Thông tin luận văn "Nhận thức của vị thành niên Việt Nam độ tuổi 15- 17 về bình đẳng giới và các yếu tố tác động" của HVCH Trần Thị Phương Anh, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Phương Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/09/1986
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1016/ QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức của vị thành niên Việt Nam độ tuổi 15- 17 về bình đẳng giới và các yếu tố tác động
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá nhận thức của vị thành niên Việt Nam độ tuổi 15- 17 về bình đẳng giới và các yếu tố tác động. Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy:
- Tỉ lệ vị thành niên đồng ý với mô hình phân công lao động truyền thống tuy có thấp hơn so với các nhóm trưởng thành khác cùng quan điểm, nhưng tỉ lệ này vẫn còn cao, cho thấy vẫn còn một bộ phận vị thành niên ngày nay còn những quan điểm thiên lệch trong nhận định về vai trò, năng lực của nữ giới và nam giới.
- Trong quan điểm về người quyết định các vấn đề kinh tế trong gia đình, số vị thành niên cho rằng cả vợ và chồng nên cùng quyết định chính chiếm tỉ lệ tương đối cao nhưng chênh lệch giữa vợ và chồng còn lớn.
- Các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân, gia đình của vị thành niên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của họ về bình đẳng giới. Những quan điểm có tính bất bình đẳng giới diễn ra gay gắt hơn ở các nhóm vị thành niên nông thôn, nam vị thành niên, vị thành niên có mức sống thấp hơn và vị thành niên trong những gia đình có cha mẹ trình độ học vấn thấp. Trong khi đó, nhóm vị thành niên trong các gia đình ở đô thị, nhóm có mức sống giàu/ khá giả, nhóm có cha mẹ trình độ học vấn cao và trong các gia đình có sự chia sẻ công việc giữa vợ và chồng có nhận thức bình đẳng hơn.
- Trong những gia đình có sự phân chia bình đẳng các công việc, từ việc nội trợ, chăm sóc người già, trẻ em cho tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ, vị thành niên ở những gia đình này quan niệm công bằng hơn qua tỉ lệ nhấn mạnh đến về vai trò cũng như quyền lực của cả nữ giới và nam giới. Trong khi đó, chịu sự ảnh hưởng từ chính mô hình phân công lao động bất bình đẳng trong gia đình, sự phân công lao động theo giới trong công việc nhà vô hình chung đã tạo thành “nề nếp” trong suy nghĩ của nhiều vị thành niên.
- Học vấn của người cha cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của con cái họ về bình đẳng giới. Đặc biệt, sự ảnh hưởng từ học vấn của người cha rõ rệt hơn ở nhóm người cha có học vấn thấp, khi đó, nhận thức của những vị thành niên này tỏ ra bảo thủ hơn so với những vị thành niên có mẹ trình độ học vấn thấp. Số liệu này chỉ ra vai trò quan trọng của người cha trong nhận thức của con cái về bình đẳng giới. Do đó, việc giáo dục bình đẳng giới không chỉ dành cho vị thành niên mà nên có cả sự tham gia của cha mẹ vị thành niên.
11. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Quan niệm giới qua ca dao, tục ngữ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 5/ 2010.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Phuong Anh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 03/09/1986 4. Place of birth: Bac Ninh
5. Admission decision number: 1016/ QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 31/12/2008 of Rector – University of social Sciences and Humanities, VNU Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Awareness of the Vietnamese Teenagers aged from 15 to 17 about gender equality and influential factors
8. Major: Sociology Code: 60 31 30
10. Supervisors: Assoc. Prof. Nguyen Huu Minh, Director of Institute for Family and Gender Studies
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis analyzed and evaluated the awareness of Vietnamese Juvenile aged from 15 to 17 on gender equality and the impact factors to them. Results of qualitative and quantitative researching shown:
- The percentage of teenagers agree with the model of traditional division of labor, though is lower than other adult groups, but this rate is still high. It suggested that is a part of teenagers still has the bias point in comments on on the role and ability of women and men.
- In view of the decision of economic problems in the family, the juvenile said that both husband and wife should decide together is the relatively high rate, but the difference husband from wife is still great.
- The elements of the personal characteristics, families of teenagers influenced their perceptions of gender equality strongly. The point of the gender inequalities occur more acutely in the rural, male, lower living standards group and the group in families with low-educated parents.
- In families with an equal division of work, teenagers emphasized the role and power of both women and men.
- Education of the father also affected perceptions of their children on gender equality. In particular, the influence from the father's education more pronounced among low-educated fathers, then, awareness of the tenagers proved more conservative than those their low-educated mothers.
12. Thesis-related publications:
Gender perceptions in Vietnam proverb and folk songs, Journal of Family and Gender Studies, Vol.20, No. 5/ 2010.