Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLA: Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người

Thứ năm - 09/12/2021 21:02
1.    Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Dự                       2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/02/1984                                                     4. Nơi sinh: Hà Nam
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Số 3380/QĐ-XHNV ngày 19/12/2017 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                                               9. Mã số: 62 22 02 40
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Chính
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:  
Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người được hình thành trên cơ sở ngôn ngữ dân tộc và vay mượn tiếng nước ngoài bằng ba con đường: thuật ngữ hoá từ thông thường, sao phỏng và ghép lai. Trong đó, thuật ngữ được hình thành bằng con đường thuật ngữ hoá từ thông thường chiếm 23,8%; bằng con đường sao phỏng chiếm 75,4%; bằng con đường ghép lai chiếm 0,8%. Hệ thuật ngữ này không có các thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài bằng phương thức giữ nguyên dạng.
Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người được cấu tạo từ một đến bảy yếu tố; có hình thức cấu tạo đa dạng và kiểu cấu tạo phong phú. Số các thuật ngữ được cấu tạo từ hai, ba, bốn yếu tố chiếm 80,6%. Mô hình có sức sản sinh cao cũng tập trung vào nhóm các thuật ngữ này. Số lượng thuật ngữ là từ ghép chính phụ hoặc ngữ chính phụ chiếm 98,8%; thuật ngữ là các danh từ hoặc ngữ danh từ chiếm 66%. So sánh với một số hệ thuật ngữ khác về mặt cấu tạo cho thấy điểm tương đồng và khác biệt của thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người.
Pháp luật về quyền con người có các phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn và các đặc trưng khu biệt được hệ thuật ngữ này lựa chọn làm cơ sở định danh rất phong phú. Thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người chia thành 8 phạm trù ngữ nghĩa, trong đó phạm trù vi phạm quyền con người có nhiều thuật ngữ nhất (chiếm 22,8%). Việc định danh của thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người chủ yếu được triển khai theo hướng quy sự vật về loại lớn để chỉ ra những đặc điểm mang tính khái quát. Số đặc trưng được chọn làm cơ sở định danh là 33 đặc trưng. Các phạm trù ngữ nghĩa ưu tiên lựa chọn các đặc trưng khác nhau để định danh và các đặc trưng: lĩnh vực, hoạt động, tính chất, hành vi cụ thể được sử dụng nhiều nhất và góp phần tạo nên nhiều thuật ngữ nhất.
330 thuật ngữ chưa đạt chuẩn ở các dạng khác nhau: đồng nghĩa ở các góc độ khác nhau; sử dụng dấu câu trong nội bộ thuật ngữ; phiên âm theo các cách khác nhau; tồn tại những yếu tố dư thừa không cần thiết; ghép các khái niệm với nhau. Trong đó thuật ngữ chưa đạt chuẩn do đồng nghĩa ở các mức độ khác nhau chiếm tỉ lệ cao nhất. Các thuật ngữ chưa đạt chuẩn cần phải tiến hành chuẩn hoá theo các phương pháp và nguyên tắc nhất định. Các giải pháp chuẩn hoá cho từng trường hợp cụ thể được luận án xác định là: ưu tiên lựa chọn những thuật ngữ ngắn gọn nhưng phản ánh chính xác nội hàm khái niệm; loại bỏ yếu tố dư thừa trong thuật ngữ miêu tả dài dòng; tách các thuật ngữ có kết từ không cần thiết; bổ sung hư từ cho các thuật ngữ còn thiếu nhằm phản ánh chính xác nội hàm khái niệm.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp thiết thực cho việc xây dựng, chỉnh lí, thống nhất, chuẩn hoá thuật ngữ pháp luật về quyền con người; là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình, tài liệu chuyên ngành luật học nói chung, lĩnh vực pháp luật về quyền con người ở nước ta nói riêng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 
Tổ chức biên soạn từ điển giải thích thuật ngữ pháp luật tiếng Việt về quyền con người; nghiên cứu quá trình phát triển vấn đề quyền con người và thuật ngữ quyền con người qua các thời kì lịch sử; nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ pháp luật về quyền con người Anh - Việt; nghiên cứu sự hoạt động của thuật ngữ quyền con người tiếng Việt; nghiên cứu sự chuyển dịch tư tưởng quyền con người trong Luật Nhân quyền quốc tế vào hệ thống pháp luật Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án: 
1.    Trần Thị Dự (2020), “Mô hình cấu tạo của thuật ngữ pháp luật về quyền con người là ngữ trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (8), tr.23-28.
2.    Trần Thị Dự (2020), “Con đường hình thành thuật ngữ pháp luật về quyền con người tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học và bách khoa thư (5), tr.40-43.
3.    Trần Thị Dự (2020), “Đặc điểm định danh của thuật ngữ pháp luật về quyền con người”, Từ điển học và bách khoa thư học - Lí luận và thực tiễn (Kỉ yếu hội thảo khoa học), tr. 88-105, Nxb. Dân Trí, Hà Nội.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1.    Full name: Tran Thi Du                                  2. Gender: female
3. Date of birth: 02/02/1984                                  4. Place of birth: Ha Nam
5. Admission decision number: 3380/QĐ-XHNV dated 19/12/2017 by Rector of game đánh chắn online đổi thưởng , VNU
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Vietnamese legal terms on human rights
8. Major: Linguistics                                         9. Code: 62 22 02 40
10. Supervisors:  Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Chinh 
11. Summary of the new findings of the thesis: 
Vietnamese legal terms on human rights is formed on the basis of national language and foreign language borrowing in three ways: common words, loan translation and loanblend. In which, the terms are formed by the way of common words is 23.8%; by way of loan translation is 75.4%; by loanblend is 0.8%. This term system does not have the terms borrowed in foreign languages by the method of keeping the same form.
The Vietnamese legal terms on human rights is composed of one to seven elements; has diversified structural forms and rich structure types. The number of terms are composed of two, three, four felements accounting for 80.5%. The fertility model also focuses on these groups of terms. The number of terms are 98.8% of the sub-major compound words or phrasal lexemes; terms are nouns or noun phrases for 66%. Comparison with some other groups of terms about formation shows similarities and differences of Vietnamese legal terms on human rights.
The law on human rights has large semantic categories and distinctive features chosen to identify very richly. Vietnamese legal terms on human rights is divided into 8 semantic categories, in which the category of violation of human rights has the most terms (22.8%). The denomination of Vietnamese legal terms on human rights is mainly deployed in the direction of attributing things to a large type to indicate general characteristics. The number of features selected as the basis of denomination is 33 features. Semantic categories prefer different characteristics to identify and characteristics: specific domains, activities, properties, and behaviors that are most used and contribute to the creation of the most terms.
330 non-standard terms in different forms: synonyms in different aspects; use punctuation internally in terms; transcribed in different ways; have unnecessary redundancies; compound concepts together. In which, the non-standard terms due to the synonyms in different aspects for the highest percentage. For non-standard terms, it is necessary to standardize according to certain methods and principles. Standardized solutions for each specific case which the thesis identifies are: prioritizing the selection of short terms but accurately reflecting conceptual connotations; removing the redundant element in terms which describe wordily; separating terms having  unnecessary conjugate; adding functional words to the missing terms to accurately reflect the conceptual meaning.
12. Practical applicability, if any:  
The research results of the thesis will make practical contributions to the formulation, correction, unification and standardization of legal terms on human rights; is a reference document for the research and compilation of textbooks and documents specialized in jurisprudence in general and the field of human rights law in our country in particular.
13. Further research direction, if any: 
Organizing the compilation of a dictionary explaining Vietnamese legal terms on human rights; study the development process of human rights issues and human rights terms through historical periods; comparative study of legal terms on human rights English - Vietnamese; study the operation of the terms on human rights in Vietnamese; study the translation of human rights thought in the International Human Rights Law into the Vietnamese legal system.
14. Thesis-related publications:
1. Tran Thi Du (2020), “The structural models of the legal phrasal terms for human rights in Vietnamese”, Journal of Language and Life (8), pp.23-28.
2. Tran Thi Du (2020), “The ways to form legal terms for human rights in Vietnamese”, Dictionary of Dictionaries and Encyclopedias (5), pp.40-43.
3. Tran Thi Du (2020), "Nominative characteristics of legal terms for human rights", Dictionaries and encyclopedias - Theory and practice (Proceeds of scientific conferences), pp. 88-105, Dan Tri Publishing House, Hanoi.

Tác giả: Vũ Ngà

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây