Ngôn ngữ
I. BỐN MÙA NHÂN VĂN
Nhân văn mình bốn mùa ấm áp
Bảy lăm năm truyền thống vượt bão táp phong ba
Cùng đất nước đi qua bao gian khó
Suốt bốn mùa gắn bó, yêu thương
Mùa xuân đất nước, ta xây dựng ngôi trường
Trên nền Đông Dương, Ban Văn Khoa phát triển[1]
Cùng nảy mầm những hạt giống đầu tiên
Chung sức, chung lòng ra đời trường Tổng hợp[2]
Hạ quyết tâm, gác sách bút, thầy và trò lên đường lớp lớp
Trong chiến tranh, khi Tổ quốc cần ta chẳng quản gian nguy
Cứ đi và cứ đi…
Tinh thần như mùa hè rực lửa
Tay bút tay súng và lồng ngực tràn đầy hơi thở
Quyết bảo vệ quê hương
Quyết ghi tên trường
Vào những trang sử hào hùng của đất nước
Tổng hợp ơi xin giữ lại mơ ước
Thống nhất nước nhà ta lại kiến thiết quê hương!
Mùa thu khai trường,
Sau giải phóng, ta không ngừng phát triển
Nhiều ngành học mở thêm, ngày càng tiên tiến
Thầy và trò viết tiếp những ước mơ
Và viết thêm nhiều trang thơ cho sự nghiệp
Cùng đất nước “Đổi mới” với bao thành tựu
Từng bước trở thành Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn[3]
Đông đảo thầy trò cùng nhân mãi tinh thần nhân văn
Trong đào tạo cũng như trong các phong trào truyền thống
Các câu lạc bộ, các cuộc thi và rồi các hoạt động
Luôn thấm nhuần: ấm áp, thiện nguyện, yêu thương
Kỷ luật, tình thương là không khí khắp các giảng đường
Mùa xuân mới lại về sau những chặng đường đã qua
Trường Nhân văn chuyển mình trên một thập kỷ mới
Thập kỷ phát triển e-learning
Nâng tầm sánh cùng thế giới
Ngày càng nhiều công bố quốc tế về khoa học nhân văn
Suốt bốn mùa con tạo xoay vần,
Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân
Trường chúng ta không ngừng phát triển
Tiếp nối truyền thống hào hùng,
Khắc phục khó khăn ,vượt lên với bao bước tiến
Trò nối lớp trò tỏa đi khắp mọi miền
Của đất nước và khắp các châu lục
Ai cũng thấy luôn tự hào trong lồng ngực
Yêu thương thật nhiều hai tiếng “Nhân văn”!
[1] Ngày 15 tháng 11 năm 1945, lễ khai giảng đầu tiên của Trường Đại học Quốc gia Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa được tổ chức tại Đại học Đông Dương (cũ). Trường bao gồm 5 khoa (Y khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị Xã hội, Mỹ thuật), trong đó có Ban Văn khoa do GS. Đặng Thai Mai làm giám đốc, gồm 10 khoa được xếp thành 4 chuyên khoa: Triết lý, Việt học, Hán học, Sử ký – Địa dư
[2] Ngày 5 tháng 6 năm 1956, Chính phủ Việt nam ra quyết định số 2183/TC thành lập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trên cơ sở các trường tiền thân (Đại học Khoa học, Đại học Văn khoa, Đại học khoa học cơ bản, Dự bị Đại học Liên khu IV), trở thành trường Đại học khoa học cơ bản đầu tiên (khoa học tự nhiên – khoa học xã hội và nhân văn) tại miền Bắc Việt nam ngay sau khi hòa bình được lập lại.
[3] Ngày 10 tháng 12 năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký nghị định 97/CP về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn được xây dựng trên cơ sở các đơn vị đào tạo/ nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Tháng 9 năm 1995, game đánh chắn online đổi thưởng
chính thức được thành lập, trở thành đơn vị độc lập nằm trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
II. TÂM SỰ TÂN SINH VIÊN - KHOA TÂM LÝ
Em là ai? – Sinh viên khoa tâm lý
Mới vào trường nên tâm trí rất băn khoăn
Lần mò tìm để hiểu về tâm lý Nhân văn
Lên trang mạng em gu gờ các kiểu
Thế rồi là em phi thẳng đến khoa
Vào nhà D,
Khá mát các bạn nha
Mấy bảng tin cũng màu mè, đầy hình vẽ
Rồi em gặp các thầy cô rất trẻ
Nhẫn nại ân cần trả lời hết các câu hỏi của em
Quả đáng tội em cũng biết là em
Đã đưa ra khá nhiều câu ngu ngờ, khờ khạo
Ví dụ như khi nào có bão
… thì trường mình, rồi khoa mình có ngập hay không ?
Thế mà thầy cô vẫn lắng nghe và trả lời em trong khoảng thời gian hẹn trước
…
Em ra về với bao điều thu nhận được
Tổ Phát triển với các môn chung cơ bản
Sau khi học năm ba
Tâm lý khoa em có bốn chuyên ngành để chọn
Lâm sàng, tham vấn, xã hội và quản trị kinh doanh –
Các thầy cô luôn đồng hành như người bạn
Sẵn sàng lắng nghe, tư vấn … về chuyên môn
Mới học vài hôm nhưng em đã yên tâm hơn
Khi cảm nhận được sự ấm áp, hỗ trợ thường xuyên của các thầy cô khoa tâm lý
Em đã bớt những điều băn khoăn trong tâm trí
Để sống trọn mình cho tuổi trẻ
Ở khoa tâm lý và mái trường Nhân văn…
Nguồn tin: Nguyễn Hạnh Liên