Thông tin luận văn "Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh Trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội" của HVCH Trương Quang Lâm, chuyên ngành Tâm lí học.
1. Họ và tên học viên: Trương Quang Lâm
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/03/1986
4. Nơi sinh: Hà Tây
5. Quyết định công nhận học viên số 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh Trường Trung học phổ thông Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội.
8. Chuyên ngành: Tâm lí học ; Mã số: 60 31 80
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Khánh Hà
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Khái quát quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tự đánh giá và tự đánh giá của học sinnh trường THPT Tô Hiệu, huyên Thường Tín, Hà Nội, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Về nghiên cứu lí luận:
+ Luận văn xây dựng được hệ thống khái niệm công cụ của đề tài: Tự đánh giá; Học sinh THPT; Tự đánh giá của học sinh THPT, Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của học sinh THPT…
+ Luận văn chỉ ra được tự đánh giá của học sinh THPT có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố xã hội khác. Bao gồm các yếu tố trực tiếp và gián tiếp như: Giáo dục gia đình, Giáo dục trong nhà trường, Nhóm bạn bè. Trong đó chú trọng đến mối quan hệ giữa giáo dục gia đình, cách ứng xử của cha mẹ đối với các mặt tự đánh giá của học sinh.
- Về nghiên cứu thực tiễn:
+ Kiểm nghiệm kết quả trắc nghiệm E.T.E.S và độ tin cậy cho thấy học sinh có TĐG ở mức trung bình. Mức độ tự đánh giá ban đầu của học sinh thấp hơn mức độ tự đánh giá đo được trong thang đo E.T.E.S. Đa số học sinh có tự đánh giá phù hợp với đánh giá của cha mẹ và giáo viên, trong đó mức độ phù hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của cha mẹ cao hơn so với mức độ phù hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên, được thấy trên các mặt được nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng có một tỉ lệ nhất định học sinh tự đánh giá không phù hợp so với đánh giá của giáo viên và đánh giá của cha mẹ.
+ Tự đánh giá của học sinh không đồng đều ở các mặt, trong đó học sinh đánh giá cao hơn ở mặt giao tiếp xã hội, định hướng tương lai và về thể chất ngoại hình. Tự đánh giá về mặt học tập thấp hơn, gần đạt mức trung bình, đa phần các em chưa hài lòng về kết quả học tập ở trường, nhưng học sinh đánh giá cao những mệnh đề về mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên. So sánh mức độ tự đánh giá của học sinh nam và nữ cho thấy, các em nam có tự đánh giá cao hơn so với các em nữ về mặt thể chất. Trong khi đó có sự khác biệt nhất định giữa nam và nữ trong các mặt giao tiếp xã hội, mặt học tập và định hướng tương lai, nhìn chung nữ có tự đánh giá cao hơn nam ở 3 mặt này.
+ Mức độ tự đánh giá của các khối lớp có sự khác nhau, học sinh khối 11 có tự đánh giá thấp hơn học sinh khối 10 và 12 trên các mặt được đánh giá, trong đó học sinh khối 12 có tự đánh giá cao nhất.
+ Về mức độ tự đánh giá giữa lớp chọn và lớp thường: không có sự khác nhau về giao tiếp giữa học sinh lớp chọn và lớp thường. Còn trong các mặt tự đánh giá khác có sự khác nhau rõ rệt, nhìn chung học sinh lớp chọn tự đánh giá cao hơn học sinh lớp thường về thể chất, về học tập và về định hướng tương lai.
