Ngôn ngữ
Tại buổi làm việc, PGS. TS Phạm Quang Minh đã giới thiệu về Bộ môn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế thuộc Khoa Quốc tế học, Trường ĐHKHXH&NV. Chuyên ngành này được thành lập theo Quyết định số 3086/QĐ-XHNV-TC do Nguyên Hiệu trưởng Nhà Trường ký ngày 22 tháng 12 năm 2014. Với việc mở chuyên ngành này, Khoa Quốc tế học (game đánh chắn online đổi thưởng ) là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành Nghiên cứu Phát triển Quốc tế. Theo dự kiến, chuyên ban Nghiên cứu Phát triển Quốc tế sẽ giảng dạy các môn học là Nhập môn Nghiên cứu Phát triển quốc tế, Kinh tế học Phát triển, An ninh con người, Hỗ trợ nhân đạo Quốc tế, Quản lý dự án phát triển, Các vấn đề toàn cầu, và Phát triển bền vững.
PGS. TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV) giới thiệu về Bộ môn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế
GS. Edward Lahiff bày tỏ mong muốn hợp tác với Trường ĐHKHXH&NV xây dựng Ngành Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDS) tại Việt Nam thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, xây dựng chương trình, đặc biệt là thiết lập thư viện và biên dịch các tài liệu cần thiết cho chuyên ngành IDS. Trước mắt, GS. Edward Lahiff và GS. Nicholas Chisholm sẽ tổ chức các khóa học về IDS nhằm chia sẻ các kinh nghiệm giảng dạy IDS với các cán bộ thuộc Bộ môn Nghiên cứu Phát triển Quốc tế, Khoa Quốc tế học.. Khóa học đầu tiên kéo dài một tuần (từ 21/3/2016-26/3/2016).
GS. Edward Lahiff giới thiệu về lịch sử của nghiên cứu phát triển quốc tế
Tại buổi thuyết trình đầu tiên, GS. Edward Lahiff giới thiệu tổng quan về lịch sử của nghiên cứu phát triển, các vấn đề phát triển, các mô hình đào tạo nghiên cứu phát triển trên thế giới, cũng như phương pháp và chương trình giảng dạy nghiên cứu phát triển tại Đại học Cork. Theo đó, nghiên cứu phát triển là một ngành khoa học xã hội đa ngành với mục tiêu là những vấn đề liên quan tới các nước đang phát triển. Trong lịch sử, nghiên cứu phát triển đặt trọng tâm lớn vào những vấn đề liên quan tới phát triển xã hội (như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, chính sách an sinh xã hội, nhân quyền) và kinh tế ( như tăng trưởng kinh tế, thay đổi cấu trúc, tăng trưởng thương mại, việc làm/thất nghiệp, vận tải, cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm). Phạm vi của nghiên cứu quốc tế có thể mở rộng ra những cộng đồng và khu vực nằm ngoài thế giới đang phát triển.
Nghiên cứu phát triển được giảng dạy theo cách thức khác nhau ở mỗi khu vực trên thế giới. Ở hầu hết Hoa Kỳ và Châu Âu lục địa, nghiên cứu phát triển gắn liền với nghiên cứu khu vực (nghiên cứu Mỹ Latin hay nghiên cứu Châu Phi) và được dạy tại các khoa hàn lâm truyền thống. Ở Châu Á và Châu Phi, nơi những thách thức phát triển được xác định rõ ràng và liên quan chặt chẽ với chính sách công, nghiên cứu phát triển gắn liền với những nỗ lực xây dựng nền kinh tế tập trung vào nhà nước, và thường được dạy tại các viện nghiên cứu phát triển (như ở Ấn Độ).
Quang cảnh buổi làm việc
Tại Đại học Cork, môn Nghiên cứu phát triển quốc tế được giảng dạy trong 12 tuần vào học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất. Trước mỗi buổi học, sinh viên được giao đọc trước tài liệu để thảo luận trên lớp. Các câu hỏi do giáo viên đặt ra trên lớp xoay quanh những vấn đề cơ bản của phát triển như khái niệm IDS, các biện pháp đo lường phát triển, giới và phát triển, chủ nghĩa thực dân, các lý thuyết phát triển và viện trợ. Ngoài ra, sinh viên có thể thực hiện các nghiên cứu độc lập về phát triển với nguồn tư liệu phong phú từ các tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành, các bài báo khoa học và website của những tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Viện trợ Ireland (thuộc Bộ Ngoại giao Ireland).
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam có thể là điểm đến phù hợp của nghiên cứu phát triển quốc tế và sẽ xây dựng cách thức riêng trong giảng dạy và đào tạo ngành này. Việt Nam đã có nhiều bước đi cải cách hiệu quả để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo để sớm chuyển mình từ một nước nông nghiệp sang một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy nghiên cứu phát triển quốc tế là hết sức quan trọng nhằm so sánh, đúc kết kinh nghiệm phát triển của các quốc gia khác vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
Tác giả: Trần Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn