Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

TTLV: Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với lồng ghép giới trong dự án xóa đói giảm nghèo (nghiên cứu trường hợp tại 3 xã bãi ngang của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Thứ tư - 22/10/2014 22:28

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thu Hằng                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/05/1989

4. Nơi sinh: Quảng Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 06 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng , Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn: Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với lồng ghép giới trong dự án xóa đói giảm nghèo (nghiên cứu trường hợp tại 3 xã bãi ngang của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội;   Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  TS. Nguyễn Đức Mạnh

Viện trưởng Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài “Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với lồng ghép giới trong dự án xóa đói giảm nghèo (nghiên cứu trường hợp tại 3 xã bãi ngang của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)” được tiến hành với mục đích mô tả thực trạng nghèo đói, tình hình lồng ghép yếu tố giới vào các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Từ đó, phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội tại địa phương nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lồng ghép giới khi triển khai thực hiện dự án xóa đói giảm nghèo.

         Nghiên cứu đã cho thấy rằng bất bình đẳng giới đang tồn tại rất phổ biến ở địa phương nghiên cứu, mà đặc biệt là trong nhóm người nghèo. Phụ nữ nghèo đang đối mặt với những định kiến giới nặng nề; chịu bất bình đẳng về lao động, việc làm; về cơ hội tiếp cận dự án xóa đói giảm nghèo. Tại địa phương nghiên cứu, phụ nữ trong độ tuổi lao động cao hơn nam giới, họ làm việc chăm chỉ, vất vả, chịu khó và có trách nhiệm chính vì vậy phụ nữ nghèo được xem là tác nhân tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Trong khi phụ nữ nghèo là tác nhân tích cực để kết quả xóa đói giảm nghèo bền vững thì họ lại không tự tin, thiếu kiến thức, thiếu vốn, thiếu thời gian lao động sản xuất.

         Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực có những hoạt động lồng ghép yếu tố giới vào các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Theo các báo cáo tình hình hoạt động của xã, lồng ghép giới đã có những kết quả ban đầu đáng mừng, tuy nhiên, trên thực tế đây là vấn đề phức tạp, cần một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kiến thức và được đào tạo bài bản kỹ năng lồng ghép giới thì mới hiệu quả thực sự.

         Công tác xã hội là một ngành mới ở nước ta nhưng trước những vấn đề xã hội hiện nay, việc phát triển ngành công tác xã hội và phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội là rất cần thiết. Nhân viên công tác là người được đào tạo bài bản, nắm vững các kiến thức về giới, biết kỹ năng lồng ghép giới, hiểu tâm lý, nhu cầu của người nghèo. Do đó, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong lồng ghép giới khi thực hiện dự án xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng hiệu quả giảm nghèo và phát triển xã hội một cách bền vững.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình nghèo đói, thực trạng nhận thức của người dân về lồng ghép giới, tình hình bình đẳng giới và hiệu quả lồng ghép giới, góp phần giúp địa phương có những điều chỉnh, quy hoạch, hỗ trợ phù hợp trong quá trình ban hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống người dân. Đồng thời nghiên cứu góp phần giúp cho người dân cũng như chính quyền địa phương hiểu rõ hơn về vai trò, năng lực của nhân viên công tác xã hội tại cơ sở.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Dựa trên kết quả thu được từ đề tài này, chúng tôi dự kiến hướng nghiên cứu tiếp theo: triển khai Mô hình lồng ghép giới nhằm xóa đói giảm nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, nơi có nhân viên công tác xã hội làm việc.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Le Thi Thu Hang           2. Sex: Female

3. Date of birth: May 29, 1989 

4. Place of  birth: Van Hoa village, Tuyen Hoa district, Quang Binh province

5. Admission decision number:  1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated 06/8/2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: "The role of social worker for gender mainstreaming in poverty reduction project" (case studies in three communes of Quang Trach district capes, Quang Binh Province)

8. Major: Social work                   9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Dr.  Nguyen Duc Manh

 Institute for Population, Family & Children Studies.

 11. Summary of the findings of the thesis:

12. Practical applicability:

13. Further research directions:

14. Thesis-related publications:

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây