Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   

Nhà báo Từ Minh Chiến: “Tôi nhớ về thất bại nhiều hơn thành công”

Thứ hai - 01/01/2024 19:00
Gắn bó hơn 6 năm tại Zing News với vai trò Trưởng Ban thể thao, trực tiếp tác nghiệp tại nhiều sự kiện trong nước và quốc tế là những kinh nghiệm quý báu của anh Từ Minh Chiến, cựu sinh viên K53 Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông. Khi được hỏi về những dấu ấn với nghề báo, anh Chiến chia sẻ bản thân luôn “nhớ về thất bại nhiều hơn thành công”.
 
1
Chia sẻ về cơ duyên trở thành một phóng viên thể thao, anh Chiến cho biết: “Tôi không nhớ rõ thời điểm nào tôi lựa chọn trở thành phóng viên thể thao. Tôi yêu thích thể thao từ khi học cấp 2 và tự tìm đọc nhiều sách, báo, xem TV về lĩnh vực này. Khi là sinh viên của Viện Báo, tôi bắt đầu tham gia và tổ chức giải bóng đá dành cho sinh viên trong Khoa Báo chí - Tứ Hùng Cup để vừa thỏa mãn đam mê vừa để thực hành tác nghiệp và viết tin bài. Tứ Hùng Cup là sân chơi giúp tôi kết nối thêm được nhiều mối quan hệ và phát triển kỹ năng làm nghề sau này. Sau đó tôi được người anh thân thiết hướng dẫn thực tập và trở thành một phóng viên đến hiện tại.” 
2
PV: Anh hãy chia sẻ về những khó khăn của những ngày đầu tiên theo đuổi nghề báo?
Khó khăn với tất cả phóng viên khi mới đi làm là nguồn tin. Những ngày đầu, tôi chưa có nhiều nguồn tin nên gặp khó trong khâu tìm kiếm đề tài. Lúc có đề tài rồi lại thiếu nguồn để cho mình những nội dung, ý kiến giá trị.
Thiết bị cũng là khó khăn mà tôi và nhiều anh chị em đồng nghiệp khác gặp khó ngày mới vào nghề. Báo chí hiện đại đòi hỏi phóng viên phải có khả năng làm đa phương tiện, không chỉ viết mà còn phải biết chụp, biết quay. Chiếc máy ảnh đầu tiên mà tôi có thuộc loại “đểu", nhưng cũng phải dành dụm và dốc hết tiền tiết kiệm mới mua được. Dù chất lượng không thực sự tốt nhưng nó giúp tôi hoàn thành những sản phẩm đầu tiên.  

PV: Làm thế nào để anh có thể ghi dấu ấn, tạo điểm khác biệt và nổi bật so với những phóng viên thể thao khác?
Bản thân tôi không nghĩ mình hơn các phóng viên khác mà tôi nghĩ bản thân mình có điểm mạnh và phải cố gắng mài sắc điểm mạnh đó là: cẩn thận và kỷ luật. Mỗi lần tác nghiệp dù ở sự kiện lớn hay nhỏ, tôi đều kiểm tra kỹ càng, chỉn chu trong mọi khâu, mọi công đoạn. Tôi luôn nhớ một câu trong cuốn sách mình từng đọc: Nếu  muốn giỏi việc gì đó thì bạn phải luyện tập nó đủ 10.000 giờ. Những năm đi làm thực tế, tôi được va chạm nhiều khiến bản thân trưởng thành rất nhanh. Tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống và làm việc, từng ngày phát triển và hoàn thiện kỹ năng tác nghiệp.
 
4
 
PV: Anh có thể chia sẻ về những kỷ niệm tác nghiệp đáng nhớ nhất?
Tôi không có thói quen nhớ về những gì mình đã đạt được, tôi thích nhớ về việc tôi không làm được. Năm 2019, tôi được đi các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất. Lúc đó, tôi ở miền Đông còn sự kiện diễn ra ở miền Tây và chỉ còn mấy tiếng nữa là bắt đầu sự kiện, giao thông ở đó rất khó đi. Sếp hỏi tôi có thể đi lấy tin sự kiện đó được không và tôi có rủ đồng nghiệp đi cùng nhưng không phóng viên nào đồng ý. Bởi, ở đất nước xa lạ đi lại khó khăn, tốn kém nên tôi đã không đi và sự lựa chọn đó khiến tôi nuối tiếc nhất đến bây giờ.
Không phải sự kiện ở miền Tây có gì đặc biệt mà thứ mình bỏ lỡ sẽ không bao giờ trở lại nữa cũng giống như cơ hội trong cuộc sống. Nếu mình không đi mình sẽ không biết điều gì đang chờ mình. Sau lần đó, có những cơ hội được đi xa tôi đều nhận nhiệm vụ lấy tin, viết bài và nhờ đó tôi đã được gặp rất nhiều người để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. 
5
PV: Anh chia sẻ rằng bản thân nhớ những lần thất bại hơn những lần thành công. Anh có thể chia sẻ lần tác nghiệp nào thất khiến anh nhớ nhất?
Năm 2022, tôi được giao nhiệm vụ phỏng vấn Joseph Schooling, VĐV bơi Singapore và cuộc phỏng vấn thất bại. Tìm mọi cách để được phỏng vấn Joseph là nhiệm vụ trọng tâm trong kỳ SEA GAMES 22 diễn ra tại Việt Nam. Thông qua mạng lưới nhà báo quốc tế, tôi tìm được số điện thoại người đại điện của Joseph để trao đổi nhưng chị ấy từ chối vì không muốn Joseph bị làm phiền trong thời gian chuẩn bị thi đấu. Tôi cho rằng đó là người đại diện từ chối chứ Joseph thì chưa chắc. Trước ngày thi đấu bộ môn Bơi của SEA GAMES 22, tôi đã lẻn vào khách sạn Joseph ở. Cậu ấy đã rất ngạc nhiên và nói nếu như tôi đến trước khi chị quản lý thông báo thì có thể anh ấy đã nhận lời.. Cuộc phỏng vấn Joseph Schooling thất bại. Đó là kỷ niệm về lần tác nghiệp thất bại mà tôi nhớ nhất.
PV: Trong quá trình tác nghiệp có nhân vật nào khiến anh nhớ mãi hay không?
Năm 2020, tôi có dịp phỏng vấn Đỗ Hùng Dũng. Lúc đó,  Dũng “chip" là một trong những cầu thủ tốt nhất của đội tuyển. Cậu ấy cũng là chủ nhân của Quả Bóng vàng Việt Nam năm đó.
Khi phỏng vấn, Hùng Dũng có chia sẻ: “Dũng được khuyên sau khi giải nghệ thì đừng nên làm bất cứ điều gì khác, người ta khuyên Dũng chỉ nên làm cầu thủ, hãy làm việc mình giỏi nhất và yêu nhất”. Tôi rất tâm đắc câu nói đó và đã dùng làm câu kết cho bài phỏng vấn của mình, chỉ làm điều mình giỏi nhất và yêu nhất thì mình sẽ làm tốt nhất. 
Tôi luôn lấy đó làm quan niệm công việc của mình. Làm báo nhiều năm không tránh khỏi những lúc áp lực, mệt mỏi. Thế nhưng ngược lại tôi thấy hạnh phúc vì tôi được làm điều tôi yêu thích, được đi nhiều nơi và học hỏi thêm nhiều điều mới.
6

PV: Theo anh, để trở thành một phóng viên thể thao, các bạn sinh viên cần chuẩn bị những gì?
Ở Viện Báo không chỉ đào tạo nền tảng kiến thức báo chí chắc chắn, tiếp cận đủ mọi loại hình báo chí như báo in, báo điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình… mà còn tạo điều kiện cho tôi được thực hành tác nghiệp rất nhiều trong các hoạt động của sinh viên như Tứ Hùng Cup, Liên Chuồng (Festival Báo chí Nhân văn), Báo chí hát… Tôi nghĩ việc được tiếp cận và thực hành nhiều thể loại báo chí giúp sinh viên sau khi ra trường có nền tảng kiến thức chắc chắn, nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển thành phóng viên đa phương tiện toàn diện.
Bên cạnh đó, Báo chí là ngành đầy thách thức, yêu cầu các bạn phải có tính cẩn thận, kỷ luật cao trong công việc. Đồng thời phải trau dồi, học hỏi các kỹ năng mềm, kỹ năng tác nghiệp và phải thật “chai mặt” thì mới có thể chịu áp lực và làm tốt công việc được giao.
Điều cuối cùng đó là yêu nghề và theo đuổi tận cùng sẽ giúp các bạn được tiếp thêm động lực sau này. 
Trân trọng cảm ơn anh!

Tác giả: Theo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây