1. Họ và tên học viên: Quách Văn Vũ
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/09/1983
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28/12/2022 của Hiệu trưởng game đánh chắn online đổi thưởng
, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn:Chính sách an ninh quốc phòng của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida.
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nghiêm Tuấn Hùng; TS Nguyễn Văn Đáp
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Chương 1: Mặc dù còn rào cản pháp lý nhưng nội bộ Nhật Bản tương đối đồng thuận về chính sách an ninh quốc phòng dưới thời Thủ tướng Kishida Fumio. Các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống đặt ra yêu cầu cấp bách với Chính phủ Thủ tướng Kishida Fumio phải điều chỉnh về nội dung, cách thức triển khai chính sách an ninh quốc phòng để thích ứng với môi trường quốc tế có những diễn biến mới, nhất là trong bối cảnh xảy ra các cuộc xung đột quân sự trên thế giới như ở Ukraine và việc Triều Tiên đẩy mạnh chương trình hạt nhân, tên lửa.
Chương 2: Nội dung cốt lõi của chính sách an ninh quốc phòng của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Kishida Fumio gồm: bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ; chính sách với các vấn đề an ninh phi truyền thống; củng cố liên minh Nhật-Mỹ; và chung tay giải quyết những thách thức an ninh toàn cầu. Các biện pháp triển khai gồm: Phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng mạnh ngân sách quốc phòng với mục tiêu đạt 2% GDP vào năm 2027; mua các hệ thống vũ khí hiện đại của Mỹ và phát triển công nghiệp quốc phòng nội địa; củng cố liên minh Nhật-Mỹ; hợp tác an ninh quốc phòng với Australia và các quốc gia chủ chốt ở khu vực Đông Nam Á gồm: Indonesia, Singapore, Campuchia, Việt Nam, Philippines.
Chương 3: Chính sách an ninh quốc phòng của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Kishida Fumio tiếp tục kế thừa những nền tảng chính sách an ninh quốc phòng mang tính phòng vệ phù hợp với Hiến pháp hòa bình, coi liên minh Nhật-Mỹ là nhân tố trung tâm. Tuy nhiên, đã đưa ra những điều chỉnh mang tính khác biệt đối với những Chính phủ tiền nhiệm như: tăng mạnh chi tiêu quốc phòng (đạt 1,9% GDP trong năm 2022 và 2023, đặt mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% GDP vào năm 2027); phát triển công nghiệp quốc phòng và tăng mua sắm vũ khí hiện đại từ Mỹ; chủ động can dự vào điểm nóng xung đột Ukraine; ký kết Thỏa thuận tiếp cận tương hỗ (RAA) với các nước là đồng minh của Mỹ; chuyển giao hệ thống radar cho Philippines; sử dụng viện trợ an ninh chính thức (OSA) như công cụ để triển khai chính sách an ninh với các nước trong khu vực. Những điều chỉnh chính sách an ninh quốc phòng của Chính phủ Thủ tướng Kishida Fumio đã góp phần tạo ra một sự phân cực rõ ràng trên trường quốc tế giữa một bên là Nga và Trung Quốc, một bên là Mỹ và các đồng minh của Mỹ; đẩy nóng tình hình khu vực, thậm chí có nguy cơ xảy ra chạy đua vũ trang hoặc một cuộc va chạm quân sự ngoài ý muốn. Đối với Việt Nam, có cả yếu tố tích cực và tiêu cực, cụ thể: Yếu tố tích cực là giúp Việt Nam có cơ hội nâng cao vị thế trên trường quốc tế, tạo ra sự cân bằng hơn ở Biển Đông, xây dựng cầu nối để thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt, có thêm đối tác giúp hiện đại hóa vũ khí, trang thiết bị quốc phòng. Yếu tố tiêu cực là gây ra nguy cơ phải chọn bên đối với Việt Nam trong một thế giới phân cực, xung đột vũ trang ở những khu vực xung quanh Việt Nam. Do đó, Việt Nam một mặt cần tận dụng những yếu tố tích cực mang lại từ chính sách an ninh quốc phòng của Nhật Bản. Mặt khác, cần linh hoạt trong chính sách, mềm dẻo trong ứng xử, khôn ngoan trong hành động để tránh trực tiếp rơi vào vòng xoáy đối đầu giữa các nước lớn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Quach Van Vu
2. Sex: Male
3. Date of birth: 20th September 1983
4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV Dated: 28th December 2022
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Japan’s defense and security under prime minister Fumio Kishida
8. Major: International relations Code: 8310601.01
9. Supervisors:
Associate Professor, Dr. Nghiem Tuan Hung;
Associate Professor, Dr. Nguyen Van Dap
10. Summary of the findings of the thesis:
Chapter 1: Although there are still legal barriers, Japan's internal security policy is relatively consistent under Prime Minister Kishida Fumio. Traditional and non-traditional security issues pose an urgent requirement for the Government of Prime Minister Kishida Fumio to adjust the content and implementation of national security and defense policies to adapt to the changing international environment. new developments, especially in the context of military conflicts around the world such as in Ukraine and North Korea's promotion of its nuclear and missile programs.
Chapter 2: The most importantcontents of Japan's national security and defense policy under Prime Minister Kishida Fumio includes: protecting sovereignty and territory; policies on non-traditional security issues; strengthen the Japan-US alliance; and join hands to solve global security challenges. Implementation measures include: Promoting synergy, sharply increasing the defense budget with the goal of reaching 2% of GDP by 2027; purchase modern US weapons systems and develop domestic defense industry; strengthen the Japan-US alliance; defense and security cooperation with Australia and key countries in Southeast Asia including: Indonesia, Singapore, Cambodia, Vietnam, and the Philippines.
Chapter 3: Japan's national defense and security policy under Prime Minister Kishida Fumio continues to inherit the foundations in accordance with the Peaceful Constitution, considering the Japan-US alliance as a central factor. However, it has made different adjustments compared to previous Governments such as: sharply increasing defense spending (reaching 1.9% of GDP in 2022 and 2023, aiming to increase defense spending to level of 2% of GDP in 2027); develop the defense industry and increase purchases of modern weapons from the US; proactively engage in the Ukraine conflict hot spot; sign Reciprocal Access Agreement (RAA) with countries that are US allies; transfer of radar system to the Philippines; use official security assistance (OSA) as a tool to implement security policy with countries in the region.The adjustments to the national defense and security policy of the Government of Prime Minister Kishida Fumio have contributed to creating a clear polarization in the international arena between Russia and China on the one hand, and the United States and its allies on the other hand; heating up the regional situation, even risking an arms race or an unintended military collision.For Vietnam, there are both positive and negative influences,including: The positive factorsare to help Vietnam have the opportunity to enhance its position in the international arena, create more balance in the South China Sea, build a bridge to promote US-Vietnam relations, with more partners to help modernize weapons and defense equipment. The negative factorsare the risk of having to choose sides for Vietnam in a polarized world and armed conflicts in areas surrounding Vietnam. Therefore, on the one hand, Vietnam needs to take advantage of the positive factors brought by Japan's security and defense policy. On the other hand, it is necessary to be flexible in policy, flexible in behavior, and wise in actions to avoid falling directly into the spiral of confrontation between major countries.
11. Practical applicability, if any: None
12. Further research directions, if any: None
13. Thesis-related publications: None