Tên tác giả: Nguyễn Thu Trang
Tên luận án: Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ năm 2009 đến năm 2020
Ngành khoa học của luận án: Quốc tế học
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 9310601.01.
Tên đơn vị đào tạo Sau đại học: game đánh chắn online đổi thưởng
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là tập trung phân tích, làm rõ thực trạng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ năm 2009 đến năm 2020, từ đó đưa ra các nhận xét và dự đoán xu hướng vận động trong tương lai.
Để làm sáng tỏ được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
(i), Tập hợp, hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh chiến lược tiếp cận từ các lý thuyết, học thuyết quan hệ quốc tế;
(ii), Phân tích thực trạng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ năm 2009 đến năm 2020 trên các lĩnh vực là chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Biển Đông;
(iii), Phân tích, nhận xét thực trạng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á từ năm 2009 đến năm 2020 và dự báo xu hướng vận động trong tương lai.
Về đối tượng nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu về cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á từ năm 2009 đến năm 2020.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án “Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ năm 2009 đến năm 2020” áp dụng nhiều phương pháp nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu và tăng tính khoa học cho đề tài mà các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau:
- Phương pháp lịch sử: Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 2009 đến năm 2020, tương ứng với 11 năm, do đó, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á cần được xem xét trong bối cảnh chung của thế giới và tình hình của khu vực Đông Nam Á.
- Phương pháp phân tích chính sách được sử dụng nhằm làm sáng tỏ chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á góp phần thể hiện thực trạng của cuộc cạnh tranh.
- Phương pháp phân tích địa - chính trị đặt cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung dưới góc độ cạnh tranh địa - chính trị, cạnh tranh quyền lực của khu vực Đông Nam Á, từ đây thấy rõ lợi ích chiến lược, mục tiêu chiến lược của Mỹ và Trung Quốc trong tranh giành ảnh hưởng đối với khu vực.
- Phương pháp logic, so sánh hệ thống: Đề tài nghiên cứu những thay đổi chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc ở Đông Nam Á để phân tích thực trạng của cuộc cạnh tranh chiến lược này đối với khu vực và từ đó đưa ra các xu hướng vận động trong tương lai. Đồng thời, đề tài nghiên cứu cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Biển Đông vì đây được xem là nơi thể hiện rõ thực trạng cạnh tranh chiến lược trong quan hệ Mỹ - Trung ở Đông Nam Á.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm chiến lược, chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể là chính sách “Xoay trục” hay “Tái cân bằng” sang châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama và chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Tự do và Rộng mở” của Tổng thống Donald Trump; chiến lược “Trỗi dậy hòa bình”, sau đó là “Phát triển hòa bình” và chiến lược “Thế giới hài hòa” dưới thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và chính sách đối ngoại dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm hiện thực hóa mục tiêu “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” nằm trong “Giấc mộng Trung Hoa” của Trung Quốc thông qua Dự án “Vành đai, Con đường”, Sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.
- Phương pháp dự báo: Luận án sử dụng phương pháp dự báo trong việc đưa ra các xu hướng vận động cho cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á trong tương lai trên cơ sở của hai mô hình phân tích là “Lăng kính cạnh tranh” của Mason và “Tam giác xung đột” của Galtung.
3. Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh chiến lược;
- Phục dựng bức tranh khái quát về thực trạng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ năm 2009 đến năm 2020 trên các lĩnh vực là chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Biển Đông;
- Dự báo xu hướng vận động của cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á trong tương lai.
3.2. Kết luận
- Cuộc cạnh tranh chiến lược của Mỹ với Trung Quốc rất phức tạp và bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan với nhau là chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng và kinh tế - thương mại.
- Đông Nam Á tiếp tục trở thành khu vực tăng trưởng nhanh và năng động nhất thế giới với xu thế chủ đạo là hợp tác và phát triển.
- Với vị thế là giao điểm của hai đại chiến lược của Trung Quốc và Mỹ, Đông Nam Á trở thành địa bàn có ý nghĩa quyết định sự thành bại của từng chiến lược, vì thế nó trở thành địa bàn tranh chấp, lôi kéo quyết liệt của cả Mỹ và Trung Quốc.
- Ở khu vực Đông Nam Á, Biển Đông được xem là khu vực trọng điểm của sự cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.
- Tương lai của sự cạnh tranh Mỹ-Trung không nhất thiết phải dẫn đến đối đầu trực tiếp. Mặc dù cạnh tranh là không thể tránh khỏi nhưng điều cần thiết đối với cả hai quốc gia và cộng đồng quốc tế là đảm bảo rằng sự cạnh tranh này vẫn ở dưới ngưỡng xung đột, nhấn mạnh hợp tác hơn là đối đầu. Tương lai chung của khu vực và thế giới rất có thể phụ thuộc vào sự cân bằng này.
SUMMARY OF DOCTORAL THESIS
The author’s name: Nguyen Thu Trang
Thesis title: The United States-China Strategic Competition in Southeast Asia from 2009 to 2020
Scientific branch of the thesis: International Studies
Major: International Relations Code: 9310601.01.
The name of postgraduate training institution: The University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University
Thesis purpose and objectives
The doctoral dissertation analyzes the status of the United States-China strategic competition in Southeast Asia from 2009 to 2020 and predicts the movement trends.
Therefore, the thesis focuses on solving the following tasks:
(i), Collect data and system of theoretical basis on strategic competition approached from international relations theories;
(ii), Analyze the status of the United States-China strategic competition in Southeast Asia from 2009 to 2020 in the fields of politics - diplomacy, security - defense, economics - trade, and the United States-China strategic competition in in the South China Sea;
(iii), Analyze and comment on the status of the United States-China strategic competition in Southeast Asia from 2009 to 2020 and forecast the movement trends.
Regarding the research object, the dissertation focuses on research on the United States-China strategic competition in Southeast Asia from 2009 to 2020.
- Research methods
- The dissertation "The United States-China Strategic Competition in Southeast Asia from 2009 to 2020" applies many methods to highlight research issues and increase the scientific nature of the topic, such as:
- Historical method: The research time range of the topic is from 2009 to 2020, corresponding to 11 years. Therefore, the United States-China strategic competition in Southeast Asia is studied in the general context of the world and Southeast Asia.
- Policy analysis methods are used to clarify the strategies and foreign policies of the United States and China in Southeast Asia, contributing to showing the strategic competition.
- The geo-political analysis method places the United States-China strategic competition in the perspective of geo-political competition and power competition in Southeast Asia to show the strategic benefits and strategic goals.
- Logical method, system comparison: The dissertation studies the strategic changes and foreign policies of the United States and China in Southeast Asia to analyze the status of this strategic competition and thereby provide future movement trends. At the same time, the topic studies the United States-China strategic competition in the South China Sea because this is considered a place to demonstrate the strategic competition in the United States-China relations in Southeast Asia.
- Analysis and synthesis methods are used to collect and evaluate sources related to the topic, including strategies and foreign policies of the United States and China. In the United States, there are two main strategies, including "Pivot" or "Rebalancing" by Barack Obama and "Free and Open Indo-Pacific" by Donald Trump. Besides that, China has these following strategies: "Peaceful Rise" followed by "Peaceful Development" and "Harmonious World" strategy under Hu Jintao, and foreign policy under Xi Jinping to realize the goal of "reviving the great Chinese nation" in China's "Chinese Dream" through the "Belt and Road" Project, the "21st Century Maritime Silk Road" Initiative, the Bank Asian Infrastructure Investment Bank.
- Forecasting methods are used to predict movement trends for the United States-China strategic competition in Southeast Asia based on two analytical models: Mason's "Competition Prism" and Galtung's "Conflict Triangle."
- Major results and conclusions
3.1. The major results
- Provide an overview of the theoretical and practical basis of strategic competition;
- Provide an overview of the status of the United States-China strategic competition in Southeast Asia from 2009 to 2020 in the fields of politics - diplomacy, security - defense, economics - trade, and US-China strategic competition in the East Sea;
- Predict the trend of the United States-China strategic competition in Southeast Asia.
3.2. Conclusions
- The United States-China strategic competition is complex in many related fields: politics - diplomacy, security - defense, and economics – trade;
- Southeast Asia continues to become the fastest-growing and most dynamic region;
- As the intersection of two great strategies of the United States and China, Southeast Asia becomes a significant area that determines the success or failure of the strategies by both the United States and China;
- The South China Sea is a key area of the United States-China strategic competition in Southeast Asia;
- The future of the United States-China competition does not necessarily lead to confrontation. While competition is inevitable, both countries and the international community would ensure that this competition remains below the threshold of conflict, emphasizing cooperation over confrontation. The future of the region and the world may depend on this balance.