Ngôn ngữ
Hoạt động được thực hiện theo hướng dẫn số 35-HD/BTGTƯ ngày 22/5/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc Bồi dưỡng chính trị hè năm 2017 cho đội ngũ giảng viên, giáo viên hệ thống giáo dục quốc dân và sinh hoạt chính trị đầu khoá của học sinh, sinh viên và Quyết định 2762/QĐ-BGDĐT ngày 14/08/2017 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giao cho game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì, tổ chức. Lớp học được tổ chức dưới sự chỉ đạo và giám sát của Vụ Lý luận chính trị - Ban Tuyên giáo trung ương và Vụ Giáo dục đại học - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đến dự buổi khai mạc và bế mạc lớp bồi dưỡng chính trị hè năm 2017 có PGS.TS. Phạm Văn Linh (Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương), ThS. Đào Mai Phương (Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị); PGS.TS. Trần Anh Tuấn (Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo); GS.TS. Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV).
Quang cảnh hội trường
PGS.TS. Phạm Văn Linh phát biểu khai mạc lớp bồi dưỡng
Sau 03 ngày làm việc các học viên đã được nghe các báo cáo viên có trình độ lý luận chính trị, có kinh nghiệm trong việc giảng dạy, bồi dưỡng lý luận chính trị như PGS.TS. Phạm Văn Linh (Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ), PGS.TS. Vũ Văn Phúc (Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương), PGS.TS. Ngô Văn Thạo (Uỷ viên thư ký Hội đồng lý luận TƯ), PGS.TS. Đặng Kim Sơn (Uỷ viên Hội đồng lý luận TƯ), GS.TS. Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) với 05 chủ đề gồm các nội dung sau:
GS. TS Phạm Quang Minh phát biểu tại lớp bồi dưỡng
GS. TS Phạm Quang Minh thuyết trình tại lớp bồi dưỡng
Tại buổi bế giảng, GS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Nhà trường đã tổng kết và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bồi dưỡng lý luận chính trị hè hàng năm và vai trò của các học viên là các lãnh đạo Khoa/Bộ môn, giảng viên lý luận chính trị, giáo dục chính trị của các Trường Đại học trong việc đổi mới dạy và học các môn học lý luận chính trị. Theo GS.TS. Phạm Quang Minh, các học viên cần phải chủ động kết nối với nhau tạo thành mạng lưới những người giảng dạy và nghiên cứu lý luận chính trị để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, các bài học quý. Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm chỉ đạo kiên quyết đổi mới về nội dung và phương pháp để việc dạy và học lý luận chính trị phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới. Lãnh đạo các trường đại học và các khoa/bộ môn cần tổ chức các buổi thảo luận sâu rộng nhằm tìm ra các giải pháp thiết thực cho việc dạy và học các học phần này ở cơ sở của mình. Cuối cùng, không phải ai khác mà chính là các giảng viên lý luận chính trị phải nhận thức được tầm quan trọng của dạy và học lý luận chính trị và phải tự đổi mới chính mình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn