1. Họ và tên học viên: Hoàng Thị Hà Giang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/10/1991
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV Ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Kiến trúc, nơi chốn và cảnh quan trong phim Shimizu Hiroshi: Trường hợp phim The Masseurs and a Woman (1938) và Ornamental Hairpin (1941)
8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Mã số: 8210232.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thục, game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Nghiên cứu điện ảnh Nhật Bản 1930-1945 với trường hợp đạo diễn Shimizu Hiroshi cùng dòng phim du hành mà ông trung thành trong phần lớn thời gian sự nghiệp.
- Shimizu Hiroshi có sự nghiệp đồ sộ gồm 163 bộ phim, tập trung cho dòng phim du hành, lấy sự dịch chuyển và các địa điểm trung chuyển trên đường đi làm cảm hứng chính, tạo ra nghệ thuật quay phim du hành độc đáo của riêng mình.
- Cảm thức du hành trong phim của Shimizu mở ra khả năng xem xét mối quan hệ của con người với nơi chốn trong tương quan sự dịch chuyển. Shimizu chỉ ra bi kịch của con người trong xã hội biến động không chỉ là sự khốn khó vật chất hay tổn thương về cơ thể mà còn là sự đứt gãy căn tính. Trong bức tranh đại cảnh của lịch sử, những cá nhân riêng lẻ bị xoá bỏ nhân dạng, bi kịch cá nhân bị hoà tan trong bi kịch của thời đại.
- Mối liên kết đặc biệt, không thể tách rời của con người và nơi chốn đã tạo ra một công cụ hữu hiệu để xem xét các biểu hiện tha hoá căn tính và khủng hoảng hiện sinh trong trạng thái hình thành/không hình thành nơi chốn. Trong nỗ lực tách bỏ con người khỏi gắn kết với nơi chốn và dạt ra vô định trong phi nơi chốn, phim đã cho thấy con người hiện tồn đồng nhất với con người du hành. Mặt khác, du hành cũng có thể được xem là trạng thái hiển nhiên, tất yếu của hiện tồn. Khi ta du hành tìm kiếm nơi chốn mình thuộc về, ta cũng đang tìm kiếm ý nghĩa cốt lõi của hiện sinh, tìm kiếm câu trả lời cho sự “làm người”. Và như vậy, điện ảnh du hành của Shimizu cũng có thể xem là triết luận tinh tế về căn tính con người, về con người hiện-hữu-trong-thế-giới.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo trực tiếp cho những người quan tâm nghiên cứu về đạo diễn Shimizu Hiroshi và ứng dụng của lý thuyết nơi chốn trong nghiên cứu điện ảnh.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài có thể phát triển theo hướng sử dụng lý thuyết nơi chốn làm cơ sở nghiên cứu về các đạo diễn/tác phẩm điện ảnh trên thế giới trong những giai đoạn biến động của lịch sử như chiến tranh, dịch bệnh, suy thoái kinh tế.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Hoang Thi Ha Giang
2. Sex: Female
3. Date of birth: 10/10/1991
4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV Dated 28/12/2022
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Architecture, Place and Landscape in Hiroshi Shimizu’s films: Case study The Masseurs and a Woman (1938) and Ornamental Hairpin (1941)
8. Major: Film and Television Studies Code: 8210232.01
9. Supervisors: Dr. Tran Thi Thuc, VNU University of Social Sciences and Humanities (Hanoi)
10. Summary of the findings of the thesis:
- Japanese Cinema 1930-1945 studies with a focus on director Shimizu Hiroshi and his dedication to the travel film genre throughout much of his career.
- Shimizu Hiroshi’s prolific career includes 163 films, largely centered on the travel genre, where movement and transit locations along the journey serve as primary inspiration. He created a unique style of travel cinematography.
- The sense of travel in Shimizu's films opens up the possibility of examining human relationships with places in relation to movement. Shimizu highlights the tragedy of individuals in a turbulent society, which encompasses not only physical hardship or bodily harm but also fractures in identity. In the grand picture of history, individual identities are erased, and personal tragedies dissolve into the tragedy of the era.
- The special, inseparable bond between humans and places becomes an effective way for examining expressions of identity alienation and existential crisis in the formation/non-formation of place. In the effort to separate human from the attachment to place and drift into the unknown in placelessness, the films reveal the traveler as a reflection of human existence itself. On the other hand, traveling can also be seen as a state of being. When we travel to find the place we belong to, we are also searching for the core meaning of existence, seeking answers to the essence of "being human". In this way, Shimizu's travel cinema can be viewed as a subtle philosophical exploration about human identity, about human being-in-the-world.
11. Practical applicability, if any: The thesis is a direct reference source for those interested in researching director Shimizu Hiroshi and the application of place theory in film studies.
12. Further research directions, if any: The topic can be developed in the direction of using place theory as a foundation for studying filmmakers/films worldwide during historically turbulent periods such as wars, pandemics, and economic recessions.
13. Thesis-related publications: None