Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Thuyết trình về “Chương trình đào tạo linh hoạt tại Đại học College Cork” và “Thành phố Thông minh Cork”

Thứ ba - 18/12/2018 23:43
Ngày 18/12/2018, TS. Séamus Ó Tuama và TS. Cathal O'Connell (Trường Nghiên cứu Xã hội Ứng dụng, Đại học College Cork) đã trình bày hai bài thuyết trình về “Chương trình đào tạo linh hoạt tại Đại học College Cork” và “Thành phố Thông minh Cork” trước các cán bộ, giảng viên của Trường ĐHKHXH&NV. Tham dự buổi thuyết trình có PGS. TS Hoàng Anh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Nhà trường).

Trong bài thuyết trình thứ nhất, TS. Séamus Ó Tuama và TS. Cathal O'Connell đã giới thiệu về mô hình đào tạo của hai đơn vị giáo dục tại Đại học College Cork (UCC): Trường Nghiên cứu Xã hội Ứng dụng (SASS) và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cho Người trưởng thành (ACE). Qua đó gửi gắm thông điệp về vai trò của các trường đại học với tư cách là nơi hình thành, tổng hợp, truyền bá và ứng dụng tri thức.  

Tuy được thành lập vào hai thời điểm khác nhau (SASS vào năm 1946, ACE vào năm 1990) nhưng hai đơn vị có chung sứ mệnh là tạo dựng thời cơ cho các học viên phi truyền thống. Đây là những cá nhân gặp khó khăn trong tiếp cận giáo dục đại học như người chưa tốt nghiệp phổ thông, người cao tuổi, người khuyết tật, người đã đi làm…Ngoài ra, SASS và ACE tạo điều kiện để học viên đạt tiến bộ nhanh trong học tập, qua đó đem lại lợi ích cho cá nhân, cộng đồng và nền kinh tế. Sự linh hoạt này được tạo nên từ ba yếu tố: Hệ thống Chuyển giao Tín chỉ Châu Âu, Khung Chất lượng học tập Quốc gia, và Đạo luật Đại học năm 1997.

TS. Séamus Ó Tuama thuyết trình 

Hệ thống Chuyển giao Tín chỉ Châu Âu (ECTS) cho phép học viên chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy tại một trường đại học/một nước sang một trường/nước khác. ECTS tương thích với nhiều loại văn bằng, từ các chứng chỉ cho tới bằng thạc sĩ, tiến sĩ. ECTS cũng được quốc tế công nhận và dùng làm tiêu chuẩn chung cho nhiều ngành học và cơ sở đào tạo. Khung Chất lượng học tập Quốc gia (NFQ) là một cơ chế chung để đánh giá quá trình học tập tại Ireland. NFQ gồm 10 cấp độ, trong đó giáo dục đại học sẽ bắt đầu từ cấp độ 7. Điểm đặc biệt là cơ chế này cho phép học tập tại nhiều cơ sở giáo dục khác nhau mà vẫn hoàn thành các cấp độ học tập. Do đó, việc đánh giá kết quả học tập sẽ không phụ thuộc nhiều vào một cơ sở nhất định. Cuối cùng, Đạo luật Đại học năm 1997 trao cho các trường đại học Ireland quyền tự chủ tương đối trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có xây dựng chương trình đào tạo.

TS. Cathal O'Connell thuyết trình 

Với những lợi thế đó, SASS và ACE nói riêng, UCC nói chung đã tạo ra sự linh động trong các chương trình đào tạo. Chẳng hạn, tại UCC, ECTS được áp dụng với chương trình đào tạo ở ba bậc khác nhau. Ở bậc chứng chỉ, học viên có thể lựa chọn chương trình 2 năm (60 tín chỉ) và 1 năm (30 tín chỉ); ở bậc cử nhân là chương trình 3 năm (180 tín chỉ) hoặc 4 năm (240 tín chỉ); ở bậc thạc sĩ là chương trình 2 năm (120 tín chỉ) và 1 năm (60 tín chỉ). Một ví dụ cụ thể là ngành Khoa học Xã hội. Thay vì theo học chương trình cử nhân 3 năm (180 tín chỉ), học viên có thể hoàn thành 60 tín chỉ của ngành này ở bậc chứng chỉ-bán thời gian, sau đó chuyển tiếp lên bậc cử nhân và hoàn thành nốt 120 tín chỉ còn lại. Nếu không muốn tiếp tục bậc học cử nhân, học viên được cấp chứng chỉ Khoa học Xã hội bán-thời gian và có thể tìm việc làm ngay lập tức. Điều này tạo nhiều cơ hội hơn cho các học viên phi truyền thống.

Ngoài đào tạo, SASS và ACE cũng triển khai nhiều chương trình nghiên cứu linh hoạt trong các lĩnh vực chính sách xã hội, công tác xã hội, phát triển việc làm và cộng đồng. Mục đích là nhằm kết nối, kêu gọi sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào nghiên cứu học thuật. Chẳng hạn, chương trình Liên kết Nghiên cứu Học thuật-Cộng đồng (CARL) là một sáng kiến hỗ trợ nghiên cứu độc lập của các tổ chức xã hội dân sự, như các nhóm cộng đồng và tình nguyện. Các sinh viên sẽ tiến hành các nghiên cứu phi lợi nhuận với sự hỗ trợ của  đối tác địa phương trong nhiều ngành khác nhau.

Trong bài thuyết trình thứ hai, TS. Séamus Ó Tuama giới thiệu về Dự án “Thành phố học tập” tại Cork. Ban điều hành của Dự án gồm có Hội đồng Thành phố Cork, Đại học College Cork và Ban Giáo dục, Đào tạo Thành phố. Cork là thành phố thứ ba sau Bắc Kinh (Trung Quốc) và Mexico (Mexico) được UNESCO lựa chọn để tổ chức Hội nghị Thành phố Học tập năm 2017. Với châm ngôn “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, dự án này có mục tiêu sử dụng học tập suốt đời như một công cụ để nâng cao tính kết nối, sự công nhận và đời sống xã hội.

Thông qua việc tổ chức các Lễ hội học tập suốt đời (tổ chức hàng năm tại Cork), phát triển các khu dân cư học tập (thí điểm tại hai khu Ballyphehane và Knocknaheeny), Dự án muốn đem tinh thần học tập tới tất cả tầng lớp người dân trong xã hội, nhằm đưa sự hợp tác và đối thoại ra ngoài khuôn khổ của giáo dục kinh viện, truyền thống. Chẳng hạn, tại các Lễ hội học tập suốt đời, người dân không chỉ học tập qua các hội thảo và tọa đàm hàn lâm, mà còn qua các hoạt động khác như trình diễn nghệ thuật, nấu ăn, trưng bày triển lãm, đọc sách…

PGS. TS Hoàng Anh Tuấn tặng quà lưu niệm cho hai diễn giả

Sau phần thuyết trình, TS. Séamus Ó Tuama và TS. Cathal O'Connell đã nhận được các câu hỏi, bình luận từ các cử tọa về cơ hội việc làm của các học viên UCC; sự khác biệt giữa hệ thống đào tạo tín chỉ tại UCC nói riêng và Châu Âu nói chung với các trường đại học Châu Á; kinh nghiệm kết nối cộng đồng trong xây dựng các chương trình đào tạo, nghiên cứu; mối quan hệ giữa triết lý học tập suốt đời với giáo dục đại học và giáo dục nói chung…

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây