1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thanh Nhàn 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/09/1979
4. Nơi sinh: xã Hoàng Tây - Huyện Kim Bảng - Tỉnh Hà Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: Quyết định số 3014/2019/QĐ-ĐHXHNV ngày 30/07/2019 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài của Luận văn: “Tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn tại Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông)”.
8. Chuyên ngành: Lưu trữ học Mã số: 8320303.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Liên Hương
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Chương 1: Tổng quát về tài liệu chuyên môn hình thành từ hoạt động của Cục Tần số vô tuyến điện: một số khái niệm cơ bản về tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn; giới thiệu về Cục Tần số vô tuyến điện và khái quát về tài liệu chuyên môn của Cục Tần số vô tuyến điện.
Trong chương này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận chung về tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn và giới thiệu về Cục Tần số vô tuyến điện, tìm hiểu các đơn vị liên quan trong quá trình xây dựng một hồ sơ tài liệu lưu trữ tại Cục Tần số vô tuyến điện. Tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu về chất lượng tài liệu lưu trữ như về thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ. Đây được coi là tiền đề quan trọng để thực hiện nghiên cứu các nội dung tiếp theo.
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn của Cục Tần số vô tuyến điện.
Trên cơ sở khảo sát khối tài liệu lưu trữ của Cục, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các quy định quản lý, yêu cầu quản lý tài liệu chuyên môn, phân công trách nhiệm quản lý tài liệu chuyên môn của Cục Tần số vô tuyến điện, từ đó đánh giá những kết quả đạt được, cũng như nêu được những tồn tại và hạn chế làm cơ sở cho các giải pháp của Chương 3.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ chuyên môn tại Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Căn cứ vào những tài liệu chuyên môn đã nghiên cứu trước đó, thực trạng tổ chức tài liệu chuyên môn, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn của Cục Tần số vô tuyến điện bao gồm quy định về trách nhiệm, nội dung quản lý tài liệu chuyên môn; xây dựng quy trình quản lý tài liệu chuyên môn và quy định khai thác, sử dụng tài liệu chuyên môn tại Cục Tần số vô tuyến điện.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong thực tiễn bởi Luận văn đã đưa ra được những giải pháp sát với thực tế và có tính khả thi trong lĩnh vực tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn tại Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông).
INFORMATION ON MASTER THESIS THESIS
1. Student's full name: LE THI THANH NHAN 2. Gender: Female
3. Date of birth: September 3rd, 1979
4. Birthplace: Hoang Tay - Kim Bang - Ha Nam
5. Admission decision number: 4420/2019/QD-ĐHXHNV dated November 26, 2019 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in the training process: None
7. Official thesis title: "Professional document management organization at The Authority of Radio Frequency Management (Ministry of Information and Communications)".
8. Specialization: Archiving Code: 60 32 03 01
9. Scientific instructors: Dr. Nguyen Lien Huong
10. Summary of the results of the thesis:
Chapter 1: Overview of professional documents formed from the operation of The Authority of Radio Frequency Mamagement; some basic concepts of organization and management of professional documents; introduction to The Authority of Radio Frequency Mamagement and an overview of the specialized documents of The Authority of Radio Frequency Management.
In this chapter, the author has researched the general theoretical basis of professional document management organization and introduced about The Authority of Radio Frequency Management, learned about related units in the process of building a record of archival documents. archived at The Authority of Radio Frequency Management. The author has also studied the quality of archival materials in depth, such as the composition, content, and meaning of archival documents. This is considered an important premise to carry out further research.
Chapter 2: Actual situation of organization and management of professional documents of The Authority of Radio Frequency Mamagement.
On the basis of surveying the archives at The Authority of Radio Frequency Mamagement, the author has studied in depth the management regulations, requirements for the management of professional documents, assignment of responsibility for the management of specialized documents, subject of The Authority of Radio Frequency Mamagement, thereby evaluating the achieved.
Chapter 3: Solutions to improve the efficiency of organization and management of specialized archives at The Authority of Radio Frequency Mamagement (Ministry of Information and Communications).
Based on previously researched professional documents, the actual situation of professional document organization, the author has proposed solutions to improve the efficiency of the organization and management of specialized documents of The Authority of Radio Frequency Mamagement, includes regulations on responsibilities and contents of management of professional documents; develop the process of managing professional documents and regulations on exploitation and use of professional documents at The Authority of Radio Frequency Mamagement.
11. Applicability in practice:
The research results have practical applicability because the thesis has provided practical and feasible solutions in the field of organization and management of professional documents at The Authority of Radio Frequency Management (Ministry of Information and Communications).