Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

"25 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: đánh giá và nhìn nhận"

Thứ hai - 17/12/2018 03:59
Hội thảo "25 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: đánh giá và nhìn nhận" diễn ra tại Trường ĐHKHXH&NV ngày 14/12 vừa qua với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Trung ương Hàn Quốc (AKS).
"25 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: đánh giá và nhìn nhận"

Năm 1991, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc lần đầu tiên tổ chức hội thảo về quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc. Năm 1992, Trường ĐHKHXH&NV trở thành đơn vị tiếng Hàn và Hàn Quốc học đầu tiên ở Việt Nam. Vào những năm 90, khi không có đội ngũ nhân lực chuyên gia về Hàn Quốc học, nhờ sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan Hàn Quốc, trong đó có các trường đại học ở Hàn Quốc, Tổ chức hợp tác quốc tế (Koica) và sự tận tâm của các giáo sư Việt Nam trong lĩnh vực Lịch sử, Khu vực học, Ngôn ngữ học dẫn đường mà Bộ môn Hàn Quốc học của Nhà trường chính thức ra đời vào năm 1994.   

Ngài Tham tán Công sứ Hàn Quốc phát biểu tại Hội thảo

Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn Hàn quốc học, Khoa Đông phương học lấy việc đào tạo nhân lực Hàn Quốc học làm mục tiêu, chứ không thuần túy đào tạo nhân lực tiếng Hàn. Bộ  môn đã tổ chức hàng chục hội thảo khoa học, tiến hành các hoạt động giao lưu, trao đổi học thuật với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; biên dịch và xuất bản nhiều đầu giáo trình, tài liệu liên quan đến Hàn Quốc học, xây dựng tài liệu nghiên cứu Hàn Quốc học ở Việt Nam.

GS. Ahn Kyong-hwan (Chosun University) tặng một số tác phẩm dịch của ông - những tác phẩm thơ, văn xuôi, nhật ký của các tác giả Việt Nam sang tiếng Hàn - cho Trường ĐHKHXH&NV 

Cho tới thời điểm hiện nay, Bộ môn Hàn Quốc học đã đào tạo được khoảng 700 sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học, hiện đang làm việc tại các cơ quan ngoại giao, các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Đặc biệt, trong số các sinh viên tốt nghiệp, có nhiều người đã học thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước rồi trở thành giảng viên của các trường đại học có Khoa tiếng Hàn hoặc Hàn Quốc học ở Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Kim (Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) cho rằng: Sau 25 năm, thành tựu hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc luôn được nhắc đến cùng với những điểm tương đồng về văn hóa. Song, chính những điểm khác biệt về văn hóa mới là điểm cần lưu ý. Những điểm khác biệt này không chỉ là động lực thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá lẫn nhau, mà còn là nền tảng để duy trì và phát triển bền vững mối quan hệ của hai quốc gia, giúp giải quyết những khó khăn, bất đồng và tiến tới nâng tầm mối quan hệ trong tương lai. 

Vì những lý do đó, sau hơn 25 phát triển quan hệ, việc đánh giá, nhìn nhận lại cả những thành tựu và thách thức, những ưu điểm và nhược điểm trong mối quan hệ giữa hai quốc gia là việc làm cần thiết. Những thảo luận xung quanh vấn đề này sẽ càng quan trọng và có giá trị hơn khi được thực hiện từ hai chiều, với những quan điểm, cách nhìn nhận của học giả cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc tại hội thảo "25 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: đánh giá và nhìn nhận". 

Tại hội thảo, các ý kiến của cac học giả nhận định: sau 25 năm, quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã phát triển thành quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ 21. Giao lưu và hợp tác giữa hai nước được dự đoán sẽ mở rộng với tốc độ nhanh chóng và đa dạng hơn ở các lĩnh vực hoạt động. Để phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững với Việt Nam, một trong những hoạt động trọng tâm là phải xây dựng nền tảng mạnh trong đào tạo tiếng Hàn và Hàn Quốc học ở Việt Nam cũng như việc đào tạo tiếng Việt và Việt Nam học tại Hàn Quốc. Để làm được điều đó, cần tập trung bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia Việt Nam học và Hàn Quốc học, liên kết với các trường đại học hàng đầu của hai nước để mở các CTĐT về hai ngành học này với sự đầu tư tuyệt đối cua chính phủ hai nước và các trường đại học. Đây là thời điểm cần sự đầu tư chiến lược để Việt Nam và Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác và cùng phát triển lên một tầm cao mới.

Hội thảo tập trung thảo luận về những nội dung chính: Đánh giá nhìn nhận lại quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, những điểm tương đồng và dị biệt; Tương lai và định hướng phát triển của quan hệ văn hóa giữa hai nước, -các vấn đề nghiên cứu và cách tiếp cận; Phương hướng hợp tác nghiên cứu chung của học giả hai nước.

Hội thảo là cơ hội giao lưu học thuật giữa các chuyên gia về Việt Nam học, Hàn Quốc học của hai nước. Đó là các giáo sư đến từ Hàn Quốc và các nhà nghiên cứu Việt Nam đến từ ĐHKHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Vũng Tàu, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội; các thầy cô đến từ Khoa Lịch sử, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Khoa Đông phương học... - Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội..

Hội thảo có những tham luận đáng chú ý như: Triển vọng và phương án phát triển Hàn Quốc học ở Việt Nam (GS. Ahn Kyong-hwan, Chosun University), Người Việt nghĩ gì về đất nước và con người Hàn Quốc - kết quả khảo sát sau 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Hàn (PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông), Vấn đề giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống Hàn Quốc (GS.TS Mai Ngọc Chừ, Khoa Đông phương học, Trường ĐHKHXH&NV), Những điều kiện phát triển thuận lợi của Hàn Lưu tại Việt Nam (TS. Nguyễn Thị Thắm, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á), Quan hệ giao thương Việt Nam và Hàn Quốc (1992-2017) (TS. Nguyễn Thị Thu Hường, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội)...

 

 

Tác giả: Thanh Hà, Công Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây