Bấm để nhận tiền thưởng | game đánh chắn online đổi thưởng

   
Tin tức

Trò chuyện với thủ lĩnh Đoàn Trường Nhân văn nhân kỷ niệm 85 năm truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thứ năm - 24/03/2016 23:21
Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Nhà trường đã có dịp trò tuyện với TS. Trần Bách Hiếu, Bí thư Đoàn Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN về tình cảm của thầy đối với "người bạn" của thế hệ trẻ và những định hướng về chặng đường phát triển của Đoàn trường Nhân văn trong thời gian sắp tới.
Trò chuyện với thủ lĩnh Đoàn Trường Nhân văn nhân kỷ niệm 85 năm truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trò chuyện với thủ lĩnh Đoàn Trường Nhân văn nhân kỷ niệm 85 năm truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Tuổi trẻ Nhà trường: Thưa Thầy, Thầy có thể chia sẻ đôi chút cảm xúc của mình, khi “người bạn” mà Thầy đang gắn bó đón sinh nhật lần thứ 85 được không ạ?

Bí thư Trần Bách Hiếu: Cảm xúc trong Thầy hiện tại thực sự rất khó để diễn tả bởi sinh nhật năm nay của Đoàn là một sinh nhật đặc biệt. Một sinh nhật có trong đó bề dày truyền thống đầy tự hào, có sự chuyển mình rất mạnh mẽ và sự đổi mới trong tất cả các mặt để góp phần xây dựng đất nước và hướng đến đối tượng chính của Đoàn là thanh niên trong một bối cảnh mới đòi hỏi phát huy hết mức tinh thần cách mạng của thanh niên.

Bí thư Trần Bách Hiếu tham dự Hội nghị thanh niên tại Thái Lan năm 2016

Tuổi trẻ Nhà trường: Vậy lý do nào đã khiến Thầy gắn bó với Đoàn nói chung và phong trào Đoàn của Nhân văn nói riêng?

Bí thư Trần Bách Hiếu: Thầy bắt đầu tham gia Đoàn từ khi vào học đại học, khi ấy vì tinh thần xung phong nên được cô giáo chủ nhiệm và cả lớp bầu làm bí thư chi đoàn. Gần 10 năm gắn bó, trải qua nhiều vị trí, công việc khác nhau, hiện tại được tín nhiệm giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường. Trong ngần ấy năm gắn bó với Đoàn, bản thân Thầy cảm nhận được sự chuyển biến, vận động rất lớn từ sự thụ động, thờ ơ với xung quanh sang sự chủ động, tích cực hơn và đặc biệt là nhìn nhận được những giá trị đích thực mà Đoàn mang lại cho mình.

Khi tốt nghiệp, Thầy cũng đã làm một số công việc, trải qua một vài vị trí nhưng rồi không hiểu tại sao Thầy lại trở về với Nhân văn.Có lẽ đó là “duyên nợ” bởi lẽ Nhân văn là một môi trường rất đặc biệt, không giống với bất kỳ môi trường nào. Ở đó có những người Thầy có tâm, có tầm, có tài, mang lại nhiều bài học giá trị cho cuộc đời, ở đó có một tổ chức Đoàn Hội với những sinh viên năng động, sáng tạo, và hơn hết, ở đó có những điều tử tế mà hiếm môi trường nào có được. Chính những sự tử tế ấy đã thôi thúc Thầy gắn bó và cống hiến cho Nhân văn đến khi nào hết “lửa”.

Tuổi trẻ Nhà trường: Thầy có thể chia sẻ về một vài kỷ niệm trong môi trường học tập và phong trào Đoàn?

Bí thư Trần Bách Hiếu: Kỷ niệm mà đến bây giờ Thầy vẫn nhớ như in đó chính là khi được ngắm các anh chị cán bộ Đoàn trong những chương trình văn nghệ do Đoàn trường tổ chức. Hồi đó, trong kí túc xá Mễ Trì chưa xây dựng hội trường khang trang như bây giờ, cứ có chương trình văn nghệ là kéo nhau xuống đứng xem qua những ô cửa sổ vì trong hội trường chật kín. Lúc ấy thấy các anh chị biểu diễn thật tự tin và tuyệt vời, đặc biệt là anh Huy Cường và từ đó Thầy thần tượng anh Cường luôn (cười).