+ Về vai trò của cha mẹ đối với con cái: Sự thống nhất trong cách giáo dục con cái và ứng xử của cha mẹ với con cái đóng vai trò quan trọng đối với tự đánh giá của các em. Con cái có mức độ tự đánh giá cao khi bố mẹ có cách ứng xử quan tâm tích cực và ngược lại, con cái có tự đánh giá thấp khi cha mẹ ít quan tâm, hoặc có cách ứng xử phê phán tiêu cực.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã chứng minh giả thuyết mà chúng tôi đã nêu ra từ đầu là đúng đắn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Tự đánh giá có vai trò quan trọng đối với việc phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài giúp học sinh có tự đánh giá phù hợp hơn. Không những vậy, kết quả của luận văn còn có thể áp dụng cho các trường THPT nói chung trên địa bàn để giúp các em tự đánh giá đúng năng lực bản thân, các em có sự tự tin trong các mặt đánh giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục nghiên cứu theo các định hướng sau:
- Mở rộng nghiên cứu trên phạm vi toàn thành phố.
- Nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa các mặt tự đánh giá trong thang đo E.T.E.S, và đối chứng giữa học sinh ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Truong Quang Lam 2. Sex: Male
3. Date of birth: March 2nd, 1986 4. Place of birth: Ha Tay
5. Admission decision number: 1528/QĐ- XHNV- KH&SĐH, Dated: October 14th, 2009
6. Changes in academic process: Nothing change
7. Official thesis title: Self-assessment study of students at high school To Hieu, Thuong Tin district, Ha Noi.
8. Major: Psychology 9. Code: 60 31 80
10. Supervisors: Asso.prof. Dr. Truong Khanh Ha
11. Summary of the findings of the thesis:
General process of theoretical and practical research about self-assessment of students at To Hieu High School, Thuong Tin district, Ha Noi, we propose some preliminary following conclusions:
- About theoretical research
+ Thesis has developed a conceptual system of project tools: Self-assessment; High school students, Self-assessment of high school students; Some of factors affecting self-assessment of high school students…
+ Thesis indicates that self-assessment of high school students has dialectical relationship with other direct and indirect social factors such as family education, school education, friend groups. In particular, it focuses on the relationship between family education, parental behaviors for the student self-assessment.
- About practical research:
+ ETES testing results and its reliability show that student self-assessment is at average level. The initial self-assessment level of those students is lower than the self-assessment level measured in ETES scale. Most of student self-assessment is in accordance with the assessment of parents and teachers, in which the relevance between the student self-assessment and parental assessment is higher than the relevance between the student self-assessment and their teachers’ assessment, shown in statistics under the study. Besides, there also has a certain percentage of student self-assessment that is not inconsistent with the teachers’ assessment and evaluation of the parents.
+ Student self-assessment is not unified in every aspects, in which students rated higher on social communications, future-oriented and physical appearance. Self-assessment of learning is lower, near average. Most of them are not satisfied with academic results at school, but the students appreciate the propositions on the relationship between students and teachers. Comparing the level of male and female student self-assessment showed that boys have higher self-assessment than girls in terms of physical subject. In the mean while, there are certain differences between men and women in social communications, academic and future-oriented. In general, women rated higher than men in these 3 aspects.
+ The level of self-assessment also varies on grades. 11th-grade- students’ self-assessment is lower than students in 10th and 12th grades in terms of every aspects, in which 12th grade students have the highest self-evaluation level.
+ Self-assessment of selected and regular classes: there is no difference in communication between students in selected classes and regular classes. However, in other aspects of self-assessment, there are obvious differences. Generally, selected students have higher self- assessment level than regular students in terms of physical aspect, their study, and future orientation.
+ The role of parents to children: The unity of educating their children and their parents behave with their children played an important role for self-assessment’s students. Student have higher levels of self-assessment when parents have behaviors to positive and vice versa, they have low self-assessment when parents paid little attention or critical behavior negatively.
In short, the result of the research has proven the theory that we have stated from the beginning is right.
12. Practical applicability, if any:
Self-assessment has an important role for the development and completion of a student. Therefore, the results of the research study, students have more appropriate self-assessment. Furthermore, the results of the thesis may also apply to the general high schools in the area to help them appreciate the power itself, since it removes a self-deprecating, they have the confidence to personality development.
13. Further research directions, if any:
In future research we continue to follow the following directions:
- Expand research throughout the city.
- Further research on the relationship between the self-assessment in ETES scale, and verify students in rural and urban areas.
14. Thesis-related publications: No result