1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN BẢO NGỌC
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 24/5/1983
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận: Số 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm đầu thế kỉ XXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ
8. Chuyên ngành: Trung Quốc học
9. Mã số: 62 31 06 02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Kim Sơn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Về mặt lý luận:
Thứ nhất, luận án xây dựng khung lý thuyết về mô hình đại chúng hóa kinh điển Nho gia tại Trung Quốc; phát triển khái niệm đại chúng hóa kinh điển Nho gia.
Thứ hai, nghiên cứu hoạt động đại chúng hóa kinh điển Nho gia cung cấp thêm cơ sở khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu Trung Quốc học.
Thứ ba, tạo nên lý luận mới về nghiên cứu đại chúng hóa Nho giáo qua cách tiếp cận liên ngành.
Về mặt thực tiễn:
Luận án bước đầu hệ thống chủ trương về phát triển văn hóa Trung Quốc đậm đà bản sắc dân tộc, với việc phát triển định hướng nghiên cứu truyền bá lại kinh điển Nho gia - tác phẩm Luận ngữ trong kì Đại hội lần thứ XVI, XVII của Trung Quốc;
Luận án phân tích, tổng hợp đánh giá kết quả điều tra 19 đoạn trích tác phẩm thuộc kinh điển Nho gia, 11 đoạn trích Luận ngữ trong tổng số sách 762 bài trong chương trình Ngữ văn từ lớp 1-12 của Trung Quốc;
Nghiên cứu đã thống kê và tiến hành phân tích tổng số luận án (luận văn được cấp bằng là 1.199 đề tài và 5.249 bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu về Luận ngữ;
Luận án làm rõ nội dung đại chúng hóa Luận ngữ về (1) tư tưởng “Nhân” giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông, (2) vấn đề xây dựng hình tượng người lãnh đạo trong thời kì mới, (3) “Nghĩa lợi quan” theo tư tưởng của Khổng Tử trong quá trình đại chúng hóa ở Trung Quốc;
Thông qua phân tích so sánh đại chúng hóa Luận ngữ ở Trung Quốc và Truyện Kiều ở Việt Nam, rút ra một số bài học và gợi ý về hoạt động truyền bá các tác phẩm văn học đặc sắc của Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Luận án có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu và giảng dạy Trung Quốc học và tác phẩm Luận ngữ. Luận án cũng góp phần vào công tác đại chúng hóa các tác phẩm kinh điển Nho gia ở Việt Nam
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
Tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu vấn đề đại chúng hóa kinh điển về tư tưởng hay cổ học tinh hoa của Việt Nam
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1). Nguyễn Bảo Ngọc (2020), “Cơn sốt Nho học ở Trung Quốc thập niên đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (10 - 230), tr. 37-50.
(2). Nguyễn Bảo Ngọc (2020), “Tìm hiểu việc nghiên cứu nho học giai đoạn 2000-2010 qua phân tích tần số từ của từ khoá “kinh điển Nho gia” trong cơ sở dữ liệu CNKI và EBSCO”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (133), tr. 151-163.
(3). Nguyễn Bảo Ngọc (2021), “孔子思想与汉语专业中的“中国概况”课程教学研究”, Kỉ yếu hội thảo khoa học Nghiên cứu dạy, học Tiếng Hán và Tiếng Hán thương mại lần thứ ba “Giải pháp phát triển Chương trình Tiếng Trung thương mại Chất lượng cao, học phần, học liệu trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay”, tr. 111-119.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: NGUYEN BAO NGOC 2. Sex: Female
3. Date of birth: May 24th 1983 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: No 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated December 01 st 2014 Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Study on the popularization of Confucian classics in the first 10 years of the 21st century in China - The case of Analects of Confucius
8. Major: Chinese Studies 9. Code: 62 31 06 02
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Kim Son
11. Summary of the new findings of the thesis:
Theoretically: Firstly, the thesis builds a theoretical framework on the popularization model of Confucian classics in China; develop the concept of massification of Confucian classics. Second, the study of the popularization of Confucian classics provides more scientific basis for the field of Chinese studies. Third, create a new theory on the study of the massification of Confucianism through an interdisciplinary approach.
Practicality: The thesis initially establishes a system of policies on the development of Chinese culture imbued with national identity, with the development of a research orientation to re-propagate the Confucian classics - The Analects of the 16th, 17th National Congress of China;
The thesis analyzes, synthesizes, and evaluates the results of the investigation of 19 excerpts from works of Confucian classics, 11 excerpts of Analects from a total of 762 Literature works in the Literature program from grades 1 to 12; The research has made statistics and analyzed the total number of theses (thesis granted is 1,199 topics and 5,249 articles published in research journals on Analects;
The thesis clarifies the content of popularizing the Analects language about (1) the idea of "Nhan" taught in the general education system, (2) the problem of built-in the leader of object in new time, (3) "Nghia loi quan" according to the thought of Confucius in the process of massization in China;
Through comparative analysis of the massization of Analects in China and Truyen Kieu in Vietnam, some lessons and suggestions are drawn about the dissemination of Vietnam's unique literary works.
12. Practical applicability, if any:
The thesis has scientific and practical contributions. The research results of the thesis can make practical contributions to the study and teaching of Chinese studies and the work of Analects. The thesis also contributes to the massization of Confucian classics in Vietnam
13. Further research directions, if any:
The author will conduct research on the classic popularization of Vietnamese ideology or quintessence
14. Thesis-related publications: (List them in chronological order)
(1). Nguyen Bao Ngoc (2020), “The Confucian fever in China in the first decade of the 21st century”, Chinese Studies Review (10-230), pp. 37-50.
(2). Nguyen Bao Ngoc (2020), "Understanding the study of Confucianism in the period 2000 - 2010 by analyzing the word frequency of the keyword "Confucian classics" in the CNKI and EBSCO databases", The Journal of International Economics and Management (133), pp. 151-163.
(3). Nguyen Bao Ngoc (2021), “孔子思想与汉语专业中的“中国概况”课程教学研究”, Proceedings of the third scientific conference Research on teaching and learning Chinese and commercial Chinese “Development solutions High-quality Business Chinese program, modules, learning materials in the current 4.0 revolution, pp. 111-119.