1. Họ và tên học viên: Trần Thị Quỳnh Trang 2. Giới tính Nữ
3. Ngày sinh: 24/12/1989 4. Nơi sinh: Phú Thọ, Việt Nam
5. Quyết định công nhận học viên số: 2705/2020/QĐ-XHNV ngày 24/12 / 2020 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Lối sống ở khu tập thể Kim Liên, Hà Nội”.
8. Chuyên ngành: Nhân học; Mã số: 8310302.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Vũ Hoàng, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Luận văn là công trình nghiên cứu về lối sống trong khu tập thể ở Hà Nội từ 1960 cho đến hiện nay. Lấy trường hợp nghiên cứu ở khu tập thể Kim Liên, luận văn nghiên cứu sự biến đổi các loại không gian: không gian tư (hộ gia đình), không gian công cộng; và lý giải nguyên nhân của sự biến đổi đó.
- Bản luận văn đã nêu được khái quát quá trình hình thành các khu tập thể ở Hà Nội nói chung trong bối cảnh thành phố sau năm 1954. Sau đó, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về khu tập thể Kim Liên, mô tả quá trình các cư dân dần dần được phân về ở trong các khối nhà khu B và mối quan hệ giữa các cư dân ở đây. Đây chính là tính mới của nghiên cứu nhân học về lối sống ở trong khu tập thể, trong khi các công trình khác chỉ tập trung vào kiến trúc, vật liệu và yêu cầu cải tạo chung cư cũ.
- Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu các không gian và dựa trên cơ sở lý thuyết không gian của Henri Lefebvre. Đây là một điểm mạnh của luận văn khi kết hợp lý thuyết nhằm lý giải sự hình thành và biến đổi của ba loại không gian: không gian tư trong các hộ gia đình, không gian chung (bán công cộng) giữa các tầng và không gian công cộng ở bên ngoài các khối nhà.
- Luận văn còn phân tích quá trình thương thoả giữa các cư dân trong việc tạo ra không gian sống phù hợp với nhu cầu của cá nhân và cộng đồng, phù hợp với từng bối cảnh kinh tế-xã hội Việt Nam.
- Bản luận văn có tính thực tiễn và hữu ích với nhiều thông tin hướng đến tìm hiểu lối sống trong đô thị, vấn đề nhân học đô thị, góc nhìn di sản đối với hình ảnh khu tập thể ảnh hưởng của kiến trúc Xô viết ở Hà Nội.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nội dung luận văn đóng góp tốt các tư liệu nhân học để nghiên cứu về sinh kế, văn hoá và tổ chức xã hội trong xã hội đô thị hiện đại, trong khu tập thể mô hình Xô viết ở Hà Nội.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sự thương thoả trong sử dụng không gian ở các khu chung cư khác, chung cư mới trong các khu đô thị hiện đại ở Hà Nội.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Quynh Trang 2. Sex: Female
3. Date of birth: 24/12/ 1989 4. Place of birth: Phu Tho, Vietnam
5. Admission decision number: 2705/2020/QĐ-XHNV Date 24/12/2020 by the rector of the University of Social Science and Humanities, VNU.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: Lifestyle in Kim Lien Collective Apartment Complex, Hanoi
8. Major: Anthropology Code: 8310302.01 ____
9. Supervisors: Dr. Nguyen Vu Hoang; Faculty of Anthropology, University of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of the findings of the thesis:
- The thesis studies lifestyles of residents living in collective apartment complexes (KTT) in Hanoi since 1960 until today. Taking the case study of Kim Lien complex, the thesis studies the changes in different space: private space (household), public space; and presents the reasons for the changes.
- The thesis presents the general establishment of KTT in Hanoi after 1954. After that, the thesis focuses on the cases in Kim Lien KTT, describing the arrival of residents in the buildings of zone B and analyses the relationship between residents. This is the originality and new information of an anthropological research. The thorough literature review of the studies on Soviet-styled apartment complexes in Hanoi points out that many work mainly focuses on the architecture, materials and renovation of KTTs;
- Points out the role of residents in the production of space according to Henri Lefebvre theorist. This is a strength of the thesis because the it can apply a theory to the study, explaining the establishment and changes of three space: the private space of households, the public space (and semi-public space) between the floors and outside of the KTT buildings.
- The thesis also analyzes in detail the negotiation process of the residents on the lived space in Kim Lien KTT suitable for the socio-economic situation of Hanoi, Vietnam at different periods.
- The thesis has an application in practice because it provides many important information for the understanding of urban lifestyles, urban anthropology and heritage of a Soviet-styled residential complexes in Hanoi.
11. Applicability practical, if any:
The research results of the thesis contribute greatly to the anthropological materials on livelihood, culture and social organization of the residents living in Soviet-style apartment complexes in Hanoi.
12. Further research directions, if any: Space negotiation in new urban settings of Hanoi
13. Thesis-related publications: None