Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Thuyết trình về thành phố thông minh và kinh nghiệm công bố quốc tế

Thứ ba - 05/09/2017 23:44
Ngày 05/9/2017, GS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) và các cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã lắng nghe TS. Phạm Thanh Long (Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Quốc tế, Đại học College Cork, UCC) thuyết trình về hai chủ đề thành phố thông minh và kinh nghiệm công bố quốc tế.

Trong phần thuyết trình đầu tiên với chủ đề “Thành phố thông minh: Trường hợp Cork và nghiên cứu khoa học xã hội”, TS. Phạm Thanh Long đã giới thiệu về dự án do bà chủ trì tại Cork với tên gọi CorkCitiEngage. Thành phố Cork thuộc tỉnh Munster, là thành phố lớn thứ hai của Ireland với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và tiên tiến. Tuy nhiên, theo TS. Phạm Thanh Long, từ trước tới nay, những nghiên cứu về đô thị Cork mới chỉ tập trung vào các cơ sở hạ tầng cứng như giao thông vận tải, xây dựng, xử lý nước và năng lượng; nhưng chưa chú ý tới các khía cạnh hạ tầng kinh tế và xã hội như tài chính, giáo dục, y tế, v.v…Do vậy, qua dự án CorkCitiEngage, bà muốn góp phần tìm hiểu môi trường xã hội của thành phố Cork, qua việc làm rõ nhận thức của người dân về các dự án đô thị thông minh, tạo cơ sở cho các sáng kiến phát triển Đô thị Thông minh Cork và đặt ra các chỉ báo cho công tác hoạch định chính sách.

TS. Phạm Thanh Long thuyết trình về đô thị thông minh

Qua việc khảo sát sự tham gia cộng đồng, kỹ năng số, khả năng tiếp cân và sử dụng cơ sở hạ tầng công của 5 nhóm công dân khác nhau tại Cork, CorkCitiEngage đã đem lại một số kết quả đáng khích lệ như nâng cao nhận thức người dân về bản thân dự án nói riêng, cũng như đô thị thông minh nói chung; tạo được cơ sở dữ liệu đáng tin cậy cho việc quy hoạch và triển khai các dự án trong thành phố; nâng cao kỹ năng điều tra, xử lý thông tin của các sinh viên tham gia vào dự án, v.v.. CorkCitiEngage cũng đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu và khuyến nghị mới để giúp người dân thành phố Cork tham gia tích cực hơn vào hoạt động công cộng. Chẳng hạn, kết quả dự án cho thấy rằng, những người có trình độ giáo dục cao hơn sẽ có nhiều động lực cộng tác hơn. Từ những kết quả này, TS. Phạm Thanh Long muốn xây dựng một mô hình để cải thiện sự gắn kết của người dân với đô thị thông minh. Đồng thời, bà cũng gợi mở những chủ đề nghiên cứu liên quan tới đô thị thông minh, trong đó nhấn mạnh vào yếu tố công nghệ, chẳng hạn như việc sử dụng phương tiện số để giúp người già xoa dịu sự cô đơn và xa cách, việc sử dụng công nghệ số của giới trẻ (từ 18-24 tuổi), v.v…

Quang cảnh khán phòng

Nối tiếp buổi thuyết trình, TS. Phạm Thanh Long đã chia sẻ những kinh nghiệm công bố quốc tế của mình, trong đó có các vấn đề như nguồn lực nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các địa chỉ công bố chính như hội thảo, tọa đàm, tạp chí, sách, v.v… Từ kinh nghiệm bản thân, TS. Phạm Thanh Long khuyến khích các nhà nghiên cứu tạo  sự đa dạng, liên ngành trong các đề tài của mình. Do từng làm tại công ty IBM-Việt Nam, bà đã áp dụng hiểu biết công nghệ vào các nghiên cứu xã hội và đi sâu vào điểm trung gian giữa công nghệ và đời sống con người. Trên hết, để có bài công bố quốc tế thì người viết phải không ngừng nỗ lực, không ngại thất bại và biết tận dụng các mối quan hệ trong giới nghiên cứu. Bản thân TS. Phạm Thanh Long từng phải sửa đi sửa lại một bài viết tới 20 lần trước khi được đăng lên một tạp chí uy tín. Với những nỗ lực đó, bà đã công bố được nhiều bài viết, tham luận tại các hội thảo quốc tế, như một hội thảo về Thiết kế các Hệ thống tương tác (DIS) ở Brisbane, Úc vào ngày 4/6/2016.

Sau phần thuyết trình, TS. Phạm Thanh Long đã nhận được các câu hỏi và bình luận từ cán bộ, giảng viên của Nhà trường về các vấn đề như: giải pháp cho các dự án quy hoạch đô thị ở Việt Nam; cách tìm kiếm thông tin về các hội thảo để phục vụ nghiên cứu; phân biệt giữa tài liệu sơ cấp, thứ cấp; khía cạnh xã hội trong việc sử dụng công nghệ thông tin, v.v…

GS. TS Phạm Quang Minh trao quà lưu niệm cho TS. Phạm Thanh Long

TS. Phạm Thanh Long là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Quốc tế, Đại học College Cork, UCC từ năm 2014, sau 5 năm làm việc tại IBM ở Việt Nam. Hướng nghiên cứu chính của bà là sự tham gia của công dân vào các chương trình đô thị thông minh, xây dựng chính sách địa phương và quản lý quy trình áp dụng công nghệ. Bà đang điều hành một chương trình liên kết với Cork Smart Gateway, nhằm tạo dựng cơ sở dữ liệu cho các dự án đô thị thông minh ở thành phố Cork cùng với các công dân, doanh nghiệp, học giả và chính quyền địa phương. Ngoài ra, TS. Phạm Thanh Long đã và đang hỗ trợ Trường ĐHKHXH&NV xây dựng chuyên ngành “Phát triển quốc tế” tại Khoa Quốc tế học theo khuôn khổ hợp tác giữa Nhà trường với Đại học College Cork.  

Tác giả: Trần Minh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây