyên tắc chung về dân chủ, nhân quyền và pháp quyền. Theo đó, mục tiêu trong chiến lược của chính quyền Tổng thống D. Trump đối với Hàn Quốc vẫn là để đạt được phi hạt nhân hóa và kiểm soát toàn diện vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên, thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên. Mỹ tiếp tục cam kết bảo vệ Hàn Quốc thông qua hỗ trợ phòng thủ mạnh mẽ, tăng cường bảo đảm an ninh dựa trên Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Hàn Quốc. Chính quyền của Tổng thống D. Trump nhấn mạnh việc thực thi chiến lược răn đe mở rộng đối với Hàn Quốc dựa trên toàn bộ khả năng quân sự của Mỹ, cả thông thường và hạt nhân. Thực tế là, chính quyền của Tổng thống D. Trump nhất trí với Hàn Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, tích cực thúc đẩy để nhanh chóng cho phép chuyển giao OPCON cho lực lượng quân đội Hàn Quốc, duy trì sự hiện diện quân đội Mỹ tại chỗ, hiện đại hóa quân đội Hàn Quốc, ký kết lại KORUS FTA, tăng cường vai trò của Hàn Quốc trong các vấn đề toàn cầu,…

KẾT LUẬN

Từ những phân tích về “Chính sách của Mỹ đối với đồng minh tại Đông Á trong thời kỳ chính quyền Obama - Trường hợp đối với Hàn Quốc”, có thể đi đến những kết luận sau đây:

Thứ nhất, thế giới sau Chiến tranh Lạnh đã chứng kiến những chuyển biến to lớn trong cục diện thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là xu thế chuyển dịch trọng tâm về an ninh, kinh tế từ Tây sang Đông, từ Âu sang Á. Mặc dù chịu tác động từ sau Chiến tranh Lạnh với sự suy yếu tương đối, song Mỹ vẫn giữ vai trò là siêu cường trong cục diện thế giới vận động theo chiều hướng đa cực, tiếp tục duy trì tham vọng bá quyền thế giới. Do đó, chính quyền của Mỹ đã nhiều lần thay đổi chiến lược an ninh toàn cầu, từ “cam kết mở rộng” của chính quyền Tổng thống Bill Clinton, “đánh đòn phủ đầu” chống khủng bố toàn cầu của chính quyền Tổng thống George W. Bush đến chính sách “tái cân bằng”, “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống B. Obama. Tất cả đều cho thấy xu hướng chuyển sự quan tâm của Mỹ đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt dưới thời kỳ chính quyền Obama.

Trên thực tế, trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn luôn có vị trí quan trọng. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ mà sự quan tâm có sự điều chỉnh khác nhau. Dưới thời kỳ của Tổng thống B. Obama, châu Á - Thái Bình Dương được Mỹ nhận thức là khu vực địa - chiến lược, nơi hội tụ những cơ hội (về kinh tế) cũng như những thách thức an ninh lớn đối với Mỹ. Chính tại khu vực này, những thách thức an ninh nổi lên cả trước mắt và lâu dài đòi hỏi Mỹ phải tập trung đối phó. Trên hết, châu Á - Thái Bình Dương là tâm điểm của cuộc cạnh tranh quyền lực ở khu vực và toàn cầu của Mỹ và một trong những ưu tiên chiến lược ở đây là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc được đánh giá vừa là đối tượng, vừa là đối tác của Mỹ. Trong thời gian Mỹ bỏ trống vai trò tại châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc đã tận dụng vươn lên trở thành nước lớn có ảnh hưởng cả về kinh tế và quân sự trong khu vực. Trung Quốc tiến tới chi phối các quan hệ kinh tế - thương mại, củng cố sức mạnh quân sự, thể hiện sự ngang nhiên đơn phương trong xử lý các tranh chấp an ninh với các nước trong khu vực, nhất là ở Biển Đông và biển Hoa Đông, dẫn tới sự cạnh tranh quyền lực gay gắt với Mỹ. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh nước lớn ở khu vực phải tính đến vai trò của Nga trong chính sách hướng Đông. Nga muốn khôi phục hình ảnh nước lớn trên thế giới, do vậy, không thể bỏ qua khu vực châu Á - Thái Bình Dương vốn được Nga duy trì với việc cung cấp các khả năng quân sự quốc phòng cũng như giao thương kinh tế.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, Đông Á nổi lên là khu vực được Mỹ đặc biệt quan tâm bởi thách thức an ninh nghiêm trọng ở đây. Đông Bắc Á với sự bất ổn an ninh của Bán đảo Triều Tiên do sự gia tăng nguy cơ hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên. Đông Nam Á là địa bàn nhắm tới của các lực lượng khủng bố cực đoan toàn cầu. Chưa kể, cả hai khu vực đều chứng kiến những cuộc xung đột gay gắt về lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông giữa các nước trong khu vực, trong đó đặc biệt là hành động phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Chính vì vậy, trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống B. Obama đã tích cực triển khai chính sách “tái cân bằng” châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là “tái hiện diện” ở Đông Á, nhằm duy trì vai trò cũng như sự ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực, không để đối thủ nào vượt qua Mỹ, bảo đảm an ninh quốc gia và lợi ích của Mỹ tại đây.

Thứ hai, trong chiến lược “tái cân bằng” châu Á - Thái Bình Dương, lĩnh vực an ninh - quân sự được đánh giá là lĩnh vực được triển khai tích cực nhất dưới thời chính quyền Obama. Với sự ưu tiên trong lĩnh vực này, nội dung quan trọng nhất là chính quyền Obama là thiết lập sự hiện diện vững chắc ở khu vực thông qua việc làm mới và nâng cấp các mối quan hệ đồng minh truyền thống. Trên cơ sở những quan điểm giá trị và lợi ích chiến lược chung của Mỹ, các nước đồng minh truyền thống của Mỹ ở khu vực là chìa khóa giúp Mỹ quay trở lại khu vực, tiếp tục duy trì sự hiện diện, quyền tham dự và duy trì vai trò dẫn dắt vốn có của mình. Các cam kết an ninh song phương của Mỹ với các nước đồng minh vừa bảo đảm lợi ích chiến lược của Mỹ ở đây và cùng với đó củng cố mạng lưới an toàn, mạnh mẽ cho Mỹ trong đối phó với các thách thức an ninh khu vực. Đây chính là cách Mỹ thực hiện “quyền lực thông minh”, tức là Mỹ không thể tiếp tục hành động một mình trong đối phó với các thách thức an ninh mà cần tới sự hợp sức của nhiều quốc gia, tăng cường mạng lưới gắn kết nhằm tạo ra nguồn quyền lực “hợp thời”.

Trong giai đoạn này, chính quyền của Tổng thống B. Obama đưa ra mục tiêu củng cố, tăng cường sức mạnh của các liên minh của Mỹ ở khu vực để phối hợp đối phó với các mối đe dọa và thách thức an ninh truyền thống, cũng như an ninh phi truyền thống trong thế kỷ 21. Mỹ xác định các đồng minh chủ chốt ở khu vực cần củng cố và hiện đại hóa quan hệ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan. Các bước triển khai của Mỹ tập trung vào các mục tiêu: khẳng định cam kết an ninh phòng thủ, tiến tới mở rộng phạm vi liên minh cấp độ khu vực và toàn cầu, tăng cường khả năng tác chiến và phối hợp hành động, chia sẻ trách nhiệm trong các vấn đề khu vực. Kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Tổng thống B. Obama là các thỏa thuận ký kết nâng cấp, mở rộng quan hệ đồng minh như với Nhật Bản, Philippines; tái bố trí lại lực lượng quân đội Mỹ, đạt được thỏa thuận với đồng minh về sự hiện diện liên tục hay luân phiên tại khu vực (Nhật Bản, Philippines); cung cấp trang thiết bị vũ khí tiên tiến nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các nước đồng minh (Nhật Bản, Philippines, Thái Lan); đồng thời tiếp tục thực hiện các cuộc diễn tập chung với các lực lượng đồng minh (Nhật Bản, Philippines, Thái Lan). Cho dù vẫn còn những hạn chế trong quá trình triển khai chính sách đối với các đồng minh Đông Á do những khác biệt về quan điểm chính trị trong một số vấn đề khu vực, song chính quyền của Tổng thống B. Obama tiếp tục đạt được sự đồng thuận và ủng hộ của các nước đồng minh ở những mức độ khác nhau, hỗ trợ Mỹ trong việc đối phó với các nhân tố thách thức an ninh của Mỹ tại khu vực.

Thứ ba, trong các liên minh song phương của Mỹ ở Đông Á, Hàn Quốc được đánh giá là quan hệ đồng minh điển hình và trung thành của Mỹ. Xuất phát từ sự bảo trợ an ninh dưới cái “ô hạt nhân” của Mỹ từ thời Chiến tranh Lạnh với Hàn Quốc, quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc giai đoạn 2009-2016 được đánh giá là một trong những giai đoạn tốt đẹp nhất. Nhìn nhận vai trò của Hàn Quốc ngày càng được khẳng định trong phối hợp hành động với Mỹ trong các vấn đề khu vực, cũng như trên thế giới, chính quyền của Tổng thống B. Obama quyết định nâng cấp quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn Quốc lên tầm “đồng minh chiến lược toàn cầu”. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ yêu cầu Hàn Quốc chia sẻ trách nhiệm nhiều hơn, đứng bên cạnh Mỹ trong giải quyết các xung đột không chỉ trong khu vực và trên thế giới, trong các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống; tiếp tục truyền bá tư tưởng dân chủ kiểu Mỹ; chủ động tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị thương mại khu vực, toàn cầu. Đặc biệt, tầm quan trọng của Hàn Quốc được chính quyền Obama tiếp tục khẳng định trong vai trò đồng minh hỗ trợ bảo đảm an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, đối phó với sự gia tăng mối đe dọa từ vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, tạo lập lá chắn răn đe cả CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc, kiềm chế Nhật Bản. Kết quả được ghi nhận là việc nâng tầm quan hệ đồng minh chiến lược toàn cầu Mỹ - Hàn Quốc, ký kết thành công Hiệp định KORUS FTA, xây dựng hệ thống THAAD giai đoạn cuối tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó là việc triển khai mạnh mẽ lực lượng quân đội Mỹ về phía trước ở các căn cứ quân sự tại Hàn Quốc, cung cấp trang thiết bị vũ khí hiện đại, chuyển đổi và nâng cấp cấp độ các cuộc tập trận chung, bước đầu đạt được những con số khả quan trong trao đổi thương mại song phương, duy trì hiệu quả những giá trị dân chủ, nhân quyền của Mỹ. Như vậy, chính sách đồng minh của Mỹ đối với Hàn Quốc đã đạt được hiệu quả tích cực trong thời kỳ Tổng thống B. Obama cho dù vẫn còn một số hạn chế (như các vụ thử tên lửa, hạt nhân của CHDCND Triều Tiên tiếp tục gia tăng; việc chuyển giao quyền thời chiến cho lực lượng quân đội Hàn Quốc chưa được hoàn tất; phát sinh mâu thuẫn từ Trung Quốc với Hàn Quốc do những chính sách của Mỹ đối với nước này,…).

Thứ tư, bước sang thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Donald Trump với chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, vai trò của các đồng minh Đông Á tiếp tục được khẳng định, củng cố và phát triển. Chính sách đối với đồng minh của Tổng thống D. Trump đã thể hiện sự tiếp nối, đồng thời có những thay đổi so với chính quyền tiền nhiệm. Trong giai đoạn thập niên thứ hai của thế kỷ 21, chính quyền của Tổng thống B. Obama tái khẳng định các nước đồng minh Đông Á đóng vai trò là “hệ thống phòng thủ” hiệu quả tại khu vực, giúp Mỹ duy trì an ninh khu vực, nhất là khi thái độ đối với các vấn đề khu vực của Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán, CHDCND Triều Tiên không từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân. Do vậy, trong bối cảnh những nguy cơ an ninh nghiêm trọng này tiếp tục hiện hữu, đe dọa tới an ninh quốc gia của Mỹ và các nước đồng minh, chính quyền của Tổng thống D. Trump không thể bỏ qua vai trò của các đồng minh Đông Á. Hơn nữa, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là duy trì vai trò dẫn dắt, ổn định an ninh khu vực, do vậy, Mỹ tiếp tục hành động nhằm tái khẳng định cam kết an ninh với các nước đồng minh thông qua các hoạt động vốn được triển khai về phía trước. Cho dù có sự điều chỉnh từ chính quyền của Tổng thống D. Trump nhằm yêu cầu sự chia sẻ trách nhiệm lớn hơn của các nước đồng minh, song Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan vẫn là những nhân tố thiết yếu bảo đảm an ninh khu vực, củng cố sự ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực.

Nói tóm lại, xuyên suốt quá trình lịch sử hình thành quan hệ đồng minh của Mỹ ở khu vực Đông Á, trải qua giai đoạn cầm quyền của các thời kỳ tổng thống sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là chính sách đối với đồng minh của chính quyền Tổng thống B. Obama, đối sánh những điều chỉnh dưới thời Tổng thống D. Trump, có thể thấy rõ chính sách coi trọng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà hiện nay mở rộng là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, trong đó chính sách đối với các đồng minh truyền thống của Mỹ có những điều chỉnh thể hiện tính linh hoạt và thực dụng trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung./.

Tác giả: ussh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây