Thông tin luận văn "Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với vấn đề phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc giai đoạn từ 1997 đến 2010" của HVCH Phạm Thị Linh, chuyên ngành Châu Á học.
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Linh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 23/11/1987
4. Nơi sinh: Nam Toàn - Nam Trực - Nam Định
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: “Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với vấn đề phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc giai đoạn từ 1997 đến 2010”
8. Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 60 31 06 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoa Hữu Lân, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội. Số 1A, Trần Phú, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu mà mọi quốc gia trên thế giới luôn hướng đến nhằm tạo nên sự phát triển ổn định, bền vững. Thực tế cho thấy, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để thực hiện công bằng xã hội (hay phúc lợi xã hội); ngược lại, công bằng xã hội tạo ra môi trường xã hội ổn định, tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế. Vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội là xu hướng và cơ sở quan trọng để tạo nên sự phát triển bền vững. Kinh nghiệm của Hàn Quốc từ những năm 70 của thế kỉ trước cho đến nay cho thấy, bí quyết để tạo nên “con Rồng Châu Á” chính là sự kết hợp của hai yếu tố này. Từ những kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc sẽ giúp cho nước ta thực hiện hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và thực hiện tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội nói riêng. Đây cũng là mục đích và nội dung của luận văn thạc sĩ này.
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đó, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
- Về nội dung:
+ Khái quát một số cơ sở lí luận về tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội.
+ Khái quát và phân tích những kết quả đạt được về tác động của tăng trưởng kinh tế đối với vấn đề phúc lợi xã hội của Hàn Quốc; đánh giá sự tác động của mối quan hệ giữa hai mục tiêu đó đối với sự phát triển thành công của kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1997 đến năm 2010.
+ Trên cơ sở đó, đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm áp dụng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, đặc biệt là các bài học về giải quyết các vấn đề về công bằng xã hội, an sinh xã hội.
+ Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam.
- Về những đóng góp mới của luận văn:
+ Hệ thống hoá các tài liệu liên quan đến đề tài.
+ Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tác động của tăng trưởng kinh tế đến thực hiện phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc trên các mặt của đời sống xã hội, luận văn rút ra được một số bài học kinh nghiệm đối với việc thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
Với mục đích nghiên cứu sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện phúc lợi xã hội, đặc biệt những tác động hiệu quả, tích cực từ tăng trưởng kinh tế đến việc thực hiện các mục tiêu, chính sách phúc lợi xã hội của Hàn Quốc nhằm đưa ra những liên hệ và một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, an sinh xã hội hiện nay; luận văn đã đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cụ thể trên cơ sở những chính sách mà Hàn Quốc đã thực hiện thành công, hi vọng những bài học kinh nghiệm đó có thể áp dụng trong thực tiễn Việt Nam như: bài học về tập trung xây dựng phong trào nông thôn mới nhằm giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; bài học về sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội và công tác xã hội hoá an sinh xã hội; bài học về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho tầng lớp thu nhập thấp…
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
Do kiến thức và thời gian nghiên cứu có hạn và trong phạm vi một luận văn thạc sĩ không thể giải quyết thấu đáo, đầy đủ mọi vấn đề, nên luận văn này mới chỉ chủ yếu nghiên cứu và đề cập đến tác động của tăng trưởng kinh tế đến phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc trong giai đoạn 1997 đến 2010 - gắn với giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới, mà không đánh giá chiều ngược lại.
Do đó, nếu có điều kiện nghiên cứu và phát triển tiếp, luận văn sẽ đi theo hướng:
- Nâng cấp đề tài thành đề tài nghiên cứu sinh ở trình độ tiến sĩ.
- Phân tích sâu hơn mặt lí luận; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về mối quan hệ hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội của Hàn Quốc sẽ lượng hoá và xây dựng mô hình áp dụng cho Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Luận văn tốt nghiệp đại học (năm 2009): “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chế độ phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc”
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Pham Thi Linh
2. Sex: Female
3. Date of birth: 23/11/1987
4. Place of birth: Nam Toan - Nam Trưc - Nam Dinh
5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated October 14, 2009 of Rector of University of Social Sciences and Humanities – Hanoi National University.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: "The impact of economic growth on social welfare in Korea in the period 1997 and 2010”
8. Major: Asian Studies 9. Code: 60 31 06 01
10. Supervisors: Prof. Hoa Huu Lan, Hanoi Institute of sociao-economic development. No. 1A, Tran Phu, Ha Dong district, Hanoi city.
11. Summary of the findings of the thesis:
Economic growth and social justice are the goals always followed by all countries in the world create a stable and sustainable development. In fact, the economic growth is a decisive factor for the implementation of social justice (or welfare), vice versa, the social justice shall create a stable social environment and create favourable conditions to push up economic growth. Economic growth associated with social justice is a trend and an important basis a sustainable development. Experiences of South Korea from the 70s of last century have so far shown that the know -how to creat an "Asian Dragon" is a combination of two factors. Successful experience of South Korea will help our country for effective implementation process of industrialization and modernization in general and the implementation of economic growth with social justice in particular. This is also the objective and content of this master thesis.
Based on the research objectives, the thesis has achieved the following results:
- About content:
+ Brief of some theoretical basis for economic growth and social welfare.
+ Overview and analysis of recent achievements of the impact of economic growth on social welfare in South Korea, and assess the impact of the relationship between the two objectives to the development of of South Korean economy, particularly after the economic crisis lasting from 1997 to 2010.
+ On that basis, some lessons applicable to the process of socio- economic development in our country are drawn, especially the lessons on solving the problems of social justice and social security.
+ In addition, the thesis also proposes some solutions to improve the efficiency of economic growth and social equity in Vietnam.
- Regarding new contributions of the thesis:
+ Systemize documents related to the topic
+ Based on analysis and evaluation of the impact of economic growth on the implementation of social welfare in all aspects of social life in South Korea, the thesis has drawn some lessons for Vietnam’s current economic growth and social equity
12. Practical applicability, if any:
With the research objectives focusing on the inter-relevance and close relationship between the economic growth with the implementation of social welfare, in particular effective and positive impacts of economic growth on the realization of the objectives and social welfare policies of South Korea, then introduce the connection and some lessons for reference of Vietnam during the current implementation process of economic growth coupled with social justice and social welfare; the thesis has provided a number of specific lessons learned on the basis of the policies that South Korea has successfully carried out, it is highly expected that experience lessons can be applied in practice in Vietnam such as: lesson of focusing on new rural area movement in order to reduce the gap between rural and urban areas; lessons of the State’s intervention and regulation in implementing social welfare policy and social works of social security; lessons of development of social houses for low-incomers
13. Further research directions, if any:
Because of limited knowledge, restrained research time scope, the master's thesis can not solve thorough, complete every problem, for this reason this paper just mainly refers to research and mention the impact of economic growth on the social welfare in South Korea during the period 1997 to 2010 - in association with the period after the world economic crisis, without evaluating the opposite direction.
Therefore, if it is possbile to conduct further research and development, the thesis will go towards:
- Upgrade subject to a research at PhD level.
- In - depth analyze the theoretical basis; on the basis of analysis, the assessment of the situation of harmonious relationship between economic growth and social welfare in South Korea will be quantified and set up an applicable model in Vietnam
14. Thesis-related publications:
University Thesis (2009): "The relationship between economic growth and social welfare regime in South Korea"