Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

{Dự thi Ấn tượng Nhân văn - Khoa Thông tin Thư viện} Tình nhân văn

Thứ tư - 11/11/2020 23:21
Mới hôm qua thôi, tôi được Nhà trường cho tham dự Lớp tập huấn “Nhà giáo dục đổi mới, sáng tạo”. Qua nhiều tiết học hay và thu nhận được nhiều kiến thức mới mẻ, tôi được nghe một báo cáo nghiên cứu của giảng viên “nghiên cứu về mức độ hài lòng của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”. Một trong những kết quả khảo sát mà tôi cho là đúng nhất đó là có 98% sinh viên đánh giá cao và rất hài lòng về đội ngũ giảng dạy của Nhà trường. Sự nhận định đó, không chỉ dừng lại ở trình độ học vấn, kỹ năng hay phương pháp giảng dạy mà hơn thế nữa đó là giá trị cốt lõi trong mỗi con người cần phải có đó chính là giá trị nhân văn.

Thật vậy, học tập và làm việc dưới mái trường Nhân văn, như bao cán bộ và các thế hệ sinh viên, tôi luôn cảm nhận được tình cảm giữa con người và con người được vun đắp, bồi bổ để khi ai đó nhắc đến nhân văn, lòng luôn xốn xang tự hào – NGƯỜI NHÂN VĂN.

anh du thi 2 20201112112623762

Với tôi, hai từ “Nhân văn” thật đáng trân trọng và thiêng liêng. Nó càng trân quý hơn, khi tôi được trải nghiệm và thấu hiểu hai chữ “Nhân văn”. Cách đây gần chục năm, vào tháng 4 hàng năm, Công Đoàn Nhà trường tổ chức mời các bác sĩ chuyên khoa về khám bệnh định kỳ cho cán bộ nhân viên của Trường, đó là một hoạt động thường xuyên và định kỳ. Khi đó, tôi mới 35, khát vọng học tập, khát vọng cống hiến luôn thôi thúc trong tôi, có những ngày đọc sách thâu đêm, làm thêm bất cứ lúc nào có thể. Những ngày vất vả và làm việc không khoa học đó tích tụ lại, để đến khi cầm kết quả khám định kỳ trên tay, tôi thất thần, tuyệt vọng khi nghe bác sĩ kết luận tôi bị suy thận mạn độ 2. Càng buồn đau, và tuyệt vọng hơn, khi tìm hiểu kỹ về bệnh (suy thận mạn, không bao giờ khỏi, chỉ có thể cố gắng giữ gìn bảo tồn thêm chút thời gian). Những ngày sau đó, tôi luôn tìm hiểu cũng như giữ gìn thận trọng qua ăn uống, nghỉ ngơi. Sau 7 năm mệt nhọc kiêng cữ, gìn giữ và bảo tồn, nhưng điều gì đến phải đến, tôi quá mệt mỏi, suy dinh dưỡng, sức cùng lực kiệt. Khi chồng đưa đi viện, bác sĩ kết luận suy thận độ 5, phải lọc máu cấp cứu. Tuyệt vọng thật sự, khi 4 bệnh nhân nằm chung một giường (nghĩ lại vẫn thấy thật kinh khủng). Mỗi lần lọc máu, tôi lại bị mất đi rất nhiều đơn vị máu vì máu đông. Nhìn tôi tiều tụy như một cái xác không hồn. Đăng dòng trạng thái: “Níu mãi không được, đành buông thôi”. Khi ấy, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp động viên nhiều lắm, trong những lời động viên đó, Thầy Hải khi đó là phó phòng Đào tạo nói “buông là buông thế nào, phải kéo nó lên chứ”, thầy Bình khoa Ngôn ngữ “giữ chặt lấy, không bao giờ được phép buông”… Nhìn chồng tiều tụy, nhìn 2 con thơ dại cùng với rất nhiều lời thăm hỏi động viên từ phía gia đình thầy cô, tôi chấn an và quyết tâm phải sống… Trong viện, gặp nhiều người còn khổ hơn mình, tất cả những điều đó thôi thúc tôi phải chiến đấu với ác bệnh.
 

anh du thi 3 (1) 20201112112643637

Sau hơn 20 ngày nằm viện, mổ cầu tay. Tôi được bệnh viện cho về để bắt đầu môt hành trình mới LỌC MÁU CHU KỲ. Cứ cách ngày tôi vào viện một lần, nằm bất động 4 tiếng đồng hồ, mê man. Đau đớn nhất vẫn là mỗi lần lên ca, y tá đâm 2 cái kim to hơn kim tiêm trâu vào cánh tay để lấy máu ra lọc và trả máu về. Đau buốt, thâm đen tím cả cánh tay, nhưng thà đau còn hơn chết. Được Ban lãnh đạo Nhà trường đến nhà thăm hỏi, động viên an ủi. Nhớ mãi hôm đó, Chị Oanh Trưởng phòng Tổ chức, Chủ tịch Công đoàn Trường động viên, chia sẻ: “Em cứ yên tâm điều trị cho khỏe mạnh nhé, sức khỏe là quý nhất, công việc đừng quá lo lắng”. Ôi, lúc đó tôi thật sự xúc động, điều đó càng thôi thúc tôi phải phấn đấu khỏe mạnh, vết thắt được mở ra. Ban chủ nhiệm khoa cũng động viên, an ủi tạo điều kiện về thời gian để tôi yên tâm chữa bệnh. Chỉ sau hơn một tháng về, tôi đã lấy lại sự cân bằng và biết chấp nhận sự thật. Điều làm tôi ngưỡng mộ nhất là sự động viên khích lệ kịp thời của Ban lãnh đạo Nhà trường, một liều thuốc tinh thần vô cùng hữu hiệu. Ngay sau đó, tôi nghĩ mình sẽ vượt qua, mình nhất định sẽ vượt qua.
 

anh du thi 20201112112704606

Vậy là đã hơn 3 năm rồi, ngoài giờ đi lọc máu, tôi vẫn tận tâm với công việc được giao, luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, tham gia các hoạt động phong trào do Công đoàn Trường phát động, tham gia các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy để kiến thức không bị mai một. Có thể, nước da tôi đen xạm đi rất nhiều, thân hình gầy yếu hơn rất nhiều, cánh tay với hơn 1000 mũi tiêm truyền trong 3 năm qua, trông thật khiếp sợ với u cục nổi lên toe totrijvaf không bao giờ dám mặc cộc tay ra ngoài, cho dù trời rất nóng. Nhưng tâm hồn tôi, tự trọng trong tôi, sự biết ơn trong tôi dành cho người thân, bạn hữu, đồng nghiệp, gia đình, Nhà trường thì vẫn luôn được khắc ghi và thật sự trân quý. Tôi cũng luôn tự nhắc nhở mình, không bao giờ được phép lợi dụng lòng tốt của người khác, luôn trân quý và mong muốn được báo đáp. Vẫn chăm sóc gia đình, bán hàng online để tăng thêm chút viện phí thuốc men. Được sống và làm việc đến ngày hôm nay, đó là một đặc ân mà Nhân văn dành cho tôi. Lãnh đạo, thầy cô, đồng nghiệp và sinh viên vẫn nhìn tôi, coi tôi như một thành viên bình thường, tôi cảm nhận được tình cảm của thầy cô và đồng nghiệp dành cho mình, sự quan tâm, thấu hiểu ủng hộ về tinh thần và vật chất của các cấp lãnh đạo Nhà trường dành cho tôi. Sống và làm việc gần 30 năm trong môi trường dào dạt tình người, tôi được chứng kiến rất nhiều sự yêu thương, chia sẻ giữa đồng nghiệp và đồng nghiệp, giữa các thế hệ thầy cô và học trò, giữa Nhà trường và cộng đồng, càng làm cho tôi biết trân trọng và luôn tìm cách lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhân văn ấy trong tôi, trong Nhà trường và rộng hơn nữa là ngoài xã hội.

Hôm nay, trong không khí ấm nồng tình Nhân văn, tôi xin phép được gửi tới Quý Thầy, Quý Cô lời cảm ơn chân tình nhất. Xin kính chúc tới toàn thể Nhà trường ngày càng hùng mạnh và phát triển, đặc biệt là TÌNH NHÂN VĂN luôn được trân trọng và bồi đắp. Xin kính chúc Quý thầy, Quý cô một mùa hiến chương nhiều niềm vui và ngập tràn hạnh phúc.

                                                                        Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2020

Nguồn tin: Đào Thị Uyên (Khoa Thông tin-Thư viện)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây