Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

{Dự thi Ấn tượng Nhân văn - Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông} Báo chí và truyền thông trong dòng chảy Nhân văn

Thứ năm - 12/11/2020 04:15
Năm 1990, Khoa Báo chí (nay là Viện Ðào tạo Báo chí và Truyền thông) ra đời, ghi dấu mốc quan trọng cho sự kiện lần đầu tiên, việc đào tạo và nghiên cứu báo chí được đặt trong một ngôi trường không nằm trong hệ thống trường Ðảng, hơn nữa, còn là trường ĐH hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu các ngành KHXH và NV ở Việt Nam - Đại học Tổng hợp HN!
{Dự thi Ấn tượng Nhân văn - Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông} Báo chí và truyền thông trong dòng chảy Nhân văn

Chất Báo chí Tổng hợp

Ngay từ những ngày đầu, khoa Báo chí đã quy tụ được đội ngũ giảng viên tâm huyết, nhiệt tình, trong đó, nhiều thầy, cô là những nhà khoa học lớn, có tên tuổi, uy tín như GS Hà Minh Ðức, PGS.TS Dương Xuân Sơn, PGS.TS Ðinh Văn Hường, PGS. TSKH Ðỗ Xuân Hà, PGS. TS Vũ Quang Hào, TSKH Ðoàn Hương, PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái,...

Ðội ngũ đó, vừa có chất thâm trầm sâu sắc của thế hệ các nhà khoa học mà uy tín và tên tuổi đã lẫy lừng trong giới lý luận phê bình, vừa có chất hào hoa, lãng mạn đã trở thành thương hiệu "Thầy Tổng hợp", vừa có những tố chất làm báo: nhanh nhạy, gai góc, giàu tính chiến đấu và tư duy phản biện, và đều là những bậc thầy về sử dụng ngôn từ để mỗi lần các Thầy, Cô lên lớp, học trò nghe cứ như bị thôi miên,…

Nối tiếp sự nghiệp của các thế hệ đi trước, đội ngũ GV của Viện hiện nay phần lớn là cán bộ trẻ tuổi, năng động, đầy nhiệt huyết. 100% GV có trình độ từ ThS.trở lên, 35% là PGS, hơn 60% đạt học vị TS. Nhiều cán bộ được đào tạo bài bản ở Liên Xô, Anh, Úc, Hàn Quốc, Nga... và là chuyên gia uy tín trong giới học thuật, nghiên cứu báo chí truyền thông.

Bên cạnh đó, Viện còn có hơn 50 GV kiêm nhiệm là những chuyên gia về báo chí, quản lý báo chí, các nhà báo kỳ cựu, trong đó, PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Ðài TNVN và TS Tạ Bích Loan, Trưởng ban VTV3 Ðài THVN, đều kiêm nhiệm là Trưởng các bộ môn.

Trong môi trường đào tạo và nghiên cứu KHXH và NV hàng đầu ở Việt Nam, sinh viên của Viện được tiếp cận và được truyền thụ những kiến thức cơ bản, nền tảng và sâu sắc nhất về các ngành KHXH và NV, những phông nền kiến thức quan trọng và quý báu giúp các nhà báo tương lai có nhiều bài viết đi vào lòng người với chiều sâu văn hóa và sự hiểu biết xã hội toàn diện.

Hệ thống trang thiết bị được Nhà nước đầu tư lên tới gần 60 tỷ đồng giúp sinh viên, học viên của Viện được học tập và tác nghiệp trong môi trường làm báo cơ bản đồng bộ, hiện đại vào bậc nhất trong các cơ sở đào tạo báo chí truyền thông hiện nay.

Từ mái trường này, hơn 10.000 cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ báo chí đã tỏa về mọi miền đất nước, tác nghiệp, cống hiến những dòng tin hối hả, tạo nên dòng chảy liền mạch trong xã hội, gắn kết thông tin giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, gắn kết giữa doanh nghiệp với công chúng. Nhiều cựu sinh viên là các nhà báo luôn ở tuyến đầu trong những thời khắc cam go của bão tố, lũ lụt, thiên tai, nhiều nhà báo là cây bút hàng đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, hàng trăm cựu sinh viên đã được nhận giải thưởng báo chí quốc gia, và giải báo chí của các ngành, các cấp,... Nhiều cựu sinh viên đã và đang nắm giữ các vị trí then chốt trong hệ thống báo chí truyền thông nước nhà.
 

Anh 2 20201112161733574

Phát triển để chiếm lĩnh không gian truyền thông mới

Trong bối cảnh bùng nổ truyền thông, giảng dạy về truyền thông mới, truyền thông hội tụ và đa phương tiện, truyền thông xã hội, về sự phát triển của báo chí hiện đại… là nội dung giảng dạy quan trọng tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông với các học phần mới mẻ như Báo chí trên điện thoại di động, Báo chí Dữ liệu, Tổ chức nội dung và sáng tạo siêu tác phẩm báo chí, Đưa tin trong tình huống khẩn cấp,… và các lĩnh vực báo chí chuyên biệt khác.

Việc tuyển sinh đầu vào các ngành Báo chí, Báo chí CLC và Quan hệ công chúng luôn đứng trong top 3 các ngành có đông đảo nhất sinh viên đăng ký, và nhiều năm liền, Viện dẫn đầu toàn trường trong tuyển sinh Sau đại học.

Tương tác trao đổi với báo chí quốc tế và các cơ sở đào tạo báo chí tên tuổi trên thế giới, chắt lọc kinh nghiệm từ báo chí truyền thông nước ngoài để có những chương trình đào tạo chất lượng cao, những công trình nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất các khuyến nghị, tư vấn chính sách cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý là một trọng tâm của Viện. 5 năm qua Viện đã thực hiện 3 đề tài cấp nhà nước và mới đây nhất là nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về Nghiên cứu xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Tập Truyền thông. Bên cạnh đó, Viện đều đặn tổ chức nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài…

Bài học sâu sắc đưa đến thành công của Viện hôm nay là tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thế hệ thầy và trò, là tâm huyết trách nhiệm của đội ngũ CBGV, là sự nỗ lực, nghiêm túc học tập và tinh thần năng động, sáng tạo của các sinh viên, học viên, NCS, cùng sự phối hợp, giúp đỡ của các các cơ quan báo chí, quản lý báo chí, các đối tác trong và ngoài nước. Trên hết, đó là định hướng đúng đắn, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, và cả sự tin cậy lớn lao mà các cấp lãnh đạo ĐHQG HN, trường ĐH KHXH và NV đã trao cho thầy và trò Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông.

Báo chí có sức mạnh đặc biệt. Làm báo không chỉ là một nghề đơn thuần, mà còn là một sứ mệnh, bởi nghề báo không tồn tại tự nó và cho nó, mà tồn tại vì xã hội và cho xã hội.

Trong bối cảnh bùng nổ truyền thông mạng xã hội, với xu hướng truyền thông hội tụ, đa phương tiện, Cách mạng 4.0 và Internet kết nối vạn vật, giá trị nhân văn kết nối trái tim càng được đề cao. Báo chí truyền thông Năng động - Sáng  tạo - Chính trực - Nhân văn là mạch chảy xuyên suốt được trao truyền qua nhiều thế hệ Thầy trò Báo chí dưới mái trường Tổng hợp - Nhân văn. Theo đó, đào tạo báo chí truyền thông không chỉ tập trung đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ tác nghiệp, mà phải đào tạo một cách toàn diện, đặc biệt là về chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chung về văn hóa, xã hội cho người làm báo, đồng thời, người làm báo phải hiểu những giá trị cốt lõi, và định hướng cho mô hình phát triển báo chí truyền thông của Việt Nam trong tương lai.

f63187f60f79f127a868 20201112161745871

Năm 2018, trên cơ sở tích hợp khoa Báo chí và Truyền thông và Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông ra đời, ghi dấu mốc đơn vị tiên phong trong trường ĐH KHXH và NV, phát triển từ khoa lên Viện, chuẩn bị tiền đề cho hoạt động tự chủ đại học sau này.

Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông là một trong hai cơ sở đào tạo duy nhất ở Việt Nam cung cấp các chương trình từ cử nhân đến tiến sỹ ngành Báo chí.

Ngoài chương trình hệ chuẩn, Viện đào tạo chương trình cử nhân Báo chí chất lượng cao và cử nhân ngành Quan hệ công chúng.

Bên cạnh chương trình Thạc sỹ Báo chí định hướng nghiên cứu, Viện đã xây dựng các chương  trình Thạc sỹ Báo chí định hướng ứng dụng, và đặc biệt là chương trình Thạc sỹ Quản trị báo chí truyền thông (tuyển sinh từ năm 2020).

Nguồn tin: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây