Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất vinh dự đón lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các cơ quan ở trung ương, địa phương, các nhà khoa học trên toàn quốc
Vấn đề sử học nhận được sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học, nhà quản lý toàn quốc
Hội nghị có sự hiện diện của đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam, Ủy ban Biên giới Quốc gia - Bộ ngoại giao, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển…
Về phía các đơn vị đào tạo và nghiên cứu có đại diện lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, game đánh chắn online đổi thưởng
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng… cùng nhiều nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.
Hội nghị cũng thu hút sự tham gia của nhiều cơ quan thông tấn báo chí và những người quan tâm.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn – Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, ĐHQGHN phát biểu khai mạc hội nghị
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là hết sức thiêng liêng, mang ý nghĩa sinh tồn với mỗi quốc gia - mỗi dân tộc. Trải qua nhiều nghìn năm thăng trầm của quá trình xây dựng, gìn giữ và phát triển đất nước; các cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam hôm nay thấu hiểu và trân trọng giá trị của độc lập, hòa bình, thống nhất non sông và toàn vẹn lãnh thổ. Trong những năm gần đây, tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, bao gồm cả vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tiềm ẩn nguy cơ xung đột và mất ổn định. Vì vậy, việc tích cực nghiên cứu để đưa ra các luận cứ khoa học vững chắc và đề xuất các giải pháp thiết thực càng có ý nghĩa như là một biện pháp quan trọng nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia lãnh thổ.
Nhắc nhớ về Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam với việc phát động giới Sử học cả nước đẩy mạnh nghiên cứu về Chủ quyền quốc gia lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cách đây tròn 10 năm (tháng 4 năm 2014), GS Hoàng Anh Tuấn cho biết, trong 10 năm qua, chủ đề này đã được giới sử học cả nước tập trung nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức nhằm tổng kết thành tựu 10 nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ quốc gia theo phương pháp tiếp cận toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam, góp phần phục vụ các chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh mới.
PGS.TS Trần Đức Cường – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất
Báo cáo đề dẫn Hội nghị, PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh: Cùng với giới nghiên cứu khoa học xã hội trong cả nước, các nhà sử học đã luôn quán triệt nhiệm vụ chuyên môn của mình là góp phần nghiên cứu làm sáng rõ các vấn đề cơ bản về Lịch sử Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, những di sản lịch sử cần kế thừa góp phần vào việc hoạch định các chính sách phát triển của đất nước trong hiện tại và xây dựng các dự án cho tương lai.
Hội nghị Sử họa toàn quốc lần thứ nhất là diễn đàn trao đổi học thuật cho các nhà nghiên cứu, học giả và chuyên gia trong lĩnh vực lịch sử và một số lĩnh vực khác như pháp luật, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và những kết quả nghiên cứu trong thời gian qua; trao đổi về các tư liệu đã sưu tầm được ở trong nước và một số nước trên thế giới, trao đổi về cách tiếp cận và đi sâu phân tích các luận điểm nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia lãnh thổ của đất nước. Đây cũng là dịp để đẩy mạnh việc kết nối và hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu và giảng dạy lịch sử và công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc gia lãnh thổ Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Ông Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu chúc mừng hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN
Đóng góp quan trọng trong nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ theo định hướng tiếp cận toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam
Tổng kết phiên thảo luận chuyên đề với chủ đề “Một số vấn đề chung về chủ quyền lãnh thổ và biên giới đất liền”, PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết, tiểu ban đã nhận được 74 báo cáo tóm tắt, 65 báo cáo toàn văn; 10 báo cáo trình bày tại hội nghị. Phiên thảo luận có nội dung toàn diện, toàn bộ về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và biên giới đất liền, như về sự ra đời và cương vực của nhà nước sớm (Văn Lang, Âu Lạc) và nhà nước Phù Nam, các vấn đề lãnh thổ Việt Nam qua nhiều thời kỳ (Đại Ngu, Đại Việt, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,…), chủ quyền lãnh thổ liên quan đến các vấn đề quốc tế (Đông Á, toàn cầu hóa)…
Tại phiên chuyên đề này, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó có việc kiến nghị các cơ quan hữu quan cần tổ chức một hoặc nhiều chủ đề nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam toàn diện, toàn thể; cần có một chương trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam - Campuchia; góp phần tích cực tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam tổng kết phiên thảo luận chuyên đề 1 tại Hội nghị
Trong phiên thảo luận chuyên đề với chủ đề “Biển Đông - không gian sinh tồn của các cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ Việt Nam”, GS.TS Nguyễn Văn Kim - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia đánh giá cao điểm nổi bật của các nội dung tham luận đã thể hiện tư duy liên ngành và xuyên ngành, với sự tham gia của nhiều chuyên ngành: lịch sử, khảo cổ học học, nhân học, dân tôc học…
Tiểu ban đã nhận được 48 tham luận, bao quát từ thời tiền sử, sơ sử, lịch sử, từ cổ đại đến hiện đại; nghiên cứu 3 không gian biển Bắc-Trung-Nam… Các tham luận khẳng định Biển Đông là không gian sinh tồn của các cộng đồng dân tộc trên đất nước Việt Nam. Các nền văn hóa thể hiện sâu đậm yếu tố biển, thể hiện sinh động sức sống của các cộng đồng dân tộc trên đất nước Việt Nam.
Các tham luận cho thấy truyền thống biển là yếu tố quan trọng trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Các cộng đồng cư dân sớm có nhận thức về biển, khai thác biển, xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển, thể hiện chí khí và trí tuệ của người Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Văn Kim - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản quốc gia tổng kết phiên thảo luận chuyên đề 2
Phiên thảo luận chuyên đề với chủ đề “Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” đã nhận được 42 tham luận, trong đó tập trung vào các vấn đề: Cung cấp các tư liệu mới về Trường Sa – Hoàng Sa như: cơ sở pháp lý về chủ quyền, chính sách của nhà nước, hoạt động và phương thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với Trường Sa - Hoàng Sa, lịch sử bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổng kết phiên thảo luận chuyên đề 3
Tổng kết phiên thảo luận, PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhấn mạnh, với 07 tham luận được trình bày đã đưa ra tư liệu mới, tăng thêm cơ sở pháp lý về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa - Hoàng Sa là liên tục.
Các nhà khoa học kiến nghị, cần quốc tế hóa các kết quả nghiên cứu cũng như đưa một số nội dung nghiên cứu vào chương trình giáo dục phổ thông về biển đảo, cần tổ chức các hội thảo, hội nghị định kỳ về biển đảo cũng như lễ kỷ niệm 220 năm vua Gia Long đưa quân ra Hoàng Sa xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa (vào năm 2026).
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN; Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam báo cáo tổng kết Hội nghị
Tổng kết nội dung Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN; Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chia sẻ, Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất đã nhận được 164 tham luận, với 02 phiên toàn thể và tổng kết, 03 tiểu ban thảo luận chuyên đề. Hội nghị diễn ra khoa học, khẩn trương, tổng kết thành tựu nghiên cứu trong 10 năm (2014-2024) và gợi mở nhiều định hướng nghiên cứu trong thời gian qua.
Ban tổ chức đã tổng kết 12 nội dung quan trọng trong
Báo cáo tổng kết Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất. Sau cuộc hội nghị, các tác giả tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hiệu chỉnh và hoàn thiện các báo cáo toàn văn để chúng ta biên tập và xuất bản tập kỷ yếu chính thức với chất lượng chuyên môn cao.
Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất nhận được sự tham dự của nhiều nhà khoa học uy tín, các nhà quản lý các cấp tại trung ương và các địa phương
Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức nhằm tổng kết thành tựu các nghiên cứu về chủ quyền lãnh thổ quốc gia theo phương pháp tiếp cận toàn bộ, toàn diện của lịch sử Việt Nam, góp phần phục vụ các chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh mới.
Việc tổ chức Hội nghị Sử học Toàn quốc lần đầu tiên sẽ mở ra thông lệ để định kỳ luân phiên tổ chức với các chủ đề khác nhau, tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu sử học lớn trong cả nước, đáp ứng yêu cầu của khoa học và thực tiễn xã hội Việt Nam.
Tin bài liên quan:
Báo cáo tổng kết Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất: Nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ theo định hướng tiếp cận toàn bộ và toàn diện của lịch sử Việt Nam
Nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ theo hướng tiếp cận toàn diện lịch sử Việt Nam