Đến dịp 8/3 của năm thứ hai Đại học, lớp tổ chức văn nghệ do các bạn nam thi và các bạn nữ làm giám khảo. Thầy định trốn không thi vì nghĩ rằng mình không thể hát nổi nhưng cuối cùng vẫn bị “tóm” lên.Đến cuối chương trình Thầy rất bất ngờ vì được các bạn nữ trao giải Nhất. Và từ đó Thầy tham gia văn nghệ của Khoa rồi của Trường đến tận bây giờ. Càng tham gia càng thấy mình tự tin hơn và sự tự tin đó chính là động lực cho Thầy tích cực tham gia vào nhiều công việc hơn nữa, tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm, trải nghiệm quý báu.

Tuổi trẻ Nhà trường: Đi qua một chặng đường không hề ngắn, Thầy tâm niệm điều gì khi gắn bó với Đoàn?

Bí thư Trần Bách Hiếu: Điều mà Thầy luôn tâm niệm khi hoạt động Đoàn đó chính là phải có sự hy sinh cho tập thể, sẽ không có một tập thể nào tồn tại được nếu như các thành viên trong đó không biết hy sinh cái tôi của bản thân để xây dựng, vun đắp cho tập thể. Bên cạnh đó, khi làm Đoàn Hội, chúng ta cần phải tạo dựng được một môi trường thật sự thân thiện, gần gũi với đoàn viên, sinh viên của chúng ta. Đó là tạo nên một môi trường công bằng cho tất cả mọi người. Đoàn Hội là môi trường học tập, rèn luyện về nhiều mặt cho đoàn viên sinh viên, vậy thì hãy để đoàn viên của chúng ta được tự do thể hiện sức sáng tạo, sự năng động của mình, mang đến cho họ thật nhiều cơ hội để được khẳng định bản thân cho dù có khó khăn, thậm chí là thất bại. Tuổi trẻ cần phải được trải nghiệm, phải được thất bại để nhận ra mình còn thiếu sót cái gì.Nếu như chỉ mãi thành công, chúng ta sẽ ngủ quên trên chiến thắng.

“Hãy đứng dậy và đi ra ngoài để trải nghiệm, các bạn sẽ nhận thấy những giá trị tốt đẹp”

Tuổi trẻ Nhà trường: Câu hỏi cuối cùng dành cho Thầy đó là Đoàn trường Nhân văn có định hướng như thế nào trong những năm tiếp theo để có thể xây dựng môi trường Đoàn thực sự là môi trường trải nghiệm, rèn luyện bản lĩnh của đoàn viên sinh viên và Thầy gửi thông điệp gì tới các bạn đoàn viên sinh viên Nhân văn?

Bí thư Trần Bách Hiếu: Về định hướng xây dựng và phát triển, với cương vị là thủ lĩnh cao nhất của tuổi trẻ Nhà trường, Thầy nhận thấy định hướng để xây dựng tổ chức Đoàn phát triển vững mạnh, thực sự trở thành môi trường rèn luyện, “người bạn đồng hành” cùng với đoàn viên sinh viên  trước hết phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có nhiệt huyết, tâm trong, trí sáng, bản lĩnh, xung kích đi đầu trong các nhiệm vụ, công việc. Đây phải là những người hết mình vì Đoàn, vì tập thể, có tinh thần xây dựng, phê phán và tự phê phán những biểu hiện tiêu cực xuất hiện trong tổ chức Đoàn. Tiếp theo đó là cần xây dựng những hoạt động, phong trào, công việc thực sự đi sát với nhu cầu thực tiễn của đoàn viên sinh viên. Tổ chức Đoàn chăm lo tận tình cho đoàn viên thì tất yếu đoàn viên sẽ đến với tổ chức Đoàn, và cứ thế, các giá trị chân thực sẽ lan tỏa vào cộng đồng và khẳng định được hình ảnh, vị thế của một tổ chức chính trị xã hội do Đảng và Bác Hồ sáng lập, rèn luyện.

Với các bạn đoàn viên sinh viên, Thầy muốn gửi tới một thông điệp, đó là: Hãy đứng dậy và đi ra ngoài để trải nghiệm, các bạn sẽ nhận thấy những giá trị tốt đẹp. Chúng ta còn trẻ và chúng ta còn phải tôi luyện bản thân mình.Bên cạnh nhiệm vụ chính là học tập, nghiên cứu, các bạn cũng cần phải tích cực tham gia vào các hoạt động để tích lũy cho mình những kỹ năng, những kinh nghiệm cần thiết.Có như vậy, chúng ta mới trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, không lo lắng khi bước ra cuộc đời.

Cảm ơn Thầy về những chia sẻ thú vị. Chúc Thầy mạnh khỏe, hạnh phúc và Đoàn trường luôn phát triển mạnh mẽ và trở thành người bạn đồng hành gần gũi với đoàn viên sinh viên.

Tác giả: Tuổi trẻ Nhà trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